dimanche 31 août 2008

BÀI DÂNG MẠ


Mạ đột ngột ra đi

Con không nhìn thấy mặt.

Điện báo tin

Tiễn Mạ về rồi mới tới tay.

May mà có thằng em

vội vàng hốt hoảng

Anh ơi Cô Mạ đã…

Thiệt là sét đánh ngang tai !



Có lẽ nào

Mới đây thôi Mạ hứa

Tay Mạ sắp lành

Mạ sẽ lên thăm.

Có lẽ nào

Bỏ quê hương nhà cửa

Đến xứ người

Đoàn tụ với các con

Mong cuối đời

Chuỗi ngày tháng bình an

Bên con bên cháu

Thương yêu đùm bọc

Sướng khổ sẻ chia.

Có lẽ nào

Em gái đã yên bề gia thất

Anh cả tạm qua cảnh ngặt nghèo

Không ai bảo ai

Nhưng đều cùng tâm nguyện một điều

Chung lòng góp sức

Báo đáp công ơn

Một đời Mạ đã vì các con

Vậy mà

Chưa làm được gì

Thì Mạ đã không còn nữa

Ôi nước mắt chảy xuôi

Mạ ơi !




Mạ là Tiên

Hiền hơn trong cổ tích

Từ thuở ba mươi

Trọn đạo nuôi con thờ chồng

Đời công chức

Lương ba cọc ba đồng,

Mạ vun quén trong ngoài

Cho chúng con mặc ấm ăn ngon.

Cũng lớn khôn khỏe mạnh,

Cũng đại học cử nhơn.

Mà đâu phải chỉ có chúng con

Mạ mở rộng vòng tay

Ôm cả vào lòng

Các cậu các dì

Bảo bọc cho đến khi nên nhà nên cửa

Nên vợ nên chồng.

Ôm cả vào lòng

Các cháu hai bên nội ngoại

Dắt dìu từ chập chững sách đèn

Đến công thành danh toại.

Mạ ơi !



Mạ là Phật

Yêu thương hết thảy mọi người

Chưa bao giờ thấy Mạ ghét ai

Chưa bao giờ nghe Mạ giận ai.

Chuyện chi không vừa ý,

Thôi chín bỏ làm mười.

Sẵn lòng chịu thua thiệt

Để không phiền lòng ai.

Trên dưới trong ngoài

Không ai không nể phục.

Trong gia tộc,

Mạ là con thảo dâu quý,

Là em thuận chị hiền.

Với bè bạn thân quen,

Mạ là nơi nương tựa.

Ở công sở

Mạ được đồng nghiệp tin yêu

Với mọi người

Mạ là gương sáng để noi theo.

Còn với chúng con

Với chúng con

Mạ là trời cao

Mạ là biển rộng

Chúng con luôn nhớ

Suốt cả đời

Mạ chỉ biết CHO

Mà không mong được NHẬN

Mạ chỉ CHO

Mà không hề được NHẬN

Mạ quên mình

Vì cuộc sống chúng con

Vì hạnh phúc chúng con.

Mạ mất rồi

Biết nói chi

Cho vơi niềm thương tiếc

Mất Mạ rồi

Làm chi được

Để đền đáp công ơn.

Mạ ơi !



THÂN TRỌNG SƠN

Dalat, Mùa Vu Lan 2008.

vendredi 29 août 2008

ALAIN FOURNIER




Alain Fournier

với bản chúc thư viết lúc tuổi nhỏ

1.


Cuộc đời Alain Fournier – mà tôi muốn gọi bằng tên thật Henri - thật ngắn ngủi, như hạnh phúc anh vẫn kiếm tìm, thật trong sáng như tuổi thơ anh vừa chợt mất, thật nhẹ nhàng như những mối tình ở cạnh anh suốt mấy quãng đời : Henri - học trò, Henri - người lính, Henri – nhà văn. Henri là một nhà văn “không như những người khác” : Không kể những tạp bút, những truyện ngắn rải rác trên báo chí, không kể những thư từ liên lạc với gia đình bạn bè …, không kể những mẩu văn, những ghi chú rời rạc mà sau khi anh chết, Isabelle, em gái anh, góp nhặt lại cho xuất bản, tác phẩm của Henri vỏn vẹn chỉ có một cuốn : le Grand Meaulnes ( G.M. ) Người đọc G.M. xin đừng chỉ xem nó như một tác phẩm văn chương vì sẽ thất vọng bởi ít nhiều thiếu sót kỹ thuật, cũng xin đừng dùng nó để sống qua một vài giờ nhàn rỗi, bởi sẽ thấy nó quá tối tăm, rắc rối, G.M. như tâm sự của một người con trai đang lớn, của những người con trai đang lớn, G.M. như lời mời vừa thiết tha vừa quyến rũ của hai tâm hồn đồng điệu.

Cầm cuốn G.M. , trước hết hãy quên đi những công việc khó nhọc của đời sống hàng ngày, hãy quên đi những dự tính cho ngày mai, hãy khoan suy xét, phê bình, để sống với những phiêu lưu bất ngờ và kỳ thú của anh học trò nhỏ mang tên cuốn truyện, để sống với Henri, để nghe anh kể về chính mình.


2.

