samedi 21 février 2009

DES JEUNES FILLES QUI VONT SE MARIER


Il y a des jeunes filles qui vont se marier

spontanément

comme si

elles acceptaient une invitation

d’aller à un spectacle.


Il y a des jeunes filles qui vont se marier

car elles veulent se déplacer en voiture

elles veulent se faire dames

elles veulent s’exhiber de beaux vêtements.


Il y a des jeunes filles qui vont se marier

pour oublier

un amour plein de larmes

une blessure pour toujours saignante.


Il y a des jeunes filles qui vont se marier

pour se venger d’un infidèle aimé

pour faire la tête au sort mauvais.


Il y a des jeunes filles qui vont se marier

de peur de voir la jeunesse s’écouler :

la beauté ne dure pas aussi longtemps

que les arbres séculaires.


Il y a des jeunes filles qui vont se marier

comme on fait son service militaire

quand vient l’âge de le faire

la raison en est simple :

toute jeune fille devrait prendre un mari !


Hélas ! Parmi toutes ces jeunes filles

y a-t-il quelqu’un

qui a consulté son cœur

au moment de recevoir le premier baiser

avant d’enfiler la bague de mariée ?


Y a-t-il quelqu’un

qui va se marier

pour avoir choisi l’Amour ?


Traduction de THÂN TRỌNG SƠN




CÓ NHỮNG NÀNG CON GÁI

ĐI LẤY CHỒNG


ĐỖ TƯ NGHĨA


Có những nàng con gái đi lấy chồng

hồn nhiên

như nhận lời mời

đi xem hát...


Có những nàng con gái đi lấy chồng

vì thích ngồi xe hơi

thích làm phu nhân

thích những bộ cánh màu sặc sỡ.


Có những nàng con gái đi lấy chồng

để quên đi

một cuộc tình đầy nước mắt

một vết thương

còn rỉ máu muôn đời.


Có những nàng con gái đi lấy chồng

để trả thù một người tình phụ bạc

để dỗi hờn duyên kiếp không may.


Có những nàng con gái đi lấy chồng

vì sợ hãi

tuổi xanh qua mau

nhan sắc chẳng bền lâu

như cổ thụ.


Có những nàng con gái đi lấy chồng

như thi hành nghĩa vụ tòng quân

khi tuổi đến

vì lý do đơn sơ :

con gái- phải lấy chồng.


Ôi, đã có được bao nhiêu nàng con gái

hỏi thử trái tim mình

khi nhận nụ hôn đầu

trước khi đeo nhẫn cưi ?


Đã có bao nàng con gái

đi lấy chồng

vì đã chọn Tình Yêu ?




POÈME D’AMOUR D’UN MARIN





Je gagne le large

Les nuages suspendent au firmament des voiles blanches

Au moment de la séparation, je me balade sur le quai,

D’un côté, c’est la mer et de l’autre, c’est toi.


La mer est bruyante, toi, tu es tendre,

Tu as dit quelque chose, puis souris, calme,

Je ressemble au navire sur les vagues assoupies aux deux bords,

D’un côté, c’est la mer et de l’autre, c’est toi.


Demain, demain, quand la ville s’allume,

Mon navire va jeter l’ancre sous une constellation lointaine.

Immenses sont les eaux et le ciel, je ne suis pourtant pas solitaire,

D’un côté, c’est la mer et de l’autre, c’est toi.


Notre pays en danger n’a jamais connu la paix,

Les tempêtes ne s’apaisent pas avec les turbans de deuil blancs.

Moi en sentinelle. Tard dans la nuit. Île déserte.

D’un côté, c’est la mer et de l’autre, c’est toi.


Sous la voûte céleste il n’y aurait ni toi

Ni la mer. Moi seul avec les herbes.

Malgré tout cela, je me le rappelle encore

D’un côté, c’est la mer et de l’autre, c’est toi.


Traduction de THÂN TRỌNG SƠN

10 / 2008




THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN


Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên


Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên.


Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tầu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên.


Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác . Trời khuya. Đảo vắng.

Biển một bên và em một bên.


Vòm trời kia có thể sẽ không em

Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ

Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên.




