vendredi 23 janvier 2009

LE VIEUX LETTRÉ





Chaque année quand fleurissait le pêcher

On revoyait le vieux lettré

Qui étalait encre de Chine et papier pourpre

Sur le trottoir des rues passantes.



Nombreux sont ceux qui demandaient une calligraphie

Et, avec des louanges, s’extasiaient

Quelle légèreté de main pour dessiner ainsi des traits

Tels le vol du dragon, la danse du phénix !



Mais ils se font rares d’année en année

Òu sont-ils maintenant, les clients d’autrefois ?

Le papier triste perd son éclat

L’encre s’ épaissit dans l’encrier peiné.



Le vieux lettré est toujours là, assis,

Dans la rue, on ne le remarque guère,

Sur le papier tombent les feuilles jaunies,

Dans l’air flotte la brume légère.



Cette année refleurit le pêcher

Sans qu’on retrouve le vieux lettré

Ô gens des jours d’antan,

Òu sont vos âmes à présent ?



Traduction de THÂN TRỌNG SƠN

1 / 2009






ÔNG ĐỒ



Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua



Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay



Nhưng mỗi năm, mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu



Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay



Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ ?





VŨ ĐÌNH LIÊN

( 1913 – 1996 )



jeudi 22 janvier 2009

LES SABOTS EN BOIS D’ ÉRYTHRINE



Je souhaite que ma vie

soit une paire de sabots en bois

couchés sous tes pieds

passant par des chemins raboteux

s’informant auprès des graviers brisés

portant l’amour sur le dos

n’ayant rien à craindre

même sur les allées couvertes de rosée

avec les jambes fatiguées

tu t’arrêtes à une auberge au coin du quartier

par un temps si beau

ça vaut la peine

de faire l’ école buissonnière



Je souhaite que mon cœur

soit une jolie lanière de sabot

attachant tes orteils

volant à merveille



L’humanité fabrique des bombes ailées

j’entre en compétition avec des sabots de rêve

demandant à chaque demeure

d’ouvrir la porte du cœur.



Et je t’emmènerai dans toutes les régions

en quête des sabots de bois pour les enfants

Confectionner des chaussures avec de la peau écorchée

tant ça fait mal aux animaux des forêts !

Tes orteils roses n’ étant plus serrés,

Tu sentiras, des ailes d’oiseau, la vie s’envoler.



Traduction de THÂN TRỌNG SƠN



GUỐC VÔNG



Ước chi đời anh là đôi guốc vông

nằm dưới chân em

qua đường gập ghềnh

hỏi thăm từng bầy đá vỡ

cõng tình trên lưng đâu còn e sợ

dù lối đi về cỏ ướt dốc sương

em có mỏi chân

quán dừng góc phố

trời đẹp hôm nay bỏ học cũng đành


Ước chi lòng anh là quai guốc xinh

buộc ngón chân em

bay bỗng tuyệt trần




Và anh sẽ đưa em đi khắp mọi miền

xin cho trẻ con từng đôi guốc mộc

lột da làm giày thú rừng đau xót

khi ngón chân hồng

không còn bó chặt

em sẽ nghe đời vỗ nhẹ cánh chim

Loài người đang làm nghìn bom có cánh

ta sẽ đua đời bằng đôi guốc mộng

đi gọi từng nhà

mở cửa trái tim.



PHAN NHƯ






LA BALLADE D’UN CAFÉ



La fille est là, faisant son travail scolaire

Je fais une tasse mélangée d’un peu de vent

Qui soufflerait doucement mes peines en l’air

Tu es si mignonne avec ton sourire charmant.


La musique se fait entendre aux sons légers

Tu n’es sans doute pas amateur de disco

Dans le lointain résonnent tes pas égarés

Sur une branche solitaire perchent des oiseaux.


Bien des années durant j’errais en aventure

Tu restes toujours là, pleine d’une candeur pure,

Je n’oserais pas ajouter des gouttes amères

Que tes jeunes années ne s’attristent guère.


Le jour s’ éteint – l’oiseau s’enfuit vers la ville

Sous tes pieds menus verdissent des rues tranquilles

Et moi, je vends toujours du café au vent

Que mes peines disparaissent en s’envolant.



Traduction de THÂN TRỌNG SƠN




TÌNH CA

CỦA MỘT QUÁN CÀ PHÊ



Cô bé khi không vào quán học bài

Tôi pha cà phê thêm vào chút gió

Để nhọc nhằn vỗ nhẹ tình bay

Em có nụ cười dễ thương chi lạ.


Tôi mở nhạc vừa âm thanh thầm lặng

Hẳn là em không ưa lắm disco

Nên chân nhịp còn lơi ngoài xa vắng

Chim trong vườn về đậu nhánh bơ vơ


Tôi đã trót hơn nửa đời phiêu lãng

Em ngây thơ đậu nhánh sầu đời

Tôi đâu dám pha thêm nhiều cay đắng

Có chi đâu mà năm tháng ngậm ngùi.


Ngày tắt nắng chim bay về cuối phố

Phố sẽ xanh thêm mấy dặm hài

Tôi vẫn bán cà phê pha với gió

Để nhọc nhằn vỗ nhẹ cánh tình bay.