Cuộc đời Henri bao gồm mười bốn năm cuối của thế kỷ trước và mười bốn năm đầu của thế kỷ này. Sinh ra và lớn lên tại một vùng đất nơi mà “mọi việc đều có thể được, nơi mà người ta có thể khám phá tất cả”, Henri nắm tay chúng ta và nói về quê hương anh, như một người bạn nói với một người bạn :

“ Này đây, giữa hai nhánh của dòng suối, cánh đồng nhỏ cỏ cây mọc cao, hàng đám rạ cắt xong phơi khô bên bóng mát những hàng bạch dương; này đây căn trại ẩn mình nơi khúc quẹo của con đường hẽm …”

Khung cảnh an lành và cần cù của một hạnh phúc bình dị này chính là khung cảnh của tuổi thơ Henri, một tuổi thơ tuyệt đẹp ( “ un homme dont l’enfance fut trop belle”), tuổi thơ của đùa nghịch, tuổi thơ của những contes de fée, tuổi thơ của những mơ mộng phiêu lưu…

Ở mỗi trang cuốn G.M. ta đều tìm thấy vết tích của thời kỳ thơ ấu này : lớp học, giờ chơi, bạn hữu …

Suốt chuỗi ngày nhỏ dại, Henri sống với đầy đủ tình thương. Gia đình êm ấm, hạnh phúc. Nhất là đối với cô em gái, Isabelle, kém anh ba tuổi. Hai anh em thương nhau bằng một tình thương trong sáng, giữa hai người tưởng chừng như không bao giờ có bất hòa nhỏ. Càng lớn sự hiện diện của Isabelle càng trở nên cần thiết cho Henri. Anh cần bè bạn. Anh cần một người để tâm sự. Đến lúc đi học xa, anh vẫn không quên viết thư thường cho em. Để kể chuyện. Này em, sáng nay anh vừa bắt gặp một khuôn mặt thật dễ thương… Này em, suốt tuần nay không đêm nào anh ngủ được, dày vò bởi những kỷ niệm êm đẹp mùa hè vừa qua… Hai anh em luôn viết cho nhau để bù đắp khoảng trống nhớ nhung. Viết hàng tuần, viết hàng ngày, cho đến ngày Henri mất tích. Đến ngày đó, Isabelle vẫn viết cho mình đọc, bởi Henri không còn nữa, lần này, lời cô em gái càng thiết tha, càng trìu mến :

Hỡi anh, hỡi anh ! Henri của em, ánh sáng của lòng em, niềm vui của hồn em, thầy dạy và bạn đồng hành dễ tính của em thời nhỏ tuổi, nỗi lo và niềm kiêu hãnh của em, người hướng dẫn em qua bao nhiêu ngày !... ”

( Vie et passion d’Alain Fournier )

Bên cạnh Isabelle, Henri còn có một tình bạn không kém đẹp. Jacques RIVIÈRE là tên người bạn. Như một an bài của định mệnh, Jacques và Isabelle lại cùng nhau kết hợp, và như thế, kết hợp hai tình yêu lớn nhất của Henri, kết hợp hai người thân gần gũi nhất của Henri vậy.

3.


Cái bí mật của cuốn G.M. từ lâu vẫn là cái bí mật của nhân vật Yvonne de Galais, người con gái mà anh Meaulnes quen được qua một cuộc gặp gỡ ly kỳ.

Tới bờ, mọi việc được thu xếp vui như trong một giấc mơ. Trong khi lũ trẻ vui cười chạy nhảy từng nhóm họp lại và tản mác trong rừng, Meaulnes tiến vào một đường mòn, trước mặt anh, cách chừng mười bước, là cô thiếu nữ. Anh đến gần nàng và không kịp suy nghĩ nói đơn sơ :

- Cô đẹp quá.

Cô gái rảo bước, không đáp và rẽ vào một lối đi ngang trong lúc những người khác chạy đùa qua các con đường rộng lang thang theo ý riêng mình, mặc cho cơn nhàn hứng dẫn đi. Chàng thanh niên tự trách mình thô lỗ, vụng về, ngu xuẩn. Anh đang thơ thẩn không tin còn gặp lại cô gái duyên dáng đó nữa, thì chợt thấy nàng đi ngược lại và bắt buộc phải ngang qua gần anh trong lối đi chật hẹp…

Lần này chàng trai cúi chào và nói thật nhỏ :

- Cô tha lỗi cho tôi nhé !

Nàng đáp trịnh trọng :

- Tôi tha lỗi cho ông. Nhưng tôi phải đến với lũ trẻ. Hôm nay chúng là chủ. Thôi xin chào ông.

Augustin van xin nàng nán lại một chốc nữa. Anh nói vụng về, bằng một giọng bối rối, xao xuyến đến nỗi nàng phải đi chậm lại, lắng tai nghe. Cuối cùng nàng bảo :

- Tôi cũng không biết ông là ai mà.

Sau đó nàng lấy lại vẻ bình thản, miệng hơi mím lại, cặp mắt xanh nhìn về phía xa.

Meaulnes đáp :

- Chính tôi cũng không biết tên cô…

Nàng do dự, nhìn anh mỉm cười và nói :

- Tên tôi à ? Tôi là cô Yvonne de Galais.

Rồi chạy mất.

(…) Meaulnes tiến gần cô Galais khi thấy cô trở ra và nói như để trả lời điều cô bảo lúc nãy :

- Tên tôi đặt cho cô còn đẹp hơn nhiều.

Nàng hỏi, vẫn với vẻ nghiêm trang đó :

- Sao ạ ? Tên gì thế ?

Anh sợ đã nói lời ngu xuẩn nên không đáp. Rồi anh tiếp :

- Tên tôi là Augustin Meaulnes, tôi là học sinh.

- Ồ, ông đi học à.

Rồi hai người còn nói chuyện một chốc nữa… Cô gái đáp lại những dự định của Meaulnes :

- Ích gì đâu ? Có ích gì đâu ?

Nhưng khi anh bạo dạn xin phép nàng được trở lại thăm vùng đất đẹp này một ngày kia thì nàng chỉ đáp :

- Tôi chờ ông.