TRẦN ĐĂNG KHOA

Hải Phòng, 1981




mercredi 18 février 2009

LE ROI HIEP HOA

LE ROI HIEP HOA
( 1883 – 4 mois 10 jours )
__________________________________________________________________


Le censeur Phan Dinh Phung arrêté et emprisonné par Ton That Thuyet et Nguyen Van Tuong, toute la cour prit peur et n’osa rien faire. À partir de ce jour, Tuong et Thuyet faisaient ce qu’ils voulaient, les mandarins leur obéissaient sans aucune réaction. Même les deux reines Tu Du et Le Thien redoutaient les régents. Après avoir interné le roi Duc Duc, Tuong et Thuyet proposèrent à la reine Tu Du d’introniser le duc Lang Quoc Hong Dat, frère du roi Tu Duc. La Reine – Mère accepta à contre cœur pour assurer la stabilité du royaume. Alors Tuong et Thuyet envoyèrent une délégation à Kim Long conduire le duc Lang Quoc au palais royal. Celui-ci était un poète. Il ne consentit pas mais enfin il dut céder aux insistances de Tuong et Thuyet pour rentrer à la citadelle.

Le 2e jour du 6e mois de l’année de la Chèvre ( 1883 ), il fut intronisé avec le nom de règne de Hiep Hoa. D’après le Registre généalogique de la famille Nguyen Phuc, le jour de l’avènement, un corbeau vint percher sur la cime d’un arbre devant le palais royal, fit des coassements puis s’envola. Lorsque Ton That Thuyet faisait la lecture de l’ordonnance de la Reine Tu Du, un troupeau de chèvres en provenance d’un lieu inconnu traversèrent le pont Kim Thuy. Tout le monde faisait des commentaires sur ces phénomènes qu’on considérait comme de mauvais augures.

Une fois monté au trône, Hiep Hoa pensa à supprimer les deux régents Tuong et Thuyet. Ton That Thuyet soupçonnait cette intention du roi, il fit semblant de demander son congé au Ministère de la Guerre. Le roi le muta au Ministère des Rites puis à celui de l’Intérieur. Thuyet agit comme s’il ignorait l’intention du roi. Il accepta d’être muté mais en réalité il exerça encore des pouvoirs au Ministère de la Guerre. De plus, il forma un groupe de gardes englobant des mercenaires, vêtus de costumes bleus et de chapeaux à large bord.