PHAN NHƯ





C’EST DÉJÀ SI BEAU DE SE RENCONTRER DANS LA VIE




Le printemps, même sans une robe de soie

à tes pieds une fleur jaune éclose tu vois

les brins de lumière le jour m’apporte

que la vie soit limitée, peu m’importe !


Sur la route du soir automnal jonchée de feuilles mortes

les travées du pont se dissimulent dans la brume

dans l’air ,les cheveux au gré du vent flottent

peu m’importe, que la vie soit pleine d’amertume !


Peu m’importe la vie limitée

c’est déjà si beau de se rencontrer dans la vie

peu m’importe la vie tourmentée

en plein cœur un sourire rose fleurit.


Merci pour une journée ordinaire

les sabots de bois frappent l’allée familière

pour les doigts roses merci également

les premiers rayons caressent le firmament.



Traduction de THÂN TRỌNG SƠN



SỐNG MÀ GẶP NHAU

ĐÃ ĐẸP VÔ CÙNG



Mùa xuân dù không áo lụa

chân em nở rộ hoa vàng

ngày cho ta từng cọng nắng

dù đời hữu hạn

nào có can chi



Mùa thu đường chiều rụng lá

cầu phai mấy nhịp mù sương

trời bay tóc người lộng gió

dù đời cay đắng

nào có can chi


Nào có can chi đời hữu hạn

sống mà gặp nhau đã đẹp vô cùng

nào có can chi đời lận đận

giữa trái tim ta có nụ cười hồng


Xin cám ơn một ngày bình thường

guốc mộc đi về hè phố quen thân

xin cám ơn tay hồng những ngón

tia nắng ban đầu vỗ nhẹ thinh không


PHAN NHƯ



mardi 20 janvier 2009

PARFUM SECRET



Les fenêtres des deux maisons au bout de la rue

Ne sont jamais fermées – on ne sait pas pourquoi

Les deux amis étaient jadis de la même classe

Le pamplemoussier derrière la maison exhale une douce senteur.


Cachant une gerbe de fleurs dans son mouchoir,

La fille avec hésitation passe à la maison voisine

Là, quelqu’un va aller au front demain

Là, quelqu’un va partir loin demain.


Ils sont assis, en silence, ne sachant que dire

Les yeux se cherchent soudain puis se détournent

Qui aurait osé une fois parler !

Le parfum des fleurs de pamplemoussier trouble le cœur

Lui n’ose pas demander, la fille n’ose pas donner

Seul le parfum, doux et léger,

Ne pouvant être caché, continue à s’exhaler.


La fille, telle la gerbe de fleurs silencieuse,

Recours au parfum secret pour exprimer son amour

Tu es indifférent, tu ne sais pas,

Mais je suis venue à toi, me voici, tu vois...


Et suivant chaque mouvement de son souffle

Ce parfum pénètre son cœur jusqu’au fond

Il part, le parfum le suivra partout

Toujours sans rien dire, ils se séparent,

Mais le parfum secret accompagne toujours celui qui part.



Traduction de THÂN TRỌNG SƠN

10 / 2008



HƯƠNG THẦM


Cửa sổ hai nhà cuối phố
Chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ
Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa


Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Bên ấy có người ngày mai đi xa


Họ ngồi im chẳng biết nói chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi
Nào ai đã một lần dám nói!
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh chẳng dám xin, cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm, thanh tao
Không giấu được cứ bay dịu nhẹ


Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thầm nói hộ tình yêu
Anh vô tình, anh chẳng biết điều!
Tôi đã đến với anh rồi đấy…


Và theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường hương sẽ theo đi khắp
Họ chia tay, vẫn chẳng nói điều chi
Mà hương thầm theo mãi bước người đi.


PHAN THỊ THANH NHÀN








vendredi 16 janvier 2009

NHẦM LẪN TRONG MỘT BÀI VIẾT CỦA TẠP CHÍ BAVH



Lời nói đầu: BAVH, viết tắt của “Bulletin des Amis du Vieux Huế”, tạp chí của những người bạn của cố đô Huế, do Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế) chủ trương.Hội nầy thành lập vào cuối năm 1913, đặt trụ sở tại tòa Thơ Viện trong Thành Nội Huế (xây dựng năm 1908 đời vua Duy Tân, qua đời vua Khải Định được đổi thành “Bảo tàng Khải Định” rồi sau đó lại đổi thành “Tàng Cổ Viện” và hiện nay mang tên “Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế”, số 3 đường Lê Trực, Thành Nội Huế). Điều hành Hội là một nhóm chuyên gia lỗi lạc người Pháp và người Việt mà trụ cột là Linh mục Léopold Cadière(1869 – 1955), Léonard Aurousseau,thầy dạy học của Vua Duy Tân, và Albert Sallet, bác sĩ. Ngoài ra còn phải kể Léon Sogny, L. Dumoutier, R. Orban, Nguyễn Đình Hòe,’ phó’ chưởng giáo (Hiệu phó) trường Hậu Bổ, Ưng Trình, quan Tư Nghiệp (Hiệu phó) trường Quốc Tử Giám, Henri Cosserat, học giả.


