mardi 30 décembre 2008

CUNG ĐÀN XƯA






Có thể nói Dalat là thành phố đi ngủ sớm. Sáu tháng mùa mưa sáu tháng mùa khô, mưa thì ẩm, khô đi kèm với lạnh, nhiệt độ bình quân trên dưới 20 độ, rồi hết sương mù lại gió buốt. Những thứ này giữ chân cư dân Thành phố Hoa ở trong nhà vào ban đêm. Bảy giờ đóng cửa trong, tám giờ khóa cửa ngoài. Sinh hoạt gia đình chủ yếu diễn ra trong nhà, ít người có thói quen đi ăn ngoài. Cưới hỏi, tiệc tùng thường mời vào buổi trưa, nếu có buổi tối thì cũng đón khách 17h, nhập tiệc 18h, hơn bảy giờ là đã ai về nhà nấy. Mà không ăn uống, tiệc tùng thì làm gì, đi đâu. Đi học ( ngoại ngữ, bổ túc văn hóa ) ? trễ nhất 20h30 là tan lớp. Mua sắm ? Chợ lớn chợ nhỏ đóng cửa, thưa thớt vài cửa hàng ở khu trung tâm, còn siêu thị là một trong BA KHÔNG của thành phố theo ghi nhận của khách từ xa đến. ( Hai thứ kia là không có xe xích lô và không có tín hiệu giao thông đèn xanh đèn đỏ ). Chiếu bóng ? Chỉ còn một rạp ở Khu Hòa Bình và một hai rạp mini gì đó. Ca nhạc ? Xuân thu nhị kỳ có các đoàn nơi khác đến, biểu diễn ở … Sân Vận động.


Và như thế dân Dalat ban đêm ở trong nhà và đi ngủ sớm. Nhưng du khách thì không. Mỗi ngày hàng trăm đến hàng ngàn người từ muôn nơi đổ về, con số này có thể lên đến cả chục ngàn vào những dịp lễ lạc, hội hè, Tết nhất. Họ đến để chia sẻ với hai trăm ngàn cư dân thành phố này cái hạnh phúc được sống trong yên bình thinh lặng, trong mát lạnh dịu êm, với rừng thông đồi cỏ, với thác nước vườn hoa, với rau xanh trái ngọt. Và tất nhiên buổi tối họ không thể nhốt mình trong các phòng khách sạn chờ đến sáng hôm sau mới tiếp tục rong chơi. Nhưng xem chừng nếu không muốn làm bạn với chén rượu cốc bia, họ không có nhiều lựa chọn cho lắm. Mênh mang sương khói một chút thì có thể tản bộ dạo chơi quanh bờ hồ Xuân Hương hay lang thang trên các đường phố khu trung tâm, đi dăm phút đã về chốn cũ. Phiêu linh ngẫu hứng thì tìm một quán bar khiêu vũ, rải rác đâu đấy ở Bùi Thị Xuân, Hồ Tùng Mậu hay ngay dốc Lê Đại Hành; tuy nhiên hoạt động này chưa là ưa thích của số đông. Muốn ấm lòng đêm khuya thì trở lại Khu Chợ Đêm ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, lối dẫn vào Chợ Lầu, nơi đây khách có thể lai rai ba sợi hoặc tìm lại hương vị đậm đà quê hương ba miền đều có cả. Những người hơi khó tính lại không chịu vì ăn ngon đâu chỉ cần thức ăn mà còn phải có chỗ ngồi tốt, bát dĩa sạch, khung cảnh thích nghi và cả người cùng ăn tâm đầu ý hợp.