Au 8e mois de l’année 1883, l’amiral Courbet dirigea les deux cuirassés Bayard et Atalante, un cargo et deux canonnières à Da Nang. Quelques jours plus tard, avec Harmand, il avança à l’estuaire Thuan An à bord du cuirassé Bayard. Courbet lança un ultimatum exigeant la prise des forteresses à Thuan An en échange d’une attaque, ce qui faisait du tapage dans la cour de Hué. Le roi Hiep Hoa hésita, les dignitaires se partagèrent en deux camps : les partisans de la guerre et ceux de la paix. Ton That Thuyet était au courant de la situation sans rien dire. Il dit à son fils Ton That Dam d’apporter en secret des armes à l’estuaire Thuan An. L’après-midi du 18 aouât, la cour de Hué ne répondant pas, la marine française attaqua le Mirador Marin. Le combat se déroulait violemment ; malgré leurs armes modernes, les Français ne pouvaient pas ouvrir une brèche à notre ligne de défense. Nos soldats étaient vraiment courageux. Ils étaient déterminés à défendre la forteresse. Pendant les deux journées du 19 et 20 août, les batailles continuaient, des milliers de nos soldats se sont sacrifiés mais toute l’armée ne fléchit pas. La nuit du 20 aouât, les Français attaquèrent à l’improviste le flanc de nos troupes qui se défendaient énergiquement, certains moururent sur la brèche. Le lendemain, la forteresse tomba dans les mains de l’ennemi, mais au Sud, les postes Hop Chau, Lo Chau, Pho Loi continuaient leur défense. Toutes nos armes à feu se tournaient vers les canonnières ennemies. Mais le dépôt de munitions de Hop Chau explosa, et nos troupes commencèrent à flancher. Les Français poussèrent leur attaque jusqu’à l’estuaire Thuan An et c’était la perte de ce poste avec la mort des milliers de soldats et de quatre commandants courageux Le Si, Le Chieu, Lam Hoanh, Nguyen Trung. La nouvelle de la défaite arriva à la cour. Le roi Hiep Hoa réunit des mandarins. La nuit du 21 aouât, la cour envoya le ministre de l’Intérieur Nguyen Trung Hop à l’estuaire demander une trêve. Et voilà l’accord Harmand ( 25-8-1883 ). Cette défaite a rabaissé le prestige de Ton That Thuyet. À la cour, chacun attribua la responsabilité de cette défaite à Ton That Thuyet et Nguyen Van Tuong sans le dire ouvertement. Pendant ce temps, le roi Hiep Hoa engagea des contacts secrets avec les Français, par l’intermédiaire de Hong Sam et Hong Phi, fils des princes Tung Thien et Tuy Ly. Il voulait limoger Tuong et Thuyet par les mains des Français. Ces deux régents avaient toujours l’œil sur les actions du roi mais ils faisaient semblant de ne rien savoir. Un jour, le roi reçut un message secret de Hong Phi ( dignitaire du Ministère de l’Intérieur ) et Hong Sam ( fonctionnaire du Cabinet ) dans lequel les deux expéditeurs proposèrent de tuer Tuong et Thuyet. Après lecture du placet, le roi écrit : “ Passez ceci à Tran Khanh pour un examen sérieux .” ( Tran Khanh c’était le régent Tran Tien Thanh ) , puis il ordonna à un eunuque d’apporter le placet chez Tran Tien Thanh au marché Dinh. Ayant reçu le placet, l’eunuque projeta d’attendre la tombée de la nuit pour sortir afin de ne pas être reconnu. Mais à peine arrivé à la porte Nhat Tinh qu’il rencontra Nguyen Van Tuong. S’apercevant des embarras de l’eunuque Tran Dat, Tuong l’interrogea. Tran Dat répondit qu’il allait chez le régent Tran Tien Thanh. Nguyen Van Tuong lui arracha le coffret de placet, et, voyant les rescrits du roi, il dit avec des soupçons : Je suis corégent, laissez-moi jeter un coup d’œil. Sans attendre la réponse de Tran Dat, il ouvrit le coffret, prit le placet et le lut. Ceci fait, Nguyen Van Tuong, frappé d’épouvante, alla directement au Ministère de la Guerre, montra le placet à Ton That Thuyet. En même temps, il fit capturer Tran Dat, le ligoter et l’emprisonner à l’insu de tout le monde. Après avoir lu le placet, Ton That Thuyet s’écria et s’apprêta à le présenter à la reine – mère dans le palais royal. Nguyen Van Tuong l’empêcha de le faire. Après un moment de délibération, les deux régents convoquèrent les mandarins pour une réunion au Ministère de la Guerre. Tuong et Thuyet lurent le placet écrit par Hong Phi et Hong Sam avec les rescrits du roi, puis ils firent introduire l’eunuque Tran Dat. Avec toutes ces preuves, Tuong et Thuyet rédigèrent un autre placet, avec la signature des mandarins pour l’apporter ensuite au Palais Dien Tho demandant à la reine-mère de détrôner Hiep Hoa. Cette nuit même, le 29e jour du 10e mois de l’année de la Chèvre ( 1883 ), Tuong et Thuyet firent tuer le roi Hiep Hoa. Quelqu’un dans le palais l’enveloppa dans une natte et le transporta en barque à l’autre rive de la Rivière des Parfums pour l’enterrer dans une fosse.

Après avoir tué le roi Hiep Hoa, Tuong et Thuyet firent tuer ensuite Hong Phi et emprisonner Hong Sam.

À la nouvelle de la mort du roi, Tran Tien Thanh savait déjà son sort, attendant à la maison. Le lendemain à minuit, il dormait quand quelqu’un frappa à la porte. Une voix se fit entendre : “ La reine-mère vous appelle au palais ”. Prévoyant le danger, les gens de la maison barrèrent la porte mais les soldats de Thuyet ont pénétré à l’intérieur. Tran Tien Thanh descendit l’escalier et reçut un coup d’épée.

La mort de Tran Tien Thanh et l’emprisonnement de Hong Sam inquiétaient beaucoup le Prince Tuy Ly Mien Trinh. Il s’empressa de quitter la capitale. Tuong et Thuyet ne disaient rien de l’absence du prince Tuy Ly. Thuyet savait bien que le prince était parti de son logement à Vi Da pour venir directement à l’estuaire Thuan An et qu’il était en ce moment présent au camp du Consul français Champeaux.

Thuyet fit encercler la résidence du prince, interner toute la maisonnée, d’autre part, il envoya un messager à l’estuaire Thuan An demander à Champeaux de remettre le prince Tuy Ly. Après avoir pesé le pour et le contre, Champeaux consentit à remettre le prince à la cour de Hué.

Au 12e mois de l’année de la Chèvre, les membres de la famille du prince Tuy Ly furent ou tués, ou déportés. Le prince lui-même devait vivre en exil à Quang Nam avec quelques descendants pour n’être libéré qu’à l’avènement du roi Dong Khanh.