Với lòng yêu mến và ngưỡng mộ đặc biệt đối với Cố đô Huế, với khát vọng muốn tìm hiểu cặn kẽ và phổ biến sâu rộng lịch sử của kinh thành cổ kính đồng thời bảo tồn những đền đài, cung điện, di tích v.v.. hội đã dày công tìm tòi, nghiên cứu những công trình về chính trị, tôn giáo, văn học và nghệ thuật …có liên quan đến cung đình Huế và vùng phụ cận. Trong 121” tập san của Hội Đô Thành Hiếu Cổ (nay gọi là “Tập san của những người bạn của Cố đô Huế” /”Tập san của những người bạn của Huế xưa”): Bulletin des Amis du Vieux Hué” mà Linh mục Léopold Cadière là tổng biên tập, với tổng cọng khoảng 13.000 trang bài viết, 2800 phụ bản và 700 bảng khắc đen trắng hoặc màu, hội chẳng những đã giới thiệu kiến trúc của các cung điện trong thành nội, những đặc điểm của các lăng tẩm, những lễ lớn như “Tế Nam Giao”, mà còn giới thiệu cả nghệ thuật sống của người dân Huế trong các nhà rường, những nhà vườn, những ngôi chùa cổ kính, những cảnh đẹp như Sông Hương, Núi Ngự, những xóm làng thơ mộng như Vĩ Dạ,Kim Long, …

Có thể nói, “Tập san những người bạn của Cố đô Huế là một tủ sách quí – rất quí- cho những ai muốn tìm hiểu mọi mặt về Cố đô Huế.



Léopold Cadìere

Trong một công trình đồ sộ và giá trị như vậy, lại để xảy ra một nhầm lẫn trầm trọng, đáng trách.

Sai lầm bắt đầu từ việc hiểu ý nghĩa một câu ca dao truyền tụng trong dân gian sau khi nhà Tây Sơn bị diệt vong:

Gái đâu có gái lạ lùng,

Con vua lại lấy hai chồng làm vua.

hoặc:

Gái đâu có gái lạ đời,

Con vua lại lấy hai đời chồng vua

Cuối đời Hậu Lê, con vua ở đây hẳn là ám chỉ nàng công chúa con vua Lê Hiển tông.Còn hai đời chồng vua chắc là muốn nói một đời chồng là vua Tây Sơn, còn đời chồng thứ hai là vua sáng lập nhà Nguyễn. Vậy nàng công chúa ấy là ai? Để tìm câu trả lời, trước hết ta hãy đọc bài viết của tác giả Phạm Việt Thường, thư ký Tòa Khâm Sứ, đăng trong “Bulletin des Amis du Vieux Hué” tập 4/năm 1941, nhan đề là :

“Les Caprices du Génie des Mariages ou l’extraordinaire destinée de la Princesse Ngọc Hân”.

Tạm dịch :”Sự Oái oăm của Nguyệt Lão hay số phận lạ kỳ của Công Chúa Ngọc Hân”

Trích từ trang 371 đến 373 sách đã dẫn:

Après avoir remporté victoire sur victoire, NGUYEN-HUE se fit couronner Empereur sous le titre de période de QUANG-TRUNG (1788). De Princesse, NGOC-HAN devint Impératrice. Mais comme la gloire et le bonheur ne durent pas, le règne de QUANG-TRUNG fut assez bref. En l’année nham-ty (1792), il fut enlevé par une maladie, et NGOC-HAN, devenue veuve, se cantonna dans son palais pour pleurer son défunt mari et y enterrer sa beauté.


NGUYEN-QUANG-TOAN fils du premier lit de QUANG-TRUNG, succédé à son père, sous le nom de règne de CANH-THINH En raison du jeune âge de CANH-THINH le pouvoir royal fut confié aux grands mandarins formant le Conseil de Régence, lesquels cherchèrent à se nuire les uns aux autres et à servir leurs propres intérêts, au mépris de la raison et de la justice. Sous le règne du bon plaisir, la population se lamentait, d’où cette chanson populaire :

« Souhaitons que le vent du Sud souffle plus tôt, pour que le Seigneur

Nguyen fasse voile vers la capitale ».


Les partisans des Tay-Son, eux-mêmes, se découragèrent, prêts à faire volte-face, à la première occasion.

Au courant de cet état d’esprit, GIA-LONG en profita pour attaquer

Phu-Xuan (Hué) (1801). L’Empereur CANH-THINH âgé alors de 19 ans,

s’enfuit vers le Nord. Avec la perte de la capitale du Thuan-Hoa (Hué),

commença le déclin du règne des Tay-Son

La nouvelle de la défaite des troupes Tay-Son et de la fuite de CANHTHINH fut un coup de foudre pour NGOC-HAN qui se sentit désormais abandonnée à la merci du Seigneur Nguyen.


Une nuit, à la lumière blafarde de sa lampe, NGOC-HAN vit un homme

robuste et de belle prestance se diriger vers elle et la saluer.

Elle trembla devant cette apparition et risqua une question :

— Guerrier des Nguyen que me voulez-vous ?