May ra còn một sinh hoạt có thể nhận được sự đồng thuận của nhiều người : đi hát. Đúng thế, hát và nghe hát là một nhu cầu có thật của mọi người, cho dù là người trẻ, người không còn trẻ, người sắp già, người sẽ già, người không bao giờ già. Có lẽ vì lý do này mà nơi đây các quán karaoke tiếp tục mọc như nấm sau cơn mưa. Không tập trung lại một khu vực như ở Nha Trang hay Đà Nẵng, nơi Thành Phố Mù Sương , loại hình sinh hoạt này có thể tìm thấy ở mọi nơi, giữa thênh thang đại lộ, nơi đầu đường góc phố, vào hẻm, xuống dốc, quán nhỏ, bình dân, nhà lớn, biệt thự hẳn hoi, sang trọng, tìm đâu cũng thấy, đi đâu cũng gặp. Nhưng muốn hát và nghe hát cho thật “ sướng”, cho bõ công thực hiện chuyến đi, cho hợp với nhịp sống từ tốn an hòa , với phong cách nhàn nhã lịch thiệp của Phố Núi thì phải chịu khó đi tìm các quán cà phê ca nhạc, tốt nhất là qua giới thiệu của người đã biết. Qua Hai Hà Trưng, đi chậm lại để nhìn kỹ vì mặt tiền hơi hẹp, khuất lấp giữa những nhà khác. Sang phía Dinh Bảo Đại, đường nhỏ không ánh điện, nhìn lên đồi thông. Lên dốc ga, dọc theo đường lớn rẽ vào hẻm nhỏ. Đâm vào con đường trước cổng Khách sạn Palace, tiến vào thật sâu, có đoạn tối tăm một chút, quanh co một chút, đi mãi, đi mãi sẽ thấy lối ra ở … chân đèo Prenn, đường lên Cáp Treo. Men theo khuôn viên Đài Truyền Hình, vòng vèo uốn lượn, đi giữa hàng thông lấp loáng đứng trong im, cành lá in như đã lặng chìm. Và còn nữa, còn nữa, hãy tìm, sẽ gặp. Tất cả những quán này đều giống nhau ở một điểm là không hề quảng bá thương hiệu trên đài trên báo, không tờ rơi áp phích, bảng hiệu không lớn, không giăng đèn kết hoa xanh đỏ tím vàng. Hữu xạ tự nhiên hương, ai biết thì đến.


CUNG ĐÀN XƯA là một địa chỉ trong số đó. Bên ngoài, mái tranh hình chóp, đơn giản, thân thiện. Vào trong, không gian vòng tròn, mời mọc, ấm cúng. Bàn ghế được bố trí thuận tiện cho cặp đôi tâm sự, tốp nhỏ thân quen hay nhóm đông đoàn tụ , khỏi mất công di chuyển, đổi dời. Khách quen khách lạ đều được chủ nhân chào hỏi ân cần, gởi lại một tờ giấy nhỏ để khách tự ghi yêu cầu bài muốn hát hay muốn nghe. Khu vực khách ngồi này được bố trí cao hơn một chút so với nơi biểu diễn, phải chăng điều này cũng đã thể hiện thái độ tôn trọng khách ? Cà phê, nước giải khát, bia rượu, thứ gì cũng được, không có khách hàng khó tính ở đây. Họ đã đến ( từ thành phố này hay từ xa, rất xa ) và họ sẽ hát ( một bài hay nhiều bài ). Ai đó đã nói làm văn nghệ có khi lại thích hơn là xem văn nghệ. Cho nên họ sẽ hát. Không có màn hình chạy chữ nên người hát thuộc lời sẽ dễ dàng thể hiện hơn, còn không thì có sẵn tập nhạc để trên giá đỡ, vừa nhìn vừa hát cho thêm tự tin, thoải mái. Chẳng có gì ngần ngại vì ở đây không có hội đồng thẩm định, không có bình chọn xếp hạng được thua. Chỉ có tiếng vỗ tay, chỉ có lời tán thưởng, động viên, khích lệ. Nào có can chi đời hữu hạn, Sống mà gặp nhau đã đẹp vô cùng. Gặp nhau để hát cho nhau nghe như thế này thì càng tuyệt vời biết mấy.


Từ khu vực khách ngồi, không gian của giao hòa và đồng điệu, bước xuống bốn bậc cấp là khoảng trống đủ rộng để khi cần khách có thể tự nhiên mời nhau nhẹ bước nhịp nhàng theo tiếng nhạc, dìu dặt trong tiếng đàn, thả hồn mình trong tận cùng chia sẻ. Lùi thêm chút nữa là ô vuông sân khấu nhỏ, ánh sáng ấm dịu làm nổi bật phông nền bên sau là cảnh rừng thông và thấp thoáng mấy ngôi biệt thự. Thông và biệt thự, nét chấm phá vẽ nên đặc trưng của Dalat được chủ nhân nhốt vào đây, khiến khách vào thấy ngay là mình đang đến với phố trong rừng, với rừng trong phố, như Dalat đã từng là, như Dalat phải là. Và đây mới là không gian của cảm xúc và sáng tạo. Một chút bất ngờ cho khách lần đầu vào quán khi thấy chủ nhân lịch thiệp ân cần hồi nãy thong thả bước vào không gian này và biến thành ca sĩ.