Họ đi tới gần bến thuyền, cô gái ngừng lại, mơ màng nói :

- Chúng ta chỉ là hai đứa trẻ, chúng ta đã làm một chuyện điên rồ. Lần này ta không nên lên cùng một chiếc thuyền nữa. Thôi từ biệt, xin đừng có theo tôi…”

( Le Grand Meaulnes – trang 99-102 )

Thật ra cuộc gặp gỡ Augustin Meaulnes – Yvonne de Galais trên đây chính là cuộc gặp gỡ Henri Fournier – Yvonne de Quiévrecourt, mà Henri đã cẩn thận ghi lại ngày giờ và nơi chốn : ngày 1 tháng 6 – 1905, tại Paris trước cửa Grand Palais. Cuộc gặp gỡ bí mật và kỳ thú này thúc đẩy Henri viết G.M. Cũng chính cuộc gặp gỡ này là nền tảng của quan niệm riêng Henri về tình yêu, về hạnh phúc. Và về cuôc đời.


4.

Henri mười chín tuổi và gặp Yvonne. Hai năm sau hay tin Yvonne đã có chồng. Hai năm sau nữa được tin nàng sinh con. Mãi đến năm 1913 mới có dịp gặp lại và nói chuyện. Nghĩa là từ hồi mới lớn cho đến lúc sắp ngã gục, hình ảnh Yvonne, tình yêu dành cho nàng vẫn luôn là mối bận tâm đối với Henri, tình yêu đó như hòa lẫn vào đời sống anh.

Giấc mơ tuyệt diệu, buồn buồn và gần như có thực : từng đoàn thiếu nữ trẻ đẹp đi ngang qua. Cô này có chiếc mũ giống nàng, cô kia có cái dáng nghiêng nghiêng, có cô mắt ánh màu nâu nhạt, có cô mắt xanh như màu mắt nàng, nhưng không người nào, không cô nào thực sự là nàng cả. Tôi mơ như vậy. Hằng đêm, cảnh đó diễn ra trong trí tôi…”

( Thư cho Jacques Rivière )

“ Nous sommes deux enfants. Nous avons fait une folie…”.Chúng ta chỉ là hai đứa trẻ, chúng ta đã làm một chuyện điên rồ. Câu nói này của Yvonne ám ảnh Henri mãi. Chúng ta như hai đứa trẻ. Về sau, gặp lại Yvonne – lúc này đã có con – Henri mới dám nói :

“Bây giờ gặp lại cô đây, tôi hướng về cô cũng với sự kính mến, với lòng trong trắng của ngày xưa… Tôi xin cô để ý đến điều khốc liệt này mà tôi nói ra với hết lòng thành thực. Xa cô, tôi không thiết sống.

Tôi chỉ yêu cầu cô có chừng đó.

Bây giờ tôi hai mươi sáu tuổi, chúng ta không còn là trẻ con nữa, tôi ý thức được điều tôi mong muốn. Không gì khác hơn là khỏi phải xa cách cô hoàn toàn…”

Xa cô, tôi không sống nổi. Xa em, anh không sống được. Henri cũng dùng thứ ngôn ngữ ấy của muôn người yêu nhau. Nhưng đừng tưởng là ngoài Yvonne, Henri không còn có một phiêu lưu tình cảm nào khác nữa. Này nhé : tháng 9-1909 với “Mlle Laurence”, tháng 5-1910, với Jeanne B. ( tức là Valentine trong truyện ), rồi sau đó, Henriette, Loulette và cuối cùng là Simone. Chừng đó để chỉ kể những người dan díu lâu dài. Laurence, hay Jeanne, hay Annette, hay Valentine, hay Henriette…, nào có quan trọng gì đối với Henri. Này Nanon, này Loulette, này Simone, Henri đâu có chú tâm đến sự khác biệt. Je ne me soucie pas d’une maitresse. Điều mà tôi đi tìm là tình yêu. Je cherche l’amour. Tình yêu thật sự. Tình yêu sống thực. Tình yêu với khuôn mặt đẹp nhất của nó. Tình yêu như một hòa hợp của tận cùng. Một tình yêu như thế, Henri đã tìm thấy. Một lần với một người rồi cuộc phiêu lưu của Henri dừng lại với Simone, vợ của Claude – Casimir Périer. Henri được giới thiệu đến làm thư ký cho Claude, và nhờ đó có dịp giao thiệp, trực tiếp hoặc bằng thư từ, với Simone. Tình yêu đến với hai người sau đó, dễ dàng và bình dị. Có thể nếu Henri còn sống, anh còn dẫn mình vào những cuộc phiêu lưu khác nữa. Bởi anh vẫn nói : Je cherche l’amour.

5.


Cuộc tìm kiếm đó không bao giờ chấm dứt đối với Henri. Hãy đọc đoạn cuối cùng của le Grand Meaulnes :

Meaulnes gặp một thiếu nữ , Valentine, rồi đính hôn với nàng một cách như miễn cưỡng. Chàng vẫn nghĩ đến Yvonne, đến tình yêu duy nhất này. Nghĩ đến Yvonne và sống với Valentine. Cho đến khi khám phá Valentine thật ra là hôn thê của Frantz, bạn chàng, Meaulnes ân hận và chạy trốn để gặp lại Yvonne de Galais rồi cưới nàng. Ngay hôm sau, như theo một tiếng gọi bí mật, Meaulnes lại bỏ đi, lần này thật xa, để chỉ trở về sau khi Yvonne đã chết để lại một bé gái.

Cuộc chạy trốn của Meaulnes là cả nỗi niềm của Henri, của con người nhiều yêu thương :

“ Có nhiều lúc tôi cảm thấy không chịu nổi thành phố này, không chịu nổi thiên hạ. Bao nhiêu nhà cửa, đường phố, khuôn mặt, mà tôi không tìm thấy một kẻ đáng yêu. Tôi hãi hùng như vào ngày sắp chết. Tôi bị ném vào một xứ mà tôi chưa hề quen biết, tin chắc là không thể nào có tình yêu ở đó, sẽ là địa ngục hay thiên đàng, tôi không biết, nhưng tôi bắt đầu, với sự mệt mỏi đáng ghét và nỗi chán chường không tên, tuyệt vọng nhìn mặt từng người đi ngang qua.”