Traduit du vietnamien.

( Nha Nguyen - Chin chua muoi ba vua - THI LONG )

vendredi 13 février 2009

KHU VƯỜN




Hàng ngàn và hàng ngàn năm

Không thể nào đủ

Để nói lên

Giây phút ngắn ngủi của vĩnh cửu

Lúc em ôm hôn anh

Lúc anh ôm hôn em

Một sớm mai trong ánh sánh mùa đông

Trong công viên Montsouris ở Paris

Ở Paris

Trên trái đất

Trái đất vốn là một tinh tú


THÂN TRỌNG SƠN

Dịch từ tiếng Pháp




LE JARDIN


Des milliers et des milliers d’années

Ne sauraient suffire

Pour dire

Le petite seconde d’éternité

Où tu m’as embrassé

Où je t’ai embrassée

Un matin dans la lumière de l’hiver

Au parc Montsouris à Paris

À Paris

Sur la terre

La terre qui est un astre.


JACQUES PRÉVERT


QUAND JE REGARDE UNE JOLIE FILLE




Quand je regarde une jolie fille

je vois une marée fière

monter au coin de ses yeux

à ses lèvres éclatantes

à ses talons dédaigneux

à sa voix impériale.


Quand je regarde une jolie fille

je vois des larmes

qui imprègneront sa vie, dix ans plus tard.

Car la beauté est éphémère comme une fleur

Car le temps est un amant infidèle

qui ne choie que des fleurs fraîches

et qui brutalise celles qui vont s’évanouir.


Quand je regarde une jolie fille

je vois le bonheur s’approcher d’elle

et la douleur la suivre

comme une ombre.


Ô jolie fille

Est-ce vrai que les jeunes hommes t’aiment ?

Ou ils n’aiment que

ta vaine beauté,

qui prend ton corps pour une auberge

en pleine éclosion de ta jeunesse ?


Ô jolie fille

Il n’est pas facile qu’on t’aime

quand tu es encore jeune

Et il est plus difficile même

de t’aimer

une fois ta beauté fanée.


Ô jolie fille !

Ô rose précaire du bas monde !

Si ardent que soit ton cœur,

tu souffriras de peines et douleurs,

Car, le sais-tu,

l’amour ne se trouve pas

facilement ici-bas !


Traduction de THÂN TRỌNG SƠN


Khi tôi nhìn mt nàng con gái đp


Khi tôi nhìn một nàng con gái đẹp

Tôi thấy ngọn thủy triều kiêu hãnh

trào lên nơi khóe mắt

nơi nét môi

nơi gót chân kiêu sa

nơi giọng nói nữ hoàng…


Khi tôi nhìn một người con gái đẹp

Tôi thấy những giọt nước mắt

mười năm sau

thấm ướt cuộc đời nàng –

Vì vẻ đẹp chóng tàn như bông hoa

Vì thời gian là chàng trai phụ bạc

chỉ nâng niu những bông hoa tươi

mà phũ phàng

những bông hoa sắp héo.


Khi tôi nhìn một nàng con gái đẹp

Tôi thấy hạnh phúc đến bên nàng

Nhưng khổ đau

cũng theo nàng – như chiếc bóng.


Hỡi nàng con gái đẹp

những chàng trai có thật yêu em

hay chỉ yêu

vẻ đẹp phù hoa

đã mượn thân xác em làm quán trọ

giữa một thời xuân sắc ?


Này em

Chàng khó thể yêu em

khi em còn sắc đẹp-

càng khó thể yêu em

khi nhan sắc tàn phai.


Hỡi em

hỡi nàng con gái đẹp

nụ hoa hồng bạc mệnh

của trần gian –

Em biết chăng

dù trái tim em thiết tha

em vẫn phải khổ đau

vì khó gặp Tình Yêu

giữa cuộc đời này.


Đ NGHĨA


jeudi 12 février 2009

SI J’AI À DESSINER L’AMOUR





Si j’ai à dessiner l’amour

Je dessinerai

un berceau balançant

un hamac douillet

un bois au feuillage vert

animé de chants d’oiseaux


Si j’ai à dessiner l’amour

Je dessinerai

un verger parfumé de fruits sucrés

une rivière bleue

un ruisseau murmurant


Si j’ai à dessiner l’amour

Je desinerai

un rêveur clair de lune sur une colline éventée

et deux chevelures soufflées

ô cheveux de l’amante

ô clair de lune de mille souvenirs !