Chỉ cần nhìn cô nhẹ nhàng ngồi lên chiếc ghế cao, mắt hướng về người nghe, tin cậy, thân tình, tay ôm đàn ghi ta, khẽ gãy vài hợp âm của khúc dạo đầu một bản nhạc là thấy ngay được rằng cô yêu cuộc chơi này vô cùng. Yêu vô cùng nên cô mới khoan hòa nhũn nhặn, hóa giải mọi bất bình hờn dỗi của một số khách khi quán đông người mà ai cũng muốn lên hát, chờ lâu rồi sao không thấy mời. Yêu vô cùng nên cô mới kiên nhẫn dịu dàng những đêm vắng khách, dù chỉ dăm ba người nhưng chủ và khách vẫn thay nhau cùng hát đến tận nửa khuya. Yêu vô cùng nên khi cô vừa cất tiếng gởi gió cho mây ngàn bay, giọng cao vút và ngân dài, thì ngay lập tức người nghe cảm nhận được rằng cô đang gởi ai tiếng hát ngất ngây tâm hồn. Tiếng hát đó tung tăng bay nhảy từ mênh mang Đoàn Chuẩn, rạt rào Phạm Duy, qua khắc khoải Nguyễn Ánh 9, sang trọng Cung Tiến, đến tự tình Lê Uyên Phương, thanh thoát Văn Cao, và có thể len đến cả rong rêu Phú Quang. Cô không chọn dòng nhạc tủ, bài ca ruột. Có ai tắm hai lần một chỗ trên dòng sông, tùy hoàn cảnh và tâm trạng, tùy đối tượng đang nghe, cô để cho cảm xúc dẫn dắt nhưng lúc nào cũng hát với cả tâm hồn. Ngay cả khi cô lạc đường vào tình sử My heart will go on, Unchained melody hay Donna donna ( lời tiếng Anh ) thì cô vẫn giữ được những cảm xúc và sáng tạo của mình. Giờ đây, với lợi thế là cô giáo giảng dạy ngôn ngữ này, cô có thể hiểu được tình và ý của bài hát để thể hiện với cách phát âm chuẩn, không chút ngập ngừng, ngọng nghịu. Tuy thế vẫn có bài cô thích hát hơn. Đóa Hoa Vô Thường chẳng hạn. Bài này kén người hát và chọn người nghe. Người yêu nhạc đã từng nghe ĐHVT qua tiếng hát của Khánh Ly, Trịnh Vĩnh Trinh, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Cẩm Vân, Mỹ Tâm hay giọng nam của Nguyễn Hữu Thái Hòa, chàng kỹ sư ở Canada, ca sĩ chỉ hát nhạc Trịnh. Hãy thử một lần nghe Hồng, ca sĩ của Cung Đàn Xưa. Với bài này, cô sẽ rời ghế ngồi và cây đàn quen thuộc để chọn tư thế khác. Bởi cô sẽ hát không chỉ với làn hơi chất giọng mà với tất cả con người. Cô vận dụng, tận dụng cả ngôn ngữ hình thể : chân di chuyển, tay đẩy đưa, với rộn ràng của tóc, lung linh của mắt, rạo rực của môi. Có thế mới thể hiện được bài hát này, dài như một trường ca, với bốn phân đoạn xâu chuỗi như một liên khúc. Và tất nhiên là hát trên nền nhạc. Hiệp, chàng nhạc công đến từ Hải Phòng, rất điệu nghệ múa đôi tay mười ngón lướt, vuốt, trượt, chuồi, ấn, nhấn, gõ, đập trên phím đàn, lúc thì đệm cho tiếng hát, lúc thì thênh thang độc tấu ở những chuyển đoạn giữa hai phân khúc. Và cứ thế, người đàn và người hát dìu đỡ nhau, tôn vinh nhau qua những xử lý tài tình và tinh tế các chuyển đổi liên tục của âm giai, nhịp điệu, tiết tấu, từ 6/8 thong dong nhàn nhã, tìm em, tôi tìm, tìm em, tôi mời…qua 2/4 hân hoan hớn hở từ nay tôi đã có người, từ nay tôi đã có tình… Gần mười phút thăng hoa như thế cho đến đoạn kết thúc, tiếng đàn Hiệp trong khúc chuyển nhạc mạnh mẽ vừa lắng đọng thì giọng ca Hồng êm dịu khoan thai ngân lên Từ đó hoa là em/ Một sớm kia rất hồng/ nở hết trong hoàng hôn/ Đợi gió vô thường lên/ Từ đó em là sương/ Rụng mát trong bình minh/ Từ đó ta là đêm/ nở đóa hoa vô thường. Thính phòng lặng im, người nghe lâng lâng cảm xúc, chợt thấy mình đong đưa giữa hai miền hư thực, giữa hai bờ Không – Có, Có – Không.