Henri cũng đã giải thích thái độ của nhân vật anh.

“ Meaulnes chạy trốn không phải vì hào hứng, nhưng vì kinh hoàng bởi chàng biết là niềm vui đích thực không có trên cõi đời này.”

Trên cõi đời này không có niềm vui đích thực, nên Henri phải than vãn : “Personne au monde n’est aussi exilé que moi.” Còn ai cô đơn hơn tôi nữa. Còn ai buồn thảm hơn tôi nữa.

“ Tôi tìm một tấm lòng trong trắng

Và làm nơi an nghỉ cho mình.”

Nơi an nghỉ thanh bình nhất chỉ có một người có thể ban cho tôi. Henri nói về Yvonne : “ C’est vraiment le seul être au monde qui eût pu me donner la paix et le repos. Il est probable maintenant que je n’aurai pas la paix dans ce monde.” Mất Yvonne rồi, thanh bình không tìm gặp được nữa. Mất Yvonne rồi, niềm vui đích thực không còn nữa, Henri sống trong đời “ như một kẻ sắp sửa khởi hành.”

Nhưng Henri không khởi hành để đi vào tuyệt vọng, để tự chuốc lấy đau buồn. Anh khởi hành để đáp lại “ tiếng gọi trầm trầm và kỳ ảo”, tiếng gọi của niềm tin và sự khao khát tuyệt đối. Hạnh phúc như phần thưởng ở cuối chặng đường gian khổ. Henri tự trả lời mình :

“ Niềm vui thực sự không có ở trên đời, vậy mà nó vẫn ở đấy, mở rộng cửa đón chúng ta.”

Cửa mở để đón những tâm hồn biết sống, tay cầm tay và nói với nhau ngàn lời thiết tha. Hỡi tình yêu, hãy kết hợp những tâm hồn giao cảm, và hỡi cuộc sống, hãy làm bền chặt những tình yêu muôn đời.

6.



1944 … Năm đầu của trận chiến tranh khốc liệt. Ngày 22 tháng 9, Henri, lúc này là trung úy, dẫn đầu một toán quân tiến vào trận địa. Bên kia là quân Đức. Toán quân trở về không có Henri. Một bạn đồng đội đã trông thấy anh ngã gục và hình như được quân lính Đức mang về trạm cứu thương. Không ai nhận được tin gì khác nữa vế anh. Một cái chết không có tang lễ, không có phân ưu, không có điếu văn. Những nghi lễ, những hình thức tôn vinh mà Henri đáng được đón nhận.

Như để bù đắp vào sự thiệt thòi đó, tác phẩm của anh gây nên một tiếng vang lớn, từ cả hai phía.

Một bên là những người như Claude Roy quả quyết le Grand Meaulnes chỉ là bản sao của một cuốn sách nhan đề “ la Disparition du Grand Krauss”. Hoặc bà Jeanne Galzy với ý kiến cho rằng le Grand Meaulnes phỏng theo một truyện ngắn của Georges Sand : “Le château des Désertes” . Người đọc le G.M. biết về cuộc đời của tác giả chẳng tin được những lời tố cáo này, bởi lẽ, như chúng ta thấy, cũng như chính Henri xác nhận, Henri đã viết dựa trên sự thật, những gì anh kể đã xảy ra một nơi nào đó. ( …Je n’écrirais que sur de la réalité, tout ce que je raconte se passe quelque part… )

Và một bên là số đông những bài báo, những sách khảo luận viết về Henri. Và những lời lẽ như :” Đọc xong le Grand Meaulnes, tôi thấy ý nghĩa cuộc đời thay đổi hẳn.” Hay câu nói của J. Giraudoux : “ Tôi cũng là một anh chàng Meaulnes bé nhỏ.” Có thể kể thêm ở đây những bài viết của những nhân chứng gần gũi với Henri nhất, hiểu rõ Henri nhất, tức là Jacques – Isabelle Rivière và Simone.

7.


Những ngày cuối năm nơi này, trời mưa lạnh. Nghĩ đến những người thân yêu ở gần hay ở xa. Và gặp được Alain Fournier qua tấm hình trên một bìa sách, đôi mắt thật sáng, buồn buồn nhìn vào khoảng xa. Như một cách làm quen, tôi nói về Alain Fournier bằng tên thật Henri và gọi anh như một người thân thiết. Người biết đến Alain Fournier khá nhiều, nhưng người đọc được Alain Fournier chưa hẳn đã là đông. Đọc những gì còn ghi trong sách. Và đọc những điều không hiện rõ trong những dòng chữ viết đó. Phải là người có tâm hồn, yêu cuộc sống và thích phiêu lưu.



Tôi đi kiếm tình yêu. Je cherche l’amour. Trọn cuộc đời Henri, tất cả tâm sự, tất cả tâm hồn anh đều xoay quanh câu nói đó. “ Tình yêu như một cơn chóng mặt, như một sự hy sinh, như tiếng nói cuối cùng cho tất cả. Sau nó, không còn gì tồn tại nữa.” Je cherche l’amour. Tôi đi kiếm tình yêu. Đó cũng là thông điệp của Henri gởi cho người đọc, là bản chúc thư của Henri viết lúc còn tuổi nhỏ. Sự nghiệp của Henri trước sau cũng chỉ gồm một cuốn sách. Henri không cần giải thưởng nào, không cần tiền bạc, miễn sao tác phẩm của anh có người đọc. “ Je ne demande ni prix ni argent, mais je voudrais que le Grand Meaulnes fût lu. Je voudrais que tout un peuple le lise, que toutes les femmes l’aiment.”