Si j’ai à dessiner l’amour

Je dessinerai un air de musique

faisant vibrer des sons ivres

ô mélodie de l’amour

retentissant

à travers des siècles.


Si j’ai à dessiner l’amour

Je dessinerai un couple d’oiseaux

se donnant une petite becquée de proie

pour apaiser

la faim de l’existence .


Si j’ai à dessiner l’amour

Je dessinerai deux cerfs

qui se regardent

au clair de lune

au bord d’un ruisseau

ils ne veulent rien se dire

car ça peut déjà leur suffire


Si j’ai à dessiner l’amour

Je dessinerai

des yeux

des lèvres

des yeux doux comme du velours

des lèvres suaves comme du miel

et souples comme de l’herbe


Si j’ai à dessiner l’amour

Je dessinerai des doigts entrelacés

comme des fils de laine

pour faire à l’amour un tricot

en plein hiver

de la vie.


Si j’ai à dessiner l’amour

Je desinerai

un ciel bleu

un rivage de sable blanc

une aurore

à l’horizon resplendissant.


Hélas !

Comment pourrais-je dessiner l’amour ?

Tant mes mains sont gauches

Tant les gammes de couleurs limitées

Alors que l’amour

est toujours un INFINI !


Traduction de THÂN TRỌNG SƠN




Nếu phải vẽ tình yêu


Nếu phải vẽ tình yêu

Tôi sẽ vẽ

một chiếc nôi đong đưa

một chiếc võng êm

một rừng cây xanh chim hót.


Nếu phải vẽ tình yêu

tôi sẽ vẽ

vườn cây thơm quả ngọt

một dòng sông xanh

một con suối thì thầm…


Nếu phải vẽ tình yêu

Tôi sẽ vẽ

một ánh trăng mơ trên đồi gió

và hai mái tóc đang bay –

Ôi, sợi tóc của người yêu

Ôi, ánh trăng của ngàn kỷ niệm !


Nếu phải vẽ tình yêu

Tôi sẽ vẽ một cung đàn

Ngân lên tiếng tơ say

Ôi, cung đàn tình yêu

ngân vang

ngàn thế kỷ !


Nếu phải vẽ tình yêu

Tôi sẽ vẽ đôi chim

mớm cho nhau chút mồi nho nhỏ

để qua đi cơn đói của cuộc đời


Nếu phải vẽ tình yêu

Tôi sẽ vẽ hai con nai

đang nhìn nhau

dưới ánh trăng bên bờ suối

chẳng muốn nói gì

vì quá đủ - cho nhau.


Nếu phải vẽ tình yêu

Tôi sẽ vẽ

những đôi mắt

những đôi môi –

những đôi mắt êm như nhung

những đôi môi ngọt như mật ong

và mềm như lá cỏ.


Nếu phải vẽ tình yêu

Tôi sẽ vẽ

những ngón tay đan nhau

như những sợi len

để đan cho tình yêu áo ấm

giữa những mùa đông

cuộc đời.


Nếu phải vẽ tình yêu

Tôi sẽ vẽ

một bầu trời xanh

một bờ cát trắng

một bình minh

rực sáng ở chân trời…


Ôi, nhưng làm sao tôi vẽ được Tình Yêu

Khi bàn tay tôi vụng về

Khi sắc màu hữu hạn

Mà Tính Yêu

Là một cõi Vô Cùng !


ĐỖ TƯ NGHĨA


mardi 10 février 2009

GÁI THIẾU TRAI THÌ THẬM KHỔ



Dân ca Việt Nam phần nhiều xuất phát từ những câu, những bài ca dao. Hai câu “ Chim quyên ăn trái nhãn lồng, Thia lia quen chậu, vợ chồng quen hơi “đã được phát triển thành bài dân ca Lý chim quyên bằng cách lặp lại, thêm vào từ đệm, nhấn nhá, luyến láy :


Chim quyên ( guầy ) ăn trái ( guây ), nhãn ( í a ) nhãn lồng ( à ), nhãn ( í a ) nhãn lồng ( à ) ơi con bạn mình ơi.

Thia lia ( guầy ) quen chậu ( guây ), vợ ( í a ) vợ chồng, vợ ( í a ) vợ chồng, ới con bạn quen hơi.

Và đoạn sau được thêm vào :

Chim quyên ( guầy ) xuống suối ( guây ), tha ( í a ) tha mồi, tha (í a ) tha mồi, ơi con bạn mình ơi

Thương em ( guầy ) lao khổ ( guây ), anh (í a ) anh ngồi, anh ( í a ) anh ngồi, ơi con bạn chẳng yên.