— Rien, répondit l’interlocuteur en souriant, n’ayez pas peur. Le

guerrier des Nguyen est aussi un homme, et il peut être plus humain

qu’un guerrier des Tay-Son

Comme NGOC-HAN gardait le silence, il ajouta :

— Quoiqu’il arrive, Reine, ce palais est à vous.

— Mais, Seigneur, ce palais n’est plus qu’une geôle pour moi, répliqua

NGOC-HAN Et elle se mit à pleurer. Dans sa douleur elle apparut au guerrier dans toute la splendeur de sa beauté.

Pour respecter sa douleur, le guerrier inconnu lui adressa quelques paroles de consolation et se retira.


Après une nuit d’insommie, NGOC-HAN se réveilla, complètement abattue, au milieu des cris joyeux des oiseaux. Il lui semblait entendre encore les hurlements des troupes qui avaient attaqué la citadelle. Elle avait l'âme en peine et négligeait sa toilette. Tout à coup elle vit se

diriger vers elle un homme portant les insignes royaux ; elle reconnut le guerrier inconnu de la veille. C’était NGUYEN-ANH lui-même.

Elle se leva et s’excusa de son erreur.

GIA-LONG sourit et dit:

- Vous êtes bien matinale aujourd’hui.

- Sire, je n’ai pas dormi de toute la nuit, répondit NGOC-HAN.

- Vous êtes une brave Reine. Mais sachez que malgré les changements, la nation annamite ne changera pas. Consolez-vous, ne souffrez

plus. Ces palais vous appartiennent toujours.

- Sire, je vous remercie de vos paroles, mais.... Et NGOC-HAN

laissa sa phrase inachevée dans un sanglot de larmes douloureuses.....

Un jour, au cours d’une audience royale, le Grand Eunuque LE-VAN

DUYET présenta à NGUYEN-ANH les observations suivantes :

- Nous avons remporté la victoire, mais nos ennemis ne se tiennent pas pour battus. Il n’est pas admissible que vous vous laissiez séduire

par cette femme au point de vouloir laisser inachevée une oeuvre poursuivie

depuis de nombreuses années. Que Votre Majesté m’en excuse,

mais malgré sa grande beauté cette femme n’en était pas moins l’épouse

d’un ennemi. Les belles femmes ne manquent pas, et il ne faut pas que

votre réputation soit entachée pour une affaire de femme. Je demande à Votre Majesté de réfléchir.

NGUYEN-ANH sourit, et répondit avec calme :

- Vous avez raison. Les belles femmes sont nombreuses, mais si aucune d’elles ne me plait ? NGOC-HAN était la femme d’un rebelle. C’est

simplement une appellation méchante. NGOC-HAN est une femme comme une autre, une femme digne d’être aimée et respectée, et je suis sûr qu’on n’en trouverait pas une deuxième dans le monde. Après l’avoir connue,

je ne veux aimer aucune autre femme. Pendant 24 ans de lutte, je n’ai jamais failli une minute à mon devoir de chef, malgré les dangers courus.

Soyez sûr que je ne vais pas aujourd’hui, pour une femme, renoncer à ma mission. L’amour est l’amour, et cela n’a rien de commun ni avec

le but élevé que je poursuis ni avec ma volonté d’y arriver. La postérité ne reprochera pas à un Roi d’avoir aimé, et certainement vous et la Cour non plus.

Devant la fermeté du Seigneur Nguyen la Cour s’inclina, et NGOC HAN trouva dans son nouvel amour l’oubli du passé.

En l’année 1802, NGUYEN-ANH fut proclamé Empereur sous le titre

de règne de GIA-LONG.

De son vivant l’Empereur LE-HIEN-TON avait commandé en Chine

du bois ouvré et sculpté pour la construction d’un bâtiment. La livraison de la commande étant arrivée après sa mort, le fournisseur la fit

acheminer sur Hué. GIA-LONG, pour faire plaisir à NGOC-HAN fille de

LE-HIEN-TON accepta ce bois, avec lequel il fit élever, dans la cité impériale,

un grand édifice qui serait, dit-on, le palais Can-Chanh actuel.

Aujourd’hui les rares passants qui s’arrêtent devant la maison de culte de QUANG-OAI QUAN-CONG et de THUONG-TIN QUAN-VUONG

seuls rejetons de NGOC-HAN avec GIA-LONG, ne peuvent s’empêcher de pousser un soupir en voyant ce temple en ruine, qui tend à disparaître

avec le temps.


Tạm dịch:


….Sau khi giành hết thắng lợi nầy đến thắng lợi khác, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung (1788). Từ Công chúa, Ngọc Hân trở thành Hoàng hậu. Nhưng vinh quang và hạnh phúc không bền, triều đại Quang Trung quá ngắn ngủi.Năm Nhâm Tý (1792)Hoàng đế lâm bệnh và băng hà và Ngọc Hân trở thành góa bụa,bà tự giam mình trong cung để khóc thương người chồng quá cố và để chôn vùi nhan sắc của mình.