THÂN TRỌNG SƠN

Huế - 12 / 1965

( Bài đăng ở ĐỈNH TRIỀU, Đặc San Mùa Xuân – Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Huế - 1966 ).




jeudi 28 août 2008

GỞI CON YÊU DẤU



Đến một ngày con thấy cha già yếu,

Cha mong con hãy kiên nhẫn, bền lòng,

Cha mong con hãy cố gắng cảm thông

Nếu thấy cha khi ăn làm vấy bẩn

Hoặc khi mặc áo quần vụng về, luống cuống,

Hãy nhớ lại bao nhiêu phút giây

Cha đã bỏ ra để chỉ bày cho con mọi thứ

Khi con còn bé bỏng thơ ngây.


Nếu khi nào con thấy cha lẩn thẩn

Cứ nói đi nói lại mãi một điều,

Đừng vội ngắt lời mà hãy cố

Lắng nghe cha nói nhé, con yêu!

Con còn nhớ không khi con còn nhỏ,

Cha đã chiều ý con khi con đòi

Đêm nào cha cũng đọc mãi cho nghe một chuyện

Đến khi con thiếp ngủ mới thôi.


Nếu bây giờ cha không thường xuyên tắm rửa,

Đừng nặng lời cho là chuyện đáng chê.

Nhớ ngày xưa mỗi lần giục con đi tắm,

Cha phải bịa đủ thứ chuyện nói cho con nghe.


Khi thấy cha chẳng biết gì các công nghệ mới

Cha mong con đừng vội chế nhạo liền

Cho cha đủ thời gian tìm hiểu làm quen.


Lỡ khi nào cha không còn nhớ

Không theo hiểu kịp khi chuyện trò

Hãy cho cha có thời gian nhớ lại

Và ngay cả khi cha vẫn còn quên mãi

Cũng đừng nên nóng nảy, giận hờn.

Vì với cha bây giờ điều quan trọng nhất

Là được ở gần và chuyện vãn với con.


Nếu cha từ chối không muốn ăn,

Thì con ơi, con đừng có ép !

Cha biết rõ khi nào cha đói, khi nào không.


Khi đôi chân cha không còn cho phép

Cha dễ dàng đi lại như xưa,

Hãy giúp cha như cha đã từng giúp

Nắm tay con dìu bước buổi chập chững ban sơ.


Đến ngày nào đó, với con cha sẽ nói

Cha không thiết sống nữa, muốn chết đi cho rồi.

Con đừng giận hờn, vì rồi sẽ có lúc

Đến lượt con, con sẽ hiểu thôi.


Con đừng buồn phiền, đau khổ hay tỏ ra bất lực

Trước tuổi già và tình trạng của cha hiện nay

Hãy ở gần, hiểu cuộc sống của cha,

Hãy làm hết sức như cha đã làm khi con mới sinh ra.

Hãy giúp cha vững bước, đi trọn đường trần

Với lòng nhẫn nại và tình thương.

Vì tất cả những gì con làm đó

Cha chỉ còn một cách để cám ơn :

Nở nụ cười và nói : Cha yêu con !


THÂN TRỌNG SƠN chuyển ngữ.


Cher fils ( chère fille ) ,

La journée où tu trouveras que je suis devenu très vieux,

essaie d’avoir de la patience envers moi et essaie de me comprendre.

Si je me salis en mangeant … Si j’ai de la difficulté à m’habiller … sois patient (e) !

Souviens-toi des heures que j’ai passées à t’apprendre toutes sortes de choses

quand tu étais petit(e).

Si je répète la même chose des dizaines de fois, ne m’interromps pas ! Écoute-moi !

Quand tu étais petit(e) , tu voulais que je te lise la même histoire,

soir après soir, jusqu’à ce que tu t’endormes. Et je l’ai fait !


Si je ne me lave plus aussi souvent sous la douche, ne me réprimande pas et ne me dis pas que c’est une honte.

Souviens-toi combien d’excuses je devais inventer pour te faire prendre un bain quand tu étais petit(e).


En voyant mon ignorance vis-à-vis les nouvelles technologies, ne te moque pas de moi mais laisse-moi plutôt le temps de comprendre.

Je t’ai appris tant de choses : bien manger … bien t’habiller… bien te présenter… comment confronter les problèmes de la vie.


S’il m’arrive à l’occasion de manquer de mémoire ou de ne pouvoir suivre une conversation… laisse-moi le temps nécessaire pour me souvenir… et si je n’y parviens pas, ne deviens pas nerveux (se) et arrogant(e) … car le plus important pour moi, c’est d’être avec toi et de pouvoir te parler.

Si je refuse de manger, ne me force pas. Je sais très bien quand j’ai faim et quand je n’ai pas faim.

Quand mes propres jambes ne me permettront plus de me déplacer comme avant… aide-moi de la même manière que je tenais tes mains pour t’apprendre à faire tes premiers pas.

Et quand un jour, je te dirai que je ne veux plus vivre… que je veux mourir … ne te fâche pas… car un jour tu comprendras aussi à ton tour !


Tu ne dois pas te sentir triste, malheureux (se) ou incompétent(e) face à ma vieillesse et à mon état. Tu dois rester près de moi, essayer de comprendre ce que je vis, faire de ton mieux comme je l’ai fait à ta naissance.

Aide-moi à marcher… aide-moi à terminer ma vie avec amour et patience. La seule façon qu’il me reste pour t’en remercier, c’est un sourire et beaucoup d’amour pour toi.


Ton père qui t’aime !

( Auteur : Anonyme )



LA VIE ÉPHÉMÈRE


La vie n’est, chacun le sait, rien qu’un rêve,

Et notre existence, une durée toute brève,

De la tendre enfance, juste en un moment,

On vole à la vieillesse aux cheveux blancs.


Traduction de THÂN TRỌNG SƠN


PHÙ SINH

Vẫn biết cuộc đời là mộng ảo

Phù sinh một kiếp thoáng qua mau

Tóc xanh đang độ thời thơ ấu

Thoảng chốc thì ra đã bạc đầu.


TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG.




lundi 25 août 2008

BÀI CHO BÉATRICE


Chia tay chẳng nói chẳng năng

Chọn tulipe , bỏ bằng lăng quê nhà ?
Chỉ vì hương sắc loài hoa
Vì cối xay gió, hay là vì ai ?
Rồi đây đất khách quê người
Có còn giữ được tiếng cười hồn nhiên ?


Thân Trọng Sơn
Paris, ngày về - 30/6/1995

dimanche 24 août 2008

NHỮNG ĐỨA TRẺ YÊU NHAU



Những đứa trẻ yêu nhau đang đứng

Dựa vào cánh cửa của đêm tối mà hôn nhau

Khách qua đường đưa tay chỉ chỏ

Nhưng những đứa trẻ yêu nhau

Đứng đó chẳng vì người nào

Chỉ chiếc bóng của chúng

Chập chờn trong đêm thâu

Khiến khách qua đường giận dữ

Giận dữ ghét khinh cười cợt thèm thuồng

Những đứa trẻ yêu nhau đứng đó chẳng vì ai

Chúng đang ở nơi nào khác xa hơn cả bóng đêm

Cao hơn cả ban ngày

Trong ánh sáng chói ngời của mối tình đầu tiên.


THÂN TRỌNG SƠN
( Dịch từ tiếng Pháp )

LES ENFANTS QUI S’AIMENT

Les enfants qui s’aiment s’embrassent debout

Contre les portes de la nuit

Et les passants qui passent les désignent du doigt

Mais les enfants qui s’aiment

Ne sont là pour personne

Et c’est seulement leur ombre

Qui tremble dans la nuit

Excitant la rage des passants

Leur rage leur mépris leurs rires et leur envie

Les enfants qui s’aiment ne sont là pour personne

Ils sont ailleurs bien plus loin que la nuit

Bien plus haut que le jour

Dans l’ébouissante clarté de leur premier amour.


JACQUES PRÉVERT



LA VIE DES FEMMES DANS LES PALAIS



Toutes les activités au sein des palais interdits étaient toujours regardées comme des mystères. De l’est à l’ouest, de nombreuses anecdotes étaient tissées concernant la vie du monde féminin au service du roi qui, au nom de la volonté céleste, gouvernait la cour et le peuple. Enfermées dans les quatre murs pourpres de la Cité interdite, séparées du monde extérieur, comment ces femmes pouvaient – elles vivre et se divertir dans leur domaine régné par un seul être du sexe opposé au pouvoir absolu ? Il s’agissait des “anecdotes peu connues des palais mystérieux”, difficiles à connaître. Comment organiser et diriger cette collectivité féminine, de tout âge et de toute position sociale, pour éviter tout problème néfaste ? Dans l’ancienne société, la rigoureuse morale confucéenne, basée sur les privilèges de l’homme, sous-estimait la femme. En faisait preuve cette expression railleuse : “ Trois femmes égalent un malhonnête” – ( les trois caractères chinois de “nu” – femme – forment le caractère de “gian” – malhonnête -). Alors, comment cet ensemble d’un millier de femmes se comportaient-elles pour disputer un seul monarque ?

Naturellement leur vie n’était point simple comme nous le croyions. Vivant dans un espace restreint, en lutte permanente pour survivre et pour avancer, elles laissaient leurs sentiments et désirs pousser à volonté, différemment de la manière des femmes de campagne. Le roi Gia Long, si puissant fût-il, se plaignait souvent en parlant de ses épouses, comme le prouvait le Souvenir de Hué , écrit par Michel Duc Chaigneau, fils de Jean Baptiste Chaigneau et de Madame Ho Thi Hue, né en 1803 avec le nom vietnamien de Nguyen Van Duc. Lorsque J.B. Chaigneau était mandarin au règne du roi Nguyen Anh sous le nom vietnamien de Nguyen Van Thang, le roi reconnut sa contribution en l’unissant à Ho Thi Hue. Il continua sa carrière mandarinale sous le règne de Gia Long puis , voyant que le roi tenait les mandarins de nationalité française à distance, il demanda une retraite anticipée puis rentra en France. Dans Souvenir de Hué, le passage relatant la conversation entre le roi Gia Long et lui révélait que le roi n’avait aucun problème dans le commandement d’une grande armée ou dans l’administration de tout un pays et qu’il lui était vraiment difficile de diriger ses épouses dans la cour. Le roi fit part sans hésitation à Nguyen Van Duc de ses ennuis éprouvés au retour du palais à la fin des audiences royales. J’y tomberai sur des démons méchants. Elles ne nous ressemblent pas, elles se querellent, se disent du mal, s’entre-déchirent et à ma vue, elles accourent, pleurent en criaillant désagréablement, habits débraillés, visage fâché ou affligé, et demandent mon arbitrage.”

Naturellement le roi exagéra un peu par ces paroles humoristiques mais c’était à peu près de cette façon que se passait la dispute des concubines, odalisques, servantes dans la cour dans le but d’obtenir la faveur du roi. Ni le roi Gia Long et ni Michel Duc Chaigneau n’avaient trop faussé la vérité, on pouvait le croire. Alors, comment cette collectivité de femmes était-elle organisée ?

LES TROIS RÉSIDENCES ET LES SIX PAVILLONS OU LE HAREM ROYAL.

Il s’agit des trois résidences à l’architecture grandiose et resplendissante, réservées aux trois femmes des plus élevés` rangs de la cour : la grand-mère, la mère et l’épouse officielle du roi.