Chim ơi chim xa rừng, chim thương núi nhớ non,

Người cách xa cội nguồn (à), người cách xa xội nguồn, ôi đau khổ có gì buồn hơn, ôi đau khổ có gì buồn hơn.


Bài dân ca Lý con sáo được phổ biến với nhiều làn điệu khác nhau của khắp ba miền Bắc Trung Nam xuất phát từ hai câu :

Ai đem con sáo sang sông

Để cho con sáo sổ lồng bay xa.


Tương tự như thế là trường hợp bài Lý ngựa ô, được hát với các làn điệu khác nhau của miền Bắc, của Huế, của Quảng, của Nam Bộ… , nhưng phần lời ca thì tất cả đều dựa trên hai câu :

Ngựa ô anh thắng kiệu vàng

Anh tra khớp bạc, đưa nàng về dinh.


Từ chỉ hai câu phát triển thành cả một bài ca, sự sáng tạo của “ tác giả ” khuyết danh thật đáng khâm phục. Tuy thế, dân ca cũng có khi lấy cả một bài, và nếu tách phần nhạc đi vẫn có thể đọc như một tác phẩm viết, có điều là dân ca - ca dao được phổ biến trước hết là bằng cách truyền miệng, tức là chấp nhận nhiều dị bản. Mặt khác, dân ca – ca dao xuất phát từ những vùng miền khác nhau nên ngôn ngữ mang tính địa phương, bài của vùng miền này có thể khó hiểu với nguời ở vùng miền khác thành ra có khi cần phải “ phiên dịch ” từ tiếng Việt sang tiếng … Việt, nghĩa là từ tiếng địa phương sang tiếng phổ thông thì mới hiểu được.


Bài viết này giới thiệu một bài dân ca – ca dao nghe được ở Quảng Bình.

Khoai to bồn thì tốt cộ

Đậu ba lá thì vừa un

Gà mất mẹ thì lâu khun.

Gái thiếu trai thì thậm khổ.

Trai thiếu gái cũng thậm khổ !

Trời sinh voi thì sinh cỏ

Trời sinh giếng thì sinh mo

Trời sinh sông thì sinh đò.

Trời sinh O thì sinh tui.

O một mình cũng khôn đặng

Tui một mình cũng khôn đặng.

Gió ngoài biển hắn dồn vô

Mây trên trời hắn cuốn lại.


Cái đặc điểm của ngôn ngữ mang tính địa phương như đã nói ở bên trên thể hiện ngay ở ba câu đầu tiên :

Khoai to bồn thì tốt cộ

Đậu ba lá thì vừa un

Gà mất mẹ thì lâu khun.


Xin phiên dịch ngay : Bồn còn gọi là vồng , có nơi gọi là , cộ = củ, un = vun (đắp cao lên ), khun = khôn.

( Thời kỳ 1978-1980, người viết mới thuyên chuyển vào miền cao nguyên công tác, khi hướng dẫn học sinh lao động - trồng cà rốt - đã được anh em đồng nghiệp dặn dò : Anh nhớ cho học sinh lấy lên cho cao, mà có đem theo bình xoa không đó. Phải nhờ giải thích mới hiểu được : vá là cái xẻng, cái xuổng. Lâu nay chỉ dùng để múc canh ( ngoài Bắc lại gọi là môi hay muôi ) ở đây dùng để xúc đất, còn vồng, là bồn, bình xoa = thùng tưới, bình tưới, hẳn là mượn tiếng Pháp, arrosoir . )


Vậy thì ba câu mở đầu này chẳng là gì khác những kinh nghiệm dân gian trong chăn nuôi, trồng trọt, vốn là một nội dung thường gặp trong kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam. Trồng khoai đắp vồng cao lên sẽ có củ lớn, gieo hạt đậu lúc cây mọc được ba lá hãy bắt đầu vun gốc, đừng tách gà con khỏi mẹ sớm quá chúng sẽ chậm khôn. Những kinh nghiệm tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết, cũng thực hành được. Điều đáng nói là ở cách diễn đạt. Hãy để ý từ thì lặp lại ở ba câu. Mới tập viết văn ai cũng được nghe dặn là viết tiếng Việt nhớ đừng dùng thì, là, đừng có viết Chị tôi thì / là đẹp theo kiểu tiếng Anh, tiếng Pháp My sister is pretty, Ma sœur est belle. Đúng trong ví dụ này nhưng trong mấy câu ca dao trên làm sao bỏ chữ thì được :

Khoai to bồn thì tốt cộ

Đậu ba lá thì vừa un

Gà mất mẹ thì lâu khun.