Nguyễn Quang Toản, con của bà Chánh cung lên kế vị vua cha, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Vì Cảnh Thịnh còn nhỏ tuổi nên quyền hành nằm trong tay các phụ chính đại thần. Những vị nầy luôn tìm cách hãm hại lẫn nhau và chỉ phục vụ cho quyền lợi riêng tư của họ, không màng gì đến lẽ phải và công lý. Dưới triều đại nầy trăm họ ta thán, cho nên mới có câu ca dao:


Lạy trời cho chóng gió nồm,

Để cho chúa Nguyễn giong buồm thẳng ra.


Ngay chính binh lính Tây Sơn cũng chán nản, sẵn sàng trở cờ khi có cơ hội.

Lợi dụng thới cơ, Gia Long tấn công Phú Xuân (Huế) (năm 1801), Hoàng đế Cảnh Thịnh lúc đó 19 tuổi , trốn chạy ra Bắc hà. Mất kinh đô Thuận Hóa (Huế), triều đại Tây Sơn bắt đầu suy sụp.




Vua Quang Trung


Cái tin Tây Sơn bại trận và Cảnh Thịnh bỏ trốn quả là tin sét đánh ngang tai. Ngọc Hân cảm thấy kể từ đây bà đã bị bỏ rơi, phó mặc cho chúa Nguyễn định đoạt.

Một đêm kia, dưới ánh đèn vàng vọt, Ngọc Hân trông thấy một người đàn ông oai phong lực lưỡng tiến đến chào bà . Sự xuất hiện đột ngột đó khiến Bà run sợ nhưng Bà cũng đánh bạo hỏi:

- Hỡi chiến binh Nguyễn, ngươi muốn gì ?

Người kia mỉm cười trả lời :

- Không muốn gì cả, xin Lệnh Bà đừng sợ. Lính Nguyễn cũng là người, có khi còn nhân từ hơn lính Tây Sơn nhiều.

Thấy Ngọc Hân im lặng, người đó nói thêm:

- Thưa Hoàng hậu, dù có xảy ra chuyện gì đi nữa, dinh nầy vẫn là của Lệnh Bà.

- Nhưng thưa ngài, dinh nầy bây giờ đối với tôi chỉ là một nhà tù mà thôi, Ngọc Hân đáp và bật khóc.

Người quân nhân kia nhận thấy khi Bà đau khổ sắc đẹp của Bà càng nổi bật nét lộng lẫy hơn.Tôn trọng sự đau khổ của Bà, người quân nhân lạ mặt an ủi thêm mấy câu rồi kiếu lui.


Sau một đêm mất ngủ, Ngọc Hân thức dậy giữa tiếng chim hót . Bà hoàn toàn kiệt sức. Bên tai Bà như còn văng vẳng tiếng reo hò của những toán quân tấn công vào kinh thành. Quá đau buồn, Bà cũng chẳng thiết gì đến chuyện trang điểm. Bỗng Bà nhìn thấy một người đàn ông trong trang phục hoàng gia đang tiến lại gần. Bà nhận ra đó là người quân nhân lạ mặt đêm qua. Chính là Nguyễn Ánh. Bà đứng lên xin lỗi về sự nhầm lẫn hôm trước.

Gia Long mỉm cười nói:

- Hôm nay lệnh bà dậy sớm quá.

Ngọc Hân đáp: -“ Thưa Chúa thượng, suốt đêm qua tôi không hề ngủ được chút nào cả”

- Lệnh Bà quả là một vị Hoàng hậu dũng cảm. Xin Lệnh Bà biết cho rằng dù có gì thay đổi đi nữa, đất nước An nam vẫn chẳng đổi thay. Xin Lệnh Bà khuây khỏa, đừng buồn nữa. Cung điện nầy vẫn thuộc về Lệnh Bà mà.

- Thưa Chúa thượng, thần thiếp xin cảm ơn Chúa thượng đã đoái thương, tuy nhiên….Ngọc Hân bỏ lửng câu nói, khóc nức nở….

Một hôm trong buổi thiết triều viên Tổng quản Thái giám Lê Văn Duyệt tâu trình :”Chúng ta đã thắng trận nhưng không phải kẻ thù đã tự coi như chúng đã thua đâu.Nếu Bệ hạ để cho người đàn bà ấy quyến rũ khiến cho sự nghiệp theo đuổi từ bao nhiêu năm nay phải dang dở thì không thể nào chấp nhận được. Cúi xin Bệ hạ tha tội, người đàn bà kia dẫu có đẹp tuyệt trần chăng nữa cũng chỉ là vợ của kẻ địch. Phụ nữ đẹp trên đời đâu có thiếu gì. Đừng để cho thanh danh của Bệ hạ bị hoen ố vì chuyện đàn bà . Cúi xin Bệ hạ minh xét.