Vâng, cà phê ca nhạc CUNG ĐÀN XƯA là như thế. Một không gian của giao hòa và đồng điệu, của cảm xúc và sáng tạo, có khi ngẫu hứng nhưng vẫn rất mực chân tình. Hồng, cô ca sĩ chủ quán, cô chủ quán ca sĩ là như thế. Đằng sau lòng tận tụy của nghề dạy học và nỗi đam mê của nghiệp ca hát là tấm lòng của một công dân lương thiện và có trách nhiệm, muốn mang đến cho mọi người một sinh hoạt giải trí thư giãn lành mạnh, đóng góp một chút gì cho hình ảnh của một thành phố văn hóa du lịch. Chỉ có điều là khung cảnh đó, con người kia không hề quảng bá thương hiệu trên đài trên báo, không tờ rơi áp phích, bảng hiệu không lớn, không giăng đèn kết hoa xanh đỏ tím vàng. Hữu xạ tự nhiên hương, ai biết thì đến. Nhưng nếu không biết, chưa biết, sao không thử tìm một lần. Lấy điểm mốc là Cây xăng Kim Cúc, chắc ai cũng biết vì ở ngay ngõ vào thành phố, đi ngược về đường Trần Hưng Đạo, chạy thẳng mãi cho đến Sở Điện Lực, rẽ phải là đường Khe Sanh, đi vào đó khoảng hơn năm trăm mét là đến Vườn Hoa – Khách sạn Minh Tâm. Cung Đàn Xưa nằm trong khuôn viên cơ sở này, ngay cổng vào.


THÂN TRỌNG SƠN

12/2008


Đã đăng báo DOANH NHÂN SAIGON CUỐI THÁNG,
số tháng 2/2009







lundi 22 décembre 2008

RECOMMANDATIONS DE LA MÈRE




Je perdis mon père à l’âge de deux ans,

Ma mère m’aimait trop pour se remarier,
Cultivant le mûrier, élevant des vers-à soie, tissant la toile,
Elle m’a nourri jusqu’à ce que je devienne grand.
Vingt années sont passées, je me le rappelle encore,
J’avais alors cinq ans,
Un jour, je mentis à ma mère,
Le lendemain je crus que je serais puni,
Mais non, ma mère ne prit qu’un air triste,
M’embrassa en me baisant les cheveux.
- Mon fils, avant de fermer les yeux,
Ton père t’a recommandé de rester
Un homme franc toute ta vie.


- Maman, qu’est-ce être franc ?
Ma mère me baisa les yeux.
Mon fils, un homme franc est celui
Qui, joyeux, rit s’il veut rire,
Et qui, triste, pleure s’il veut pleurer.
S’il aime quelqu’un, il dira qu’il aime,
S’il déteste quelqu’un, il dira qu’il déteste,
Même si on le dorlote par des flatteries,
Il ne dira pas qu’il déteste s’il aime,
Même si on le menace de mort,
Il ne dira pas qu’il aime s’il déteste.


Depuis lors, quand les grandes personnes me demandaient :
- Petit, qui aimes-tu le plus ?
Me souvenant des paroles de maman, je répondis :
- J’aime des hommes francs.
Les grandes personnes me regardaient sans croire,
Elles me prenaient pour un perroquet.
Mais non, ces recommandations – là
Sont bien inscrites dans mon esprit
Comme sur une page superbement blanche
S’imprime une tache de vermillon écarlate.


Cette année, j’ai vingt - cinq ans,
Le petit orphelin est devenu écrivain,
Mais les recommandations qu’a faites maman quand j’avais cinq ans
Conservent encore leur couleur de rouge vermillon.
Il est difficile pour un acrobate de marcher sur un fil tendu
Mais pas aussi difficile que pour un écrivain
Qui devrait marcher toute sa vie sur le chemin de la franchise.