Thì đây biểu thị quan hệ điều kiện : Nếu trồng khoai mà đắp vồng to lên, khoai sẽ có củ lớn, hoặc là quan hệ về mục đích : Muốn có củ lớn thì nhớ đắp vồng to. Một cách lập luận chặt chẽ, dẫn đến một lẽ đương nhiên : Có A ắt hẳn sẽ có B, muốn có B thì phải có A. Cũng cách diễn đạt đó, ca dao còn có câu :


Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.


Nhiều người chê chữ thì và tự ý thay bằng chữ phải, vừa thô bạo, vừa khiên cưỡng :

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy !


Đoạn kế tiếp sẽ cho thấy toàn bài là lời lẽ của một người con trai nói với một cô gái. Anh chàng bắt đầu bằng chuyện cỏ cây, thú vật, rồi đột ngột chuyển qua chuyện con người :

Gái thiếu trai thì thậm khổ.


Cũng cái chữ thì đó, cũng lối nói quyết đoán, không còn gì để bàn cãi đó. Nếu ai cũng thừa nhận những kinh nghiệm dân gian nói trên thì làm sao không tin ở nhận xét khách quan này:

Gái mà thiếu trai là khổ vô cùng, nói cho mà biết đó – nghe như lời cảnh báo, đe dọa ! May mà anh vội nói tiếp vế ngược lại :

Trai thiếu gái cũng thậm khổ !

Vậy là đã rõ, cả hai phía đều khổ như nhau, bởi lẽ cả hai phía đều cần nhau. Anh giải thích :

Trời sinh voi thì sinh cỏ

Trời sinh giếng thì sinh mo

Trời sinh sông thì sinh đò.


Mo ở đây là cái mo cau, cái bẹ bọc quanh buồng cau, có rất nhiều công dụng. Còn non, mo hơi mềm có thể dùng để ém cơm cho dẻo, cho chắc, có thể để dành ăn dần, rất tiện nếu mang đi đường . Khi già, mo cứng và dai, cắt và xếp lại làm gàu thả xuống giếng múc nước. Cũng có thể cắt làm quạt, cái vật dụng tầm thường, đơn giản mà giá trị rất lớn, có thể đổi lấy ba bò chín trâu, một xâu cá mè, một bè gỗ lim, hay một con chim đồi mồi, như cái quạt mo của Thằng Bờm. Trẻ em ở thôn quê còn lấy cái mo, dính với cả tàu lá cau, chơi trò kéo xe : một đứa ngồi lên mo, một đứa cầm tàu lá kéo chạy. Mo cau còn một công dụng bất ngờ nữa : trẻ hư bị đòn roi quất vào mông chỉ việc lấy mo lén nhét vào quần, che cái mông đi và sẵn sàng chịu vài chục roi không hề hấn gì !


Chàng trai giải thích việc trai và gái thiếu nhau thì đều khổ vì đều cần đến nhau bằng cách đưa ra những dẫn chứng sinh động, dễ nhìn thấy, dễ cảm nhận, khó bài bác, khó tranh cãi : Có voi ắt sẽ có cỏ, có giếng ắt sẽ có mo, có sông ắt sẽ có đò. Nhưng điều anh muốn nói nhất không phải chỉ chừng đó, mà là :

Trời sinh O thì sinh tui.

Tiếp theo chuỗi lập luận trên tất phải hiểu : Có o ắt sẽ có tui. Đối với dân miền Trung, cái chữ O này hay lắm. Viết chữ o như vẽ hình tròn , mà phát âm thì hai môi cũng phải tròn lại. O tròn trịa và chất phác, O tròn vẹn và chung thủy, O tròn trĩnh và dễ thương, O tròn trặn và no đủ.

O là chị hay em gái của ba ( chỉ một O thôi, không phân biệt em gái ba là Cô mà chị là Bác như người miền Bắc ).

O cũng là Cô, O con gái = cô con gái , có khi được dùng như đại từ nhân xưng. Quen gọi O mà lạ cũng gọi O. O ơi, O nớ ơi. Thân cũng O mà sơ cũng O. Không ngó anh răng nhìn xuống đất ? Đất có chi đẹp đẽ mô nờ . Theo nhau từ hôm nớ hôm tê. Anh hỏi mãi răng O không nói ? ( Mường Mán) Gần cũng O mà xa cũng O. O có nhớ anh / tui không ? Nhưng dù lạ hay quen, dù thân hay sơ, dù xa hay gần thì O lúc nào cũng ngọt ngào, đằm thắm.


