mardi 9 septembre 2008

ÉCHANGE



LETTRE DE BERNARD UHODA


Cher Son,

J’ai lu votre traduction des poèmes de TON NU HY KHUONG avec l’intérêt le plus vif, celui d’une double reconnaissance : j’ai été touché par l’attention de votre envoi et je retrouve bien dans vos textes l’esprit vietnamien que j’ai cru pouvoir approcher pendant cinq années.


J’ai eu du plaisir à y retrouver un parfum de gravité mêlé à celui d’une « fraîche rose », ainsi qu’à la douceur d’une « allègre mélodie » (‘‘Ensemble dans la joie’’) et du « rivage du vieux temps » (‘‘Ensemble dans la tristesse’’). J’ai été séduit également par ces courtes invitations, détachées de toute pesanteur et attachées aux magies de l’instant et « d’une inconstance » (‘‘Évanescence’’). J’ai apprécié encore l’entremêlement de la joie et de la tristesse, dans lequel le profane que je suis reconnaît la philosophie du yin et du yang ainsi qu’un comble de sagesse : le partage de la tristesse et celui de la joie sont tous deux une joie supérieure (‘‘Ensemble’’). Outre l’évocation sensible de l’amour proprement dit, celui de la femme-Muse (‘‘Ensemble’’) comme celui de la Muse-femme (‘‘Il reste un amour sincère’’), j’ai aimé enfin cette recherche permanente de la concorde, du vivre-ensemble, « ce peu d’affection » qu’il nous faut à la fois préserver en nous et diffuser autour de nous (‘‘Tant qu’on se voit’’) ; cette recherche traverse la plupart des poèmes et le recueil lui-même comme les titres en témoignent (par exemple, ‘‘Entre nous’’, ‘‘Ensemble dans la joie’’, ‘‘Ensemble dans la tristesse’’, ‘‘Ensemble’’, ‘‘Tant qu’on se voit’’, ‘‘Amitié’’, ‘‘Gratitude’’).


Au-delà de ce bonheur à vous lire, je sens aussi que vos textes stimulent une réflexion sur la langue et sur la poésie. Je conçois les difficultés de toute traduction, a fortiori de poésie, et qui plus est de poésie vietnamienne. Il me semble, pour autant que je puisse en parler et vous pardonnerez mes errements, que la langue vietnamienne plus qu’une autre est propice à la poésie en ce qu’elle laisse du jeu entre les mots. C’est bien le rôle du poète de s’y engouffrer ; il est le plongeur qui repêche les sens tombés entre les mots. Par ailleurs, la langue vietnamienne est plus concise que la langue française, elle n’en a pas le décorum analytique, par exemple ses articles, prépositions et affixes. Sa syntaxe au premier chef est différente. Si elle semble plus imprécise que la langue française, c’est sans doute qu’elle ressemble davantage à la vie. Tout entière inscrite en situation, elle sollicite davantage encore le contexte. Elle ambitionne l’adéquation d’un esprit à un moment, elle est précise dans l’instant. Je sens ce lien étroit avec la vie dans vos traductions et c’est pourquoi j’admire aussi leur effort de resserrement et de fluidité, dont j’imagine aisément qu’il garde aux textes originaux toute la force de leur impact.


Contentement du cœur et réflexion sur la langue, oui, mais c’est encore une sagesse que vous éveillez en nous. Les poèmes et vos traductions ont indéniablement une portée éthique. La quête d’un équilibre entre la vie personnelle et la vie sociale y est sans cesse manifestée, de même que la poursuite d’un sens à cette vie, entre l’éphémère et le durable, les maux et les bonheurs, l’évanescent et le sensible, le moi et l’autre, « la recherche de la vérité et du mystérieux » (‘‘Tant qu’on se voit’’). La poésie dit de depuis des millénaires ce que la science découvre aujourd’hui : que le souci de l’autre, le besoin d’affection, la nécessité de la vie sociale pourraient bien être présents dans nos gènes, inscrits dans notre psycho-physiologie, imprimés comme un poème dans nos corps, que ceux-ci sont moins individuels qu’on le laisse trop souvent croire et, finalement, que la compassion est une intelligence animale et, partant, humaine. En tous coins et à tous vents, la poésie répète cela comme une respiration nécessaire. Dans ce genre littéraire, souplesse et puissance d’évocation vont de pair et j’ai l’impression que la poésie vietnamienne, par la nature de sa langue et celle de son esprit, y ajoute un supplément de suggestivité, tel que l’ont par exemple recherché les symbolistes belges et français en assouplissant précisément une syntaxe et une logique françaises par trop contraignantes, aux fins non pas d’exprimer des correspondances entre éléments éloignés mais bien, comme dans vos textes, de célébrer un réel complexe concentré en un point de la nature. Selon la poésie et pour peu qu’elle tende à l’explorer, la vérité n’est ni dans l’espace, ni dans le temps, elle est dans le mystère de l’esprit et l’ivresse du partage (‘‘Tant qu’on se voit’’).