S’il aime quelqu’un, il dira qu’il aime,
S’il déteste quelqu’un, il dira qu’il déteste,
Même si on le dorlote par des flatteries,
Il ne dira pas qu’il déteste s’il aime,
Même si on le menace de mort,
Il ne dira pas qu’il aime s’il déteste.


Je veux être un écrivain franc,
Franc toute ma vie.
Les tentations d’honneur ne sauraient adoucir ma langue,
La foudre éclatant sur ma tête ne saurait me faire trébucher
Si l’on vient ravir ma plume et mon papier
Je me servirai d’un couteau pour écrire sur la pierre.


Traduction de THÂN TRỌNG SƠN
11/2008




Lời mẹ dặn

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối Mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn
Nhưng không Mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi - Trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.


- Mẹ ơi chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.


Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không! những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vời
In lên vết son đỏ chói.
Năm nay tôi hai mươi nhăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son đỏ chói.
Người làm xiếc đi giây thật khó
Nhưng chưa khó bằng nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu


Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.


Phùng Quán
1957

mardi 2 décembre 2008

NOTE FINALE POUR UN AMOUR


Voilà tu peux rentrer
Ce soir l’orage va arriver
Pour l’instant je suis heureux
Mes mains sont affamées
Pour l’instant je suis heureux
Mes pieds sont fatigués
Le temps passé en ce lieu
J’ai une âme sauvée
J’ai l’amour pour ce pays.
Une fois qu’on a aimé
Des tempêtes pour toute une vie
Adieu adieu
Ce soir l'orage va arriver
Ô mon aimée mon aimée.
La tristesse m’envahit
Comment peux-tu te rappeler
Sur la rivière tombe la pluie
Mon doux chant retentit
Mes sentiments, les voici.

Traduction de THÂN TRỌNG SƠN
10/ 2008







CUỐI CÙNG CHO MỘT TÌNH YÊU


ừ thôi em về
chiều mưa giông tới
bây giờ anh vui
hai bàn tay đói
bây giờ anh vui
hai bàn chân mỏi
thời gian nơi đây
bây giờ anh vui
một linh hồn rỗi
tình yêu xứ này
một lần yêu thương
một đời bão nổi
giã từ giã từ
chiều mưa giông tới
em ơi, em ơi !
sầu thôi xuống đầy
làm sao em nhớ
mưa ngoài song bay
lời ca anh nhỏ
nỗi lòng anh đây

TRỊNH CUNG

TẠI CỬA HÀNG HOA



Một ông đến cửa hàng hoa

và chọn mua hoa

cô bán hoa gói lại

người đàn ông thò tay vào túi

để lấy tiền

tiền để trả tiền mua hoa

nhưng cũng đồng thời

đột nhiên

ông đặt tay tên tim

và ngã xuống.

Cùng lúc ông ngã gục

Đồng tiền lăn xuống đất

Và bó hoa cũng rớt

Cùng lúc với ông ta

Và cô hàng hoa đứng đó

Với đồng tiền đang lăn

Với bó hoa tan nát

Với người đàn ông đang chết

Dĩ nhiên chuyện đó thật buồn

Và cô phải làm gì đó

Cô hàng hoa

Nhưng cô không biết phải làm gì

Cô không biết

Phải bắt đầu từ đâu

Bao nhiêu là việc phải giải quyết

Với người đàn ông đã chết

Những bông hoa đang hư hao

Và với đồng tiền kia

Đồng tiền đang lăn

Đồng tiền không ngừng lăn.


THÂN TRỌNG SƠN dịch




CHEZ LA FLEURISTE


Un homme entre chez une fleuriste

et choisit des fleurs

la fleuriste enveloppe les fleurs

l’homme met la main à sa poche

pour chercher l’argent

l’argent pour payer les fleurs

mais il met en même temps

subitement

la main sur son cœur

et il tombe

En même temps

l’argent roule à terre

et puis les fleurs tombent

en même temps que l’homme

en même temps que l’argent

et la fleuriste reste là

avec l’argent qui roule

avec les fleurs qui s’abîment

avec l’homme qui meurt

évidemment tout cela est très triste

et il faut qu’elle fasse quelque chose

la fleuriste

mais elle ne sait pas comment s’y prendre

elle ne sait pas

par quel bout commencer

Il y a tant de choses à faire

avec cet homme qui meurt

ces fleurs qui s’abîment

et cet argent

cet argent qui roule

qui n’arrête pas de rouler.