La femme qui jouissait des plus grands honneurs et de la plus élevée position était la Thai Hoang Thai Hau, ou la grand-mère du roi. Le roi la respectait particulièrement et lui réservait une résidence personnelle pourvue de grands conforts. Dans la dynastie des Nguyen, cette résidence était construite pour la première fois en 1822, l’année du Cheval, sous le règne de Minh Menh. Située dans l’enceinte de la Cité pourpre interdite, donnant sur l’est, elle était construite du style “trung thiem diep oc”, c’est- à-dire avec deux bâtiments contigus par un même toit, comme les autres palais de la dynastie des Nguyen. Le roi Minh Menh voulait s’en servir comme un lieu de loisir, il y fit édifier pavillons, attiques, montagnes artificielles en rocaille, lacs… Le roi Thieu Tri accéda au trône, la reine Thuan Thien devint la grand-mère du roi, la résidence était restaurée Des travaux supplémentaires étaient ajoutés en cette occasion. Entourée d’une muraille de briques, appelée d’abord Résidence Truong Ninh ( Tranquillité ) et puis Truong Sanh ( Longévité ) par le roi Khai Dinh, elle avait un grand hall du nom de Ngu Dai Dong Duong ( Hall de Coexistence des Cinq générations ). On savait qu’en 1843, Hong Bao mit au monde son premier fils Ung Dao. De la génération de la reine Thuan Thien jusqu’ à celle de Ung Dao, on en comptait cinq : voilà l’explication de la désignation du hall.

Il y avait encore d’autres constructions : au milieu, le temple Tho Khuong, à côté, le Pavillon Van Phuc, puis, en arrière, les montagnes artificielles Buu Son, et enfin le lac de Dao Nguyẹn Le paysage y était si splendide que le roi regardait cette résidence comme le septième des vingts beaux sites de la cité impériale. Dans la résidence, la Reine Grand-Mère était servie par une trentaine d’oalisques, de servantes et d’eunuques.

Celle qui occupait le deuxième rang dans la cour était la Reine-Mère qui habitait la Résidence Truong Tho, construite par le roi Gia Long en 1803, l’année du Cochon, après la reconquête de la capitale Phu Xuan. Ce nom était changé plusieurs fois : en Tu Tho en 1820 ( première année du règne de Minh Menh) , puis Gia Tho ( par Tu Duc ), Ninh Tho ( par Thanh Thai ) et enfin Dien Tho ( par Khai Dinh ). La Résidence Dien Tho, située aussi en dehors de la Cité pourpre interdite, était en meilleur état par rapport à celle de la Reine Grand-Mère. Elle était entourée d’une grande muraille trouée de quatre porches : la principale, porche Tho Chi, donnait sur le sud. Cette porche traversée, on arrivait à une large cour de briques avec, des deux côtés, deux maisons de séjour à gauche et à droite ( Ta Tuc Duong et Huu Tuc Duong), puis une muraille basse en briques, un paravent au milieu, et les deux porches Thuy Quang et Trinh Ung. Derrière la muraille basse c’ était la construction principale de la résidence englobant un hall carré, à gauche, deux longs corridors et un appartement où l’on buvait du thé, à droite, un autre corridor et un appartement de thé. En arrière on voyait le hall principal, très large, couvert de tuiles, avec des balcons à l’est et à l’ouest. Devant le balcon de l’est s’ étendait un lac carré avec le Pavillon flottant Ta Truong, couvert de tuiles bleues. Le balcon de l’ouest était embelli d’une montagne artificielle en rocaille. Derrière le hall principal se dressait le pagodon bouddhique Phuoc Thọ. À l’extrémité de la cour, vers le nord, se trouvaient le temple Tho Ninh et d’autres petites constructions telles que cuisine, entrepôt… Il y avait aussi le théâtre Thong Minh òu le groupe de théâtre Thanh Binh et le chœur féminin venaient donner des représentations.

La troisième personne du palais royal en charge de la gestion du harem était la Hoang Quy Phi, première épouse officielle du roi. Avant le règne de Khai Dinh, celle-ci habitait à la résidence Khon Thai, située dans la Cité pourpre interdite, juste derrière le Palais Can Thanh réservé au roi. Cette résidence était appelée Khon Duc au règne de Gia Long puis Khon Thanh par Minh Menh après son avènement en 1833. Le hall Cao Minh Trung Chinh, hall principal de la résidence Khon Thai, était aussi construit sur le modèle de “deux bâtiments contigus avec un même toit”. Cette construction englobait au milieu 7 travées, devant et derrière 9 travées, et des corridors à l’est et à l’ouest. À l’est, c’ était le Tinh Quan, sorte de théâtre réservé au roi et aux résidents du palais. Cette résidence fut détruite au règne de Khai Dinh, la première épouse du roi déménagea au palais Kien Trung . Outre la Hoang Quy Phi, première épouse, le roi avait une ou deux autres. Celles-ci étaient aussi adorées du roi, certaines mieux que la première. Pourtant il fallait respecter les règles de la cour, elles devaient être classées au-dessous de la Quy Phi. En 1811, l’année de la Chèvre, le roi Gia Long fit construire le palais Trinh Minh comme logement pour les épouses de second rang.

En dehors des trois grandes résidences réservées aux femmes les plus puissantes de la cour, et le palais Trinh Minh pour les épouses de second rang, dans l’enceinte de la Cité pourpre interdite il y avait encore six pavillons. Situé à l’ouest du palais principal, c’est- à-dire à droite du Palais Can Thanh, c’ était le pavillon Thuan Huy, réservé aux épouses classées au rang des Tan ( Hue Tan, Thuc Tan, par exemple).

À l’est du Pavillon Thuan Huy se trouvaient 5 autres : Doan Thuan, Doan Huy, Doan Trang, Doan Tuong et Doan Hoa. Ces pavillons, reliés au Palais Can Thanh du roi par un corridor, étaient réservés aux concubines des rangs Tiep Du, Tai Nhan, My Nhan, Qui Nhan ou des nouvelles recrutées pas encore classées.

Ce serait une lacune si, en parlant du harem royal, nous n’abordions pas le logement des Thai giam ( eunuques ). Le pavillon réservé aux eunuques se trouvait au nord et à droite du pagodon Van Phuoc dans la Résidence Dien Tho, près du Théâtre Royal réservé aux Reines-Mères. Les eunuques étaient chargés de transmettre les ordres du roi dans la cour; de naissance ou par auto-castration, ils appartenaient au genre neutre et existaient dans n’importe quelle dynastie.