Le plaisir d’abord ressenti est ainsi augmenté, renouvelé d’un double prolongement, linguistique et philosophique. C’est ce que j’aime en poésie et c’est pourquoi j’aime la vôtre. Bien sûr, celle du poète TON NU HY KHUONG, mais la vôtre également, car seul un poète authentique peut traduire avec efficacité de la poésie, qu’il faut comprendre de l’intérieur. Je vous remercie du fond du cœur et j’ai encore du bonheur à rendre aux textes le dernier mot : « Un seul souffle de vent léger » (‘‘Donation’’) court-circuite le temps et le réel. Dans l’accomplissement perpétuel d’ « une durée toute brève » (‘‘La vie éphémère’’) comme dans l’intense moment d’ « une vie de cent ans » (‘‘Amitié’’), tout est double – duel et duo –, tout est incertitude et vérité, puisqu’il n’y a que l’amour et que, seul à compter, l’amour échappe à tout calcul : « Dans l’amour, on ne compte pas pertes et gains » (‘‘Dette d’amour’’).



Votre jeune frère en poésie,

Bernard Uhoda *

( BRUXELLES - 09 . 09 . 2004 )



* Professeur belge

Conseiller pédagogique

AUF / Antenne de HCM-Ville



Thư của Bernard Uhoda gởi Thân Trọng Sơn

--------------------------------------------------------------


Anh Sơn thân mến,



Tôi đọc bản dịch của anh (dịch thơ Tôn Nữ Hỷ Khương) thích thú vô cùng, thích thú vì 2 điều tâm đắc : Cảm động trước sự ân cần của anh và tìm thấy trong tuyển tập cái hồn Việt mà tôi tưởng đã có thể tiếp cận trong vòng 5 năm qua.



Tôi vui mừng tìm lại được một hương thơm trang nhã lẫn với mùi hương của một “đóa hồng tươi” cũng như với sự nhẹ nhàng của một “khúc nhạc vui” (Ensemble dans la joie / Vui cùng nhau) và của “bến sông xưa” (Ensemble dans la tristesse / Buồn có nhau). Tôi cũng bị mê hoặc bởi những mời gọi ngắn ngủi , trút bỏ tất cả ràng buộc để gắn bó với những sự diệu kỳ của “cái khoảnh khắc “ và “cái biến thiên” (Évanescence”/ Lẽ vô thường). Tôi còn đánh giá cao sự hòa hợp giữa niềm vui và nỗi buồn, trong đó kẻ ngoại đạo là tôi đã nhận thức được triết lý âm dương cũng như đỉnh cao của trí tuệ: chia buồn với nhau và góp vui cùng nhau đều tạo nên một niềm vui lớn hơn (Ensemble / Bên nhau) . Ngoài việc nhớ tới tình yêu với nghĩa hẹp của nó – “cái tình chân thật gởi người tri âm’’(Ensemble / Bên nhau), cũng như cái mối chân tình ràng buộc với Nàng Thơ (Il reste un amour sincère/ Còn mối chân tình) , tôi còn yêu thích sự miệt mài - chắt chiu - tìm kiếm một sự hòa hợp, một cuộc –sống-cùng-nhau , ‘’một chút tình thương ấy” mà chúng ta cần phải vừa giữ lại trong ta, vừa ban phát ra khắp chung quanh ta (Tant qu’on se voit / Còn gặp nhau).



Tôi bắt gặp sự kiếm tìm ấy qua hầu hết các bài thơ mà ngay tựa đề của tuyển tập cũng như tựa đề của từng bài cũng đủ minh chứng ( thí dụ Entre nous / Nói với nhau, Ensemble dans la joie/ Vui cùng nhau, Ensemble dans la tristesse / Buồn có nhau, Ensemble/ Bên nhau, Tant qu’on se voit / Còn gặp nhau, Amitié / Chút tình tri kỷ, Gratitude / Tạ tình…)



Ngoài niềm vui được đọc thơ dịch của anh, tôi còn cảm thấy những bài dịch của anh đã khiến tôi suy nghĩ về ngôn ngữ và thơ ca. Tôi hiểu rằng việc dịch thuật ắt phải gặp nhiều khó khăn, huống chi dịch thơ, mà lại là thơ Việt. Trong chừng mực mà tôi có thể lạm bàn và nếu anh bỏ qua những sai lầm của tôi, thì, theo tôi, hình như tiếng Việt thích hợp với thơ ca hơn bất cứ một ngôn ngữ nào khác, nhờ sự biến hóa của ngôn từ. Vai trò của nhà thơ là ngụp lặn trong từ ngữ. Nhà thơ là người thợ lặn sẽ vớt cái ý nghĩa rớt rơi trong từ ngữ lên. Mặt khác, tiếng Việt súc tích hơn tiếng Pháp. Tiếng Việt không có nhiều những mẹo luật có tính phân tích của tiếng Pháp, chẳng hạn như mạo từ, giới từ và các từ tố . Trước tiên và trên hết, cú pháp tiếng Việt khác hẳn. Nếu nó có vẻ như không chính xác bằng tiếng Pháp, thì đó chẳng qua là vì nó giống với cuộc sống nhiều hơn. Ngôn ngữ tiếng Việt phản ánh đầy đủ moat tình huống nhưng đòi hỏi phải tìm hiểu thêm qua ngữ cảnh. Nó tìm kiếm moat sự hòa hợp toàn hảo và chính xác của tâm hồn ở moat thời điểm nhất định.