Vua Gia Long


Nguyễn Ánh mỉm cười bình thản trả lời:

- Khanh nói có lý.Phụ nữ đẹp rất nhiều, nhưng nếu trẫm chẳng thích ai cả thì sao? Nói Ngọc Hân là vợ của một kẻ phản nghịch chỉ là một cách nói độc ác.Ngọc Hân là một phụ nữ như bao phụ nữ khác, xứng đáng được yêu và được kính trọng, và trẫm tin chắc rằng chẳng thể tìm đâu ra một người thứ hai trong đời. Sau khi quen biết bà ta, trẫm không muốn yêu bất cứ phụ nữ nào khác. Trong suốt 24 năm tranh đấu, cho dù gặp bao hiểm nguy, trẫm không hề có phút nào xao lãng nhiệm vụ chủ soái của trẫm. Khanh hãy yên tâm. Hôm nay trẫm sẽ không vì một người đàn bà mà từ bỏ nhiệm vụ của trẫm đâu. Tình yêu là tình yêu, chẳng can dự gì đến mục đích tối thượng mà trẫm theo đuổi, cũng chẳng liên quan gì đến quyết tâm đạt cho được mục đích đó của trẫm. Hậu thế sẽ chẳng có ai chê trách một ông vua vì ông ta đã yêu đâu, và tất nhiên khanh cùng triều đình cũng thế.

Trước sự cương quyết của chúa Nguyễn, triều đình đành nhượng bộ và Ngọc Hân đã tìm quên quá khứ trong tình yêu mới.

Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long.

Lúc sinh thời vua Lê Hiển tông có đặt mua bên nước Tàu gỗ đã được gia công và chạm trỗ, dự định xây một tòa nhà. Sau khi nhà vua băng hà hàng mới được giao và được chuyển tiếp vào Huế. Để làm đẹp lòng Ngọc Hân – Công chúa con vua Lê Hiển tông – Gia Long đã nhận số gỗ nầy và cho xây ngay trong hoàng thành một cung điện lớn mà người ta cho rằng đó là điện Cần Chánh bây giờ.

Hiện nay, những người bộ hành hiếm hoi khi dừng chân trước đền thờ Quảng Oai quận công và Thường Tín quận vương - hai người con của Ngọc Hân và Gia Long -không khỏi buông tiếng thở dài khi thấy ngôi đền đã đổ nát, đang dần dần biến mất theo thời gian.”


Sự thực chuyện nầy như thế nào? Công chúa Ngọc Hân có làm vợ Nguyễn Ánh hay không?

Theo sử sách, vua Lê Hiển tông gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ năm 1786. Đến năm 1789 sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) phong Ngọc Hân làm Bắc cung Hoàng hậu.Bà có hai con với Nguyễn Huệ là công chúa Ngọc Bảo và hoàng tử Quang Đức. Năm 1792 vua Quang Trung đột ngột băng hà. Hoàng hậu Ngọc Hân viết bài văn tế và bài “Ai Tư Vãn” để tỏ nỗi đau khổ và tiếc thương vô hạn đối với người chồng anh hùng yểu mệnh. Vua Quang Trung mất, con của bà Chính cung Hoàng hậu là Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi, tức là Cảnh Thịnh hoàng đế. Năm 1799 Ngọc Hân mất dưới triều Cảnh Thịnh. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng hậu. Quan Lễ bộ Thượng thư nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đã phụng chỉ soạn 5 bài văn tế :


- 1 bài viết cho vua Cảnh Thịnh

- 1 bài viết cho các công chúa con vua Quang Trung

- 1 bài viết cho bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền , mẹ của Ngọc Hân

- 1 bài viết cho các tôn thất nhà Lê

- và 1 bài cho họ ngoại ở làng Phù Ninh, Bắc Ninh

để đọc trước linh sàng Hoàng Thái hậu.


Những bài văn tế nầy đã được tìm thấy trong “Dụ Am Văn Tập” của Phan Huy Ích và được Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm công bố trên tạp chí Tri Tân vào năm 1943.

Như vậy rõ ràng Ngọc Hân đã từ trần tại Phú Xuân dưới triều vua Cảnh Thịnh,bằng chứng hùng hồn là 5 bài văn tế đã nói ở trên

*

* *

Công bố của Hoa Bằng đã xóa tan nhiều giả thuyết cho rằng sau khi nhà Tây Sơn mất, Ngọc Hân đã đem hai người con đi trốn, trà trộn trong dân chúng một thời gian, sau đó bị phát giác và bị giải về Huế chịu cực hình.

Bài tường thuật của Phạm Việt Thường đăng trên tập san Đô Thành hiếu cổ đã phạm phải một nhầm lẫn tai hại bởi đã vô tình biến một công chúa tài hoa và chung tình thành một phụ nữ tầm thường khiến cho , trong suốt một thời gian dài, lòng tôn kính vị hoàng hậu của nhà vua anh hùng đã có công đánh đuổi mấy chục vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi và sự ngưỡng mộ một văn tài đã góp vào kho tàng văn học nước nhà những áng văn diễm tuyệt , lòng tôn kính và sự ngưỡng mộ ấy đã bị sút giảm một cách oan uổng!

Một người vợ - mà lại là vợ của một vị vua anh hùng – đã viết được mấy câu sau đây (trong “Ai Tư Vãn”) thì không thể dễ dàng xuôi tay đầu hàng để làm vợ kẻ thù được:


- Quyết liều mong vẹn chữ tòng,

Trên rường nào ngại, giữa giòng nào e.