Trời sinh O thì sinh tui.

Xưng tui và gọi người kia là O. Cách nói thận trọng mà không xa cách, bạo dạn mà không suồng sã. Còn nội dung thì rõ ràng và dứt khoát : Có o ắt sẽ có tui. Tui cần o mà o cũng cần tui. Anh chàng tiếp tục cái giọng cảnh báo, đe dọa nhẹ nhàng bên trên :

O một mình cũng khôn đặng

Tui một mình cũng khôn đặng.

Cuộc đời tất nhiên là phải có o có tui. Như là một hoàn cảnh đã định sẵn, một số phận đã an bài. Nhưng không thể việc ai nấy làm, đường ai nấy đi. Không thể, không được, khôn đặng. O không thể một mình, tui cũng không thể một mình. Bởi nếu như thế, cả hai chắc chắn sẽ phải đương đầu với vô vàn khó khăn trở ngại :

Gió ngoài biển hắn dồn vô

Mây trên trời hắn cuốn lại.


Đâu phải chỉ là những khó khăn đời thường, cô đơn, lạnh lẽo, túng thiếu, ốm đau. Trầm trọng hơn nhiều, nguy hiểm hơn nhiều, mãnh liệt hơn nhiều, nghiệt ngã hơn nhiều. Đó là gió mưa, bão táp, mối đe dọa thường xuyên không biết lúc nào ập đến. Đó là mây đen, bóng tối che phủ những ước vọng bình yên. Xin để ý từ “ hắn ” lặp lại ở hai câu trên, thường hắn chỉ dùng để nói về người, ở đây gió mây được gọi là hắn nghĩa là được xem như là người : sự đe dọa của thiên nhiên đất trời sẽ ghê gớm hơn nếu có thêm yếu tố con người, dữ dội, tàn khốc, khó lường, khó tránh.

O một mình, tui một mình nguy hiểm như thế đó, đáng sợ như thế đó. Vậy thì …


Vậy thì sao, chàng trai bỏ lửng. Bài dân ca - ca dao kết thúc mà không đưa ra kết cục nào. Thôi đành chờ phản ứng của cô gái. Một nụ cười ( muốn hiểu sao thì hiểu )? Một cái lắc đầu ? Hay làm thinh ( là tình đã thuận ) ? Ai mà biết. Trong khi chờ đợi hãy đọc lại cả bài :


Khoai to bồn thì tốt cộ

Đậu ba lá thì vừa un

Gà mất mẹ thì lâu khun.

Gái thiếu trai thì thậm khổ.

Trai thiếu gái cũng thậm khổ !

Trời sinh voi thì sinh cỏ

Trời sinh giếng thì sinh mo

Trời sinh sông thì sinh đò.

Trời sinh O thì sinh tui.

O một mình cũng khôn đặng

Tui một mình cũng khôn đặng.

Gió ngoài biển hắn dồn vô

Mây trên trời hắn cuốn lại.

O với tui cùng cuốn lại.


Lần này thêm một câu : O với tui cùng cuốn lại. Có phải vẫn là lời chàng trai, anh không bỏ lửng mà chờ lúc bất ngờ nhất mới nói tiếp, nghe như rủ rê, mời gọi ? O đừng một mình, tui không một mình, o với tui cùng cuốn lại thì sá gì gió dồn với mây cuốn. Bởi mây trên trời hắn cuốn lại là tối tăm, cuồng nộ, còn O với tui cùng cuốn lại là đùm bọc, chở che, chia sẻ, là sẵn sàng cùng nhau đương đầu mọi gian nan khốn khó. Có chút gì tinh nghịch mà thật lòng, táo bạo và thuyết phục.


Có điều là không hiểu văn bản gốc đã có câu này hay là trong quá trình lưu truyền ai đó đã thêm vào ? Tuy nhiên, cho dù thực tế thế nào đi nữa thì rốt cuộc vẫn phải chờ phản ứng của cô gái. Một nụ cười ( muốn hiểu sao thì hiểu )? Một cái lắc đầu ? Hay làm thinh ( là tình đã thuận) ? Ai mà biết.




THÂN TRỌNG SƠN

11 / 2008

( Tặng Kim TRAN và các bạn TNTC Huế )