Tôi cảm nhận được mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống ấy trong các bài dịch của anh, do đó tôi cũng ngưỡng mộ mọi cố gắng làm cho bản dịch được cô đọng và lưu loát khiến cho tôi dễ dàng nghĩ rằng bản dịch đã hoàn toàn lột hết ý của bản gốc.



Anh đã khơi gợi sự thỏa mãn của tâm hồn và sự suy tưởng về ngôn ngữ . Vâng, nhưng anh còn đánh thức nơi người đọc một sự khôn ngoan đúng mực nữa. Những bài thơ gốc và những bài dịch đều có khuynh hướng đạo đức, đó là điều không thể chối cãi. Trong tìm kiếm sự cân đối hài hòa giữa đời sống cá thể và đời sống xã hội, khuynh hướng đó không ngừng biểu lộ, giống như sự đeo đuổi một ý nghĩa cho cuộc đời nầy, giữa sự phù du và sự bền vững, giữa đau khổ và hạnh phúc , giữ cái vô thường và cái cảm nhận được , giữa cái tôi và tha nhân, sự kiếm tìm chân lý và lẽ huyền vi (Tant qu’on se voit / Còn gặp nhau) v.v… Từ nhiều thiên niên kỷ trước, thơ ca đã nói đến cái mà ngày nay khoa học mới phát kiến : rằng sự lo lắng cho tha nhân, nhu cầu được yêu thương , sự cần thiết của đời sống xã hội đều có thể hiện hữu trong “gien” của chúng ta, lưu lại trong tâm sinh lý của chúng ta, khắc ghi như một bài thơ vào trong cơ thể chúng ta, rằng những cái ấy ít cá biệt hơn người ta vẫn tưởng , và cuối cùng, rằng lòng trắc ẩn là một sự thông minh của loài vật, và do đó cũng là của loài người. Ở khắp mọi nơi thơ ca đều nhắc đi nhắc lại điều đó như một hơi thở cần thiết. Trong thể loại văn học nầy, sự uyển chuyển và sức mạnh trong gợi tưởng luôn song hành với nhau và tôi có cảm tưởng rằng thơ ca Việt nam, do tính chất riêng biệt về ngôn ngữ và về tinh thần của nó, còn có một đặc tính phụ là tính gợi cảm, như các nhà thơ Bỉ và Pháp thuộc phái tượng trưng vẫn tìm kiếm để mong làm cho cú pháp và “lôgíc” (vốn rất bó buộc) được linh hoạt hơn, mục đích không phải là để diễn đạt được những tương ứng giữa những yếu tố cách xa nhau , mà là để ca tụng một hiện thực phức tạp cô đọng trong một vấn đề của bản chất, như thể hiện trong các bài dịch của anh.



Tùy theo thơ ca và chỉ cần thơ có khát vọng vươn tới sự khám phá chân lý thì chân lý không ở trong không gian, cũng không ở trong thời gian. Chân lý ở trong sự huyền nhiệm của tinh thần và ở trong sự mê say được chia sẻ (Tant qu’on se voit/ Còn gặp nhau)



Thế là sự thích thú tôi cảm thấy lúc ban đầu đã tăng lên, tươi mới hơn bởi một sự phát triển mang tính vừa ngôn ngữ vừa triết học. Đó là điều tôi thích trong thơ ca và cũng chính vì vậy mà tôi thích thơ anh. Tất nhiên là thơ của Nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, nhưng cũng là thích thơ anh luôn, bởi lẽ phải là thi sĩ đích thực thì mới có thể dịch thơ có hiệu quả, vì phải hiểu được cái ẩn chứa bên trong của bài thơ. Tôi cám ơn anh tận đáy lòng và xin phép được hoan hỉ nói thêm một lời : Một cơn gió nhẹ thoảng qua (Donation / Hãy cho nhau ) đã làm chập mạch thời gian và hiện thực. Trong sứ mệnh thực hiện không ngừng nghỉ một “khoảnh khắc ngắn ngủi”( La vie éphémère/ Phù sinh) cũng như một “khoảnh khắc đáng kể” trong “cuộc sống trăm năm” (Amitié / Chút lòng tri kỷ ), tất cả đều có tính “nhị phân”, tính kép - tương phản và tương đồng – tất cả đều thiếu xác thực và tất cả đều là chân lý , bởi vì chỉ có tình yêu là đáng kể , chỉ tình yêu mới vượt ra ngoài mọi toan tính :

“Tình yêu ai tính thiệt hơn “ ( Dettes d’amour / Nợ tình )



Bạn thơ của anh,

Bernard Uhoda *



* Giáo sư BỈ

Cố vấn Sư phạm

Hiệp Hội Đại học Pháp ngữ

TP HO CHI MINH


( Bản dịch : TƯỜNG VŨ )




Aucun commentaire: