lundi 8 juin 2009

L’AUTOMNE À PARIS




L’automne à Paris

Par un temps glacial on est parti

Au rendez-vous dans une petite auberge

Le vin rouge débordait des verres.


L’automne, une nuit de pluie,

Sur les vieilles rues familières

D’une place jonchée de feuilles mortes

Je l’attendais, impatient, des heures durant.


L’automne, je l’attendais, silencieux,

Dans le jardin du Luxembourg

Sur le banc de pierre comme toujours,

Mon cœur se glaçait car elle ne venait pas.


L’automne, où était-elle donc

Ma petite amie aux yeux bruns,

Et aux fins cheveux blonds

Je l’attendais si bien que mûrissaient les fruits de chagrin.


L’atmosphère de l’automne à Paris

Débordait sur les yeux

La petite amie de son logis

Venait me voir sur ses talons menus.


L’automne, retenant ses paroles,

Ses lèvres pâles et ternes,

Elle revenait tristement

Pensive, regrettant sa vie.


Automne ! automne !

Ciel sinistre nuageux !

Comme j’aimais ce cœur généreux

Qui enfermait toutes mes pensées !


Automne ! ... Ciel ! Amour d’automne !



Traduction de THÂN TRỌNG SƠN



MÙA THU PARIS



Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly

Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công trường lá đổ
Ngóng em kiên khổ phút, giờ

Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm

Mùa thu nơi đâu ?
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu

Mùa thu Paris
Tràn dâng đôi mi
Người em gác trọ
Sang anh, gót nhỏ thầm thì

Mùa thu không lời
Son nhạt đôi môi
Em buồn trở lại
Hờn quên, hối cải cuộc đời

Mùa thu! mùa thu
Mây trời âm u
Yêu người độ lượng
Trông em tâm tưởng, giam tù

Mùa thu !... Trời ơi ! Tình thu !

CUNG TRẦM TƯỞNG




2 commentaires:

D.V.NHAN a dit…

Da doc bai dich Mua thu Paris. Loi bai anh dich va loi bai hat co doi cho khac nhau. Vay dau la nguyen tac ? Chac di nhien la bai viet vi khi pho nhac cung phai thay doi chut it de co am dieu hon ?

VIET PHUONG a dit…

Nguyên tác là bài thơ có in ngay sau bản dịch. Khi phổ nhạc, có khi nhạc sĩ thay đổi, thêm bớt, vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc đổi nhan đề, từ BÀI HỌC ĐẦU CHO CON, thơ Đỗ Trung Quân, biến thành QUÊ HƯƠNG, nhạc Giáp Văn Thạch. Hoặc chỉ lấy một đoạn thơ để phổ nhạc ( Thuyền và biển, thơ Xuân Quỳnh, nhạc Phan Huỳnh Điểu ). Nhưng cũng có khi giữ nguyên bài thơ, không thêm bớt một chữ nào, ví dụ CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ, thơ Vũ Hữu Định, nhạc Phạm Duy. Trong trường hợp này, các ca sĩ khi thể hiện lại tự ý thay đổi, bất chấp tác giả thơ và nhạc : Còn một chút gì để nhớ để QUÊN biến thành Còn một chút gì để nhớ để THƯƠNG !