Còn trứng nước thương vì đôi chút,

Chữ thâm tình chưa thoát được đi….

(Ý nói nếu không vì hai đứa con còn bé dại thì Bà đã treo cổ hoặc tự trầm mình để trọn tình trọn nghĩa với vua Quang Trung).


Không thể cho rằng tác giả bài báo nói trên đã viết truyện hư cấu, vì đây là một bài báo chứ không phải là tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết tác giả có quyền hư cấu, có thể thay đổi cả sự thật lịch sử , như trường hợp cuốn tiểu thuyết “L’An Nam” xuất bản mấy năm trước đây chẳng hạn. Tác giả - một nhà văn trẻ người Pháp – đã viết về chuyện hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh theo Giám mục Bá Đa Lộc ( Pigneau de Béhaine) qua Pháp cầu viện.


Hoàng Tử Cảnh


Trong phần cuối truyện tác giả viết rằng vị hoàng tử bé nầy đã chết bệnh trong cung điện Versailles, Paris. Sự thật lịch sử hoàn toàn không phải thế nhưng đọc truyện nầy độc giả chỉ mĩm cười chứ không bực mình vì biết đó là tiểu thuyết. Mà một bài báo thì khác với một chuyện tiểu thuyết, nhất là bài báo đó lại được đăng trong một tập san rất uy

tín, điều hành bởi một nhóm chuyên gia uyên bác có khát vọng tìm hiểu và phổ biến những giá trị văn hóa cung đình của Huế xưa. Bài báo đó không thể xem là một truyện dã sử được. Cho dù là truyện dã sử thì cũng không thể cẩu thả và dễ dãi đến nỗi vô tình làm tổn thương đến một vị công chúa -danh nhân của lịch sử- như thế được.

Chúng tôi nghĩ rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn đáng tiếc mà thôi. Nhưng do đâu mà có nhầm lẫn ấy?


Có hai kiến giải chính:

1)- Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi nghe câu ca dao

Gái đâu có gái lạ lùng,

Con vua lại lấy hai chồng làm vua

(bài báo nói trên ghi là Số đâu có số lạ đời/Con vua lại lấy hai đời chồng vua, theo thiển ý câu nầy nên là :Số đâu có số lạ lùng/Con vua lại lấy hai chồng làm vua thì nghe thuận tai hơn vì 2 lẽ, một là không lập lại chữ “đời”, hai là không ai dám cả gan gọi con vua là “gái”, nhưng đó lại là chuyện khác, không phải chủ đích của bài nầy)thì người đương thời nghĩ ngay rằng câu ca dao ấy ám chỉ công chúa Ngọc Hân lấy Quang Trung (vua Tây Sơn) trước, sau đó lấy Nguyễn Ánh (vua Gia Long nhà Nguyễn) với suy diễn rất tự nhiên rằng thông thường trong lịch sử hay xảy ra sự kiện những kẻ thắng trận khi chiếm giang sơn của địch thủ rồi thì bao giờ cũng giết đàn ông và chiếm vợ đẹp của họ lấy làm tì thiếp . Cái tên Ngọc Hân Công chúa được nhiều người biết đến nên hễ nghe nói con vua lấy hai đời chồng đều là vua thì cho rằng ấy là Ngọc Hân chứ còn ai nữa?


2)- Minh Vũ Hồ Văn Châm, trong bài viết “Công chúa Đông đô, hoàng hậu Phú Xuân, nàng là ai?” đăng trong Giai Phẩm Tây Sơn xuân Mậu Dần , đăng lại trong trang web Chim Việt Cành Nam đã cho biết rằng năm 1988 ông đã chính mắt được đọc môt đoạn trong cuốn sách Hoàng triều ngọc phả, bản quốc ngữ do Tôn nhơn phủ biên soạn và ấn hành dưới triều vua Thành Thái. Đoạn sách ấy thuộc chương nói về Quảng Oai công và Thường Tín Quận vương con vua Gia Long, đã ghi rõ ràng rằng mẹ đẻ của hai hoàng tử đó là Công chúa Ngọc Hân, con vua Lê Hiền tông. Thấy quá lạ lùng, tác giả đã tìm hiểu kỹ mới vỡ lẽ ra rằng bản quốc ngữ do Tôn nhơn phủ biên soạn được dịch từ bản Hán văn cũng của Tôn nhơn phủ mà ra; bản chữ Hán nầy , trong chương nói về Quảng Oai công và Thường Tín Quận vương, đã viết rằng mẹ của các hoàng tử nầy là Công Chúa Lê Ngọc, con vua Hiển tông nhà Hậu Lê. Tác giả Hồ Văn Châm cho biết trong các văn bản cổ chép bằng Hán tự người viết không bao giờ nêu rõ tục danh, cho nên khi thấy chép là Công chúa Lê Ngọc , con vua Hiển tông nhà Hậu Lê thì những người phiên dịch đã chủ quan dịch nhóm chữ “Công chúa Lê Ngọc, con vua Hiển tông’’ thành “Công chúa Lê Ngọc Hân, con vua Hiển tông”. Do quá chủ quan nên mới nẩy sinh ra điều phi lý là Ngọc Hân đã chết từ 1799, đến 1802 còn đâu nữa mà lấy Nguyễn Ánh để sau đó sinh ra 4 người con với vua Gia Long?