JACQUES PRÉVERT



KHI RA KHỎI TRƯỜNG


Khi bước ra khỏi trường

chúng tôi đã gặp

một con đường sắt lớn

đưa chúng tôi đi

vòng quanh trái đất

trong toa tàu ánh vàng

vòng quanh trái đất

chúng tôi đã gặp

biển cả đang dạo chơi

với mọi thứ sò ốc

các hải đảo thơm ngát

cảnh đắm tàu đẹp mắt

và cá hồi hun khói

Bên trên mặt biển

chúng tôi đã gặp

mặt trăng và muôn sao

trên một chiếc thuyền buồm

chạy về hướng Nhật Bản

và ba chàng ngự lâm

bằng năm ngón bàn tay

đang quay cái tay quay

một chiếc tàu ngầm nhỏ

lặn sâu dưới đáy biển

để đi tìm cầu gai.

Trở lại trên mặt đất

chúng tôi đã gặp

trên con đường sắt

một ngôi nhà bỏ chạy

bỏ chạy quanh trái đất

bỏ chạy quanh biển cả

bỏ chạy trốn mùa đông

đang muốn bắt nó lại

Nhưng trên con đường sắt

chúng tôi bắt đầu lăn

lăn đằng sau mùa đông

và đã cán nát nó

và ngôi nhà dừng lại

mùa xuân – người gác chắn đường

đã đón chào chúng tôi

với ngàn lời cám ơn

Và muôn hoa trên mặt đất

bỗng chốc đều mọc lên

mọc xiên xẹo ngả nghiêng

trên đường sắt xe lửa

đường không muốn tiến nữa

sợ làm hỏng hoa.

Thôi đi bộ trở lại

đi bộ quanh trái đất

đi bộ quanh biển khơi

vòng quanh cả mặt trời

vòng quanh cả trăng sao

đi bộ, đi ngựa, đi xe và đi thuyền buồm.



THÂN TRỌNG SƠN dịch




EN SORTANT DE L’ ÉCOLE

En sortant de l’école

nous avons rencontré

un grand chemin de fer

qui nous a emmenés

tout autour de la terre

dans un wagon doré

tout autour de la terre

nous avons rencontré

la mer qui se promenait

avec tous ses coquillages

ses ýles parfumées

et puis ses beaux naufrages

et ses saumons fumés

Au-dessus de la mer

nous avons rencontré

la lune et les étoiles

sur un bateau à voile

partant pour le Japon

et les trois Mousquetaires des cinq doigts de la main

tournant la manivelle d’un petit sous-marin

plongeant au fond des mers

pour chercher des oursins

Revenant sur la terre

nous avons rencontré

sur la voie de chemin de fer

une maison qui fuyait

fuyait tout autour de la terre

fuyait tout autour de la mer

fuyait devant l’hiver

qui voulait l’attraper

Mais nous, sur notre chemin de fer

on s’est mis à rouler

rouler derrière l’hiver

et on l’a écrasé

et la maison s’est arrêtée

et le printemps nous a salué

C’était lui le garde-barrière

Et il nous a bien remerciés

Et toutes les fleurs de toute la terre

soudain se sont mises à pousser

pousser à tort et à travers

sur la voie du chemin de fer

qui ne voulait pas avancer

de peur de les abýmer

Alors on est revenu à pied

à pied, tout autour de la terre

à pied, tout autour de la mer

tout autour du soleil

de la lune et des étoiles

À pied, à cheval, en voiture et en bateau à voile.

JACQUES PRÉVERT




LỄ HỘI



Và những chiếc ly đã cạn

và cái chai đã vỡ

Và cái giường mở rộng

và cánh cửa đã đóng

Và tất cả các vì sao bằng pha lê

của hạnh phúc và của vẻ đẹp

sáng ngời trong bụi bặm

của căn phòng quét dối

Và anh say như chết

và anh là ngọn lửa vui

và em say sinh động

khỏa thân hoàn toàn trong vòng tay anh.


THÂN TRỌNG SƠN dịch




FIESTA


Et les verres étaient vides

Et la bouteille brisée

Et le lit était grand ouvert

Et la porte fermée

Et toutes les étoiles de verre

Du bonheur et de la beauté

Resplendissaient dans la poussière

De la chambre mal balayée

Et j'étais ivre mort

Et j'étais feu de joie

Et toi ivre vivante

Toute nue dans mes bras.





JACQUES PRÉVERT