Vậy người ấy là ai ? Người ấy chính là Công chúa Lê Ngọc Bình, em của Công chúa Ngọc Hân, và là chính cung hoàng hậu của vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản. Khi Quang Toản bị Gia long đánh bại phải bỏ Phú Xuân mà chạy ra Bắc thì hoàng hậu Ngọc Bình kẹt lại Phú xuân. Nguyễn Ánh say mê sắc đẹp của Ngọc Bình nên lập Bà làm Đệ tam cung. Theo sách “Nguyễn Phúc Tộc thế phả” do Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phước tộc biên soạn, nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 1995 thì Công chúa Lê Ngọc Bình sinh ngày 22/1/1785 , năm 1802 vào hầu Thế tổ, được phong làm Tả cung tần, bà mất ngày 10/10/1810, tặng là Đức phi…Bà sinh được 2 hoàng tử và 2 hoàng nữ: trưởng nam là Quảng Oai công Nguyễn Phúc Quân, con thứ là Thường Tín quận vương Nguyễn Phúc Cự, trưởng nữ là An Nghĩa công chúa Ngọc Ngôn , thứ nữ là công chúa Ngọc Khuê… (Vậy là Ngọc Bình làm vợ Quang Toản năm 1795 tức là lúc bà 10 tuổi, “hơi bị sớm” , nhưng trong lịch sử nước ta những sự tảo hôn tương tự trong hoàng tộc cũng đã từng xảy ra, chẳng có gì là lạ lùng khó hiểu : thí dụ như vào đời nhà Lý, Trần Thủ Độ đã ép gả Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh lúc cả hai người đều chỉ mới 7, 8 tuổi !).


Chúng tôi nghiêng về kiến giải của Minh Vũ Hồ Văn Châm để giải thích tại sao có sự “bé cái nhầm” trong bài báo của BAVH : đó là do sự tùy tiện và thiếu tính cẩn trọng khách quan của nhóm dịch giả Tôn nhơn phủ.

Còn đối với quảng đại quần chúng thì nhầm lẫn là do họ chỉ biết đến Ngọc Hân mà không biết (hoặc ít biết) đến Ngọc Bình. Còn nữa: nhắc đến vua Tây Sơn là họ nghĩ ngay đến Quang Trung mà không nhớ gì đến Quang Toản, bởi vì sự nghiệp của Quang Trung so với sự nghiệp của Quang Toản khác nhau một trời một vực, cho nên nghĩ đến vua Tây Sơn có hoàng hậu là công chúa con vua Lê Hiển tông tức thì người ta nhớ ngay đến Ngọc Hân , điều đó hoàn toàn không có gì lạ.

Sau khi nhà Tây Sơn bị tuyệt diệt, tất cả mọi di tích và tài liệu đều bị xóa bỏ hoặc cấm tàng trữ, nên việc nghiên cứu thân thế và sự nghiệp của các nhân vật thời Tây Sơn gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn và do đó kết quả đạt được thường thiếu chính xác, khácquan.Chẳng hạn như chỉ viết về cái chết của công chúa Ngọc Hân thôi mà đã có rất nhiều giả thuyết. Nào là Ngọc Hân đi trốn rồi bị bắt đem về Phú xuân hành hình, nào là Ngọc Hân uống thuốc độc tự tử, nào là Ngọc Hân chết bệnh ở quê ngoại v.v… Hai năm trước đây, báo Thanh niên còn công bố đơn của cháu 5 đời của công chúa Ngọc Hân là ông Nguyễn Đình Kiu-lúc đó 70 tuổi- xin tân tạo phần mộ của công chúa và của mẹ Bà là Nguyễn Thị Huyền ở Bãi Cây Đại, đầu làng Nành, xã Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội). Những cơ quan có trách nhiệm của nhà nước đã đến tận nơi điều tra, xác nhận sự kiện hài cốt ba mẹ con công chúa được đem về cải táng ở đấy là đúng sự thật và có hứa hẹn sẽ tạo dựng ngay tại địa điểm ấy “một hình thức xứng đáng” (ý nói xây đền, xây đài tưởng niệm gì đó), không biết bây giờ đã thực hiện chưa. Đó là chuyện của các nhà khoa học, cũng như tìm hiểu đầu đuôi ngọn ngành về cái chết của công chúa Ngọc Hân và hai người con của Bà là việc của các nhà viết sử và các nhà Huế học.


Trong phạm vi bài nầy, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng một tập tài liệu quí giá như “Tập san của những người bạn Cố đô Huế “ mà cũng không phải là không sai sót, lại là sai sót nghiêm trọng, nói chi đến bao nhiêu sách giáo khoa lịch sử khác không được soạn khách quan, chính xác và trung thực, thì cái sai sẽ truyền hết đời nầy sang đời khác, há chẳng tội nghiệp cho thế hệ con cháu chúng ta hay sao?

Thân Trọng Thủy