Dans les palais, de la reine grand-mère aux servantes, chaque femme menait, selon sa position et son rang, une vie différente au sein des quatre murs. En général, les femmes de haute position et de grand pouvoir pouvaient vivre une vie confortable, heureuse, dans un paisible loisir. Les reines grands-mères et les reines-mères, après tant de services, pouvaient jouir d’une vie heureuse au point de vue matériel et tranquille au point de vue spirituel. Elles n’avaient peur de personne, y compris le roi. Pourtant certaines portaient attention aux affaires des rois, telles la reine Thuan Thien ou la reine Tu Du. Loin de consacrer ses jours aux loisirs ou aux cultes, elles s’intéressaient aux activités de la cour, et intervenaient, par leur influence, si les rois faisaient tort. C’ était le cas du roi Minh Menh qui voulait instituer prince héritier le fils de la concubine Ngo Thi Chinh, au lieu de son fils aîné Mien Tong. Le roi fut convaincu pour changer sa décision. La Biographie des grands hommes du Dai Nam raconta la façon dont la reine Tu Du éduquait le roi Tu Duc par des suggestions concernant la modification du contenu des pièces de théâtre classique chinois conformément à la morale nationale. La reine Tu Du adorait regarder le théâtre classique, surtout des pièces d’origine chinoise telles que “L’expédition à l’est de Chiao Ting Quai” , L’expédition à l’ouest de Chiao Ting Quai” …. Un jour, à l’occasion d’une fête, elle fit venir la troupe théâtrale Thanh Binh qui jouait la pièce Feng Le Hue, assassin du frère et du père ” extraite de L’expédition à l’ouest de Chiao Ting Quai. La troupe jouait très bien, surtout le rôle de Feng Le Hue. Mais la reine avait l’air triste et contrariée. Le peuple vietnamien n’acceptait pas, dit-elle, ces histoires de meurtres entre les membres d’une famille, pourquoi Feng Le Hue agissait-elle de la sorte. Le théâtre devrait, outre sa fonction de distraction, éduquer les spectateurs d'après la morale nationale. À ces reproches, le roi Tu Duc reconnut sa faute et se hâta de récupérer toutes les pièces en circulation pour les modifier.

La vie des reines grands-mères et reines –mères, à l’exception de certaines, passait dans la tranquillité auprès de leur descendance jusqu’ à la fin de leurs jours. Elles ne firent leur apparition qu’aux jours de fête.

On pensait souvent par erreur que c’ était un bonheur d’ être épouse d’un roi. Ce n’ était pas vrai que les épouses du roi, surtout la première, ne pensaient qu’ à s’amuser parce qu’elles avaient sous la main tant des servantes. Au contraire, leur vie était pleine d’inquiétudes. La première épouse, à la tête du harem royal, était entourée des ennemis. Son moindre geste était observé, une seule faute légère conduisait à la révocation. Les concubines adorées du roi cherchaient l’occasion pour dire du mal d’elle et la défavoriser. Il y avait pas mal de choses à faire, à chacun son travail, mais elle devait avoir l’œil sur tout. Elle était prête à faire face à tout incident, ce qui affectait son moral. Au point de vue matériel, elle jouissait des privilèges, on subvenait à tous ses besoins, mais elle n’était pas libre. Se levant tôt, se couchant tard, elle travaillait sans repos du matin au soir, pareille à un premier ministre. Et elle devait ménager ses expressions, de peur d’une révocation. Heureusement il n’y avait pas de cachot du palais sous la dynastie des Nguyen, sinon on ne savait pas ce qui pourrait arriver.

Les livres d’histoire de la dynastie des Nguyen racontaient encore le cas de la reine Le Thien, épouse du roi Tu Duc, qui était investie Cung Tan, puis Can Phi, Thuan Phi, Trung Phi pour atteindre au rang le plus élevé de Hoang Qui Phi en 1870, après une vingtaine d’années de service. Or, en 1882, par une faute minime ( elle servit tard le dîner au roi malade ) elle était révoqueée au rang de Trung Phi et ne pouvait plus diriger le harem. Voila le sort de la première épouse, on pourrait comprendre facilement celui des autres femmes, concubines et servantes. Elles ne pouvaient pas mener une vie ordinaire. En vue de l’estime du roi et d’une promotion, elles devaient lutter continuellement, se servir même des manœuvres quelquefois, et les scènes de jalousie, de dispute, d’outrage étaient fréquentes dans la cour. Entourées dans les quatre murs d’année en année, en contact permanent avec des personnes envieuses du même sexe, elles devaient réprimer leurs sentiments et ne laissaient pas voir leur vrai visage. On pouvait imaginer cette existence en lisant le passage suivant, extrait du Souvenir de Hué où l’auteur Michel Duc Chaigneau décrivit une scène de jalousie dans le palais royal, exprimée par le roi Gia Long avec un peu d’exagération : “Que Votre Majesté porte un jugement ! Que Votre Majesté porte un jugement ! Elle m’insulte, elle m’engueule !, elles me tirent, elles me poussent avec des explications et des implorations assourdissantes…”

Tant d’ épouses et de concubines pour un seul monarque ! Certaines d’entre elles, depuis leur premier pas au palais jusqu’ à la fin de leurs jours, ne connaissaient jamais le lit conjugal, ni même un seul moment à côté du roi. Les activités nocturnes du roi étaient bien réglées par les eunuques que les femmes cherchaient à stipendier pour obtenir la faveur du roi. La vie triste et monotone dans la cour rendait les femmes facilement sujettes aux maladies, surtout à la dépression mentale, dont le traitement s’avérait peu efficace. En cas de maladie, elles étaient placées sur un lit caché par un rideau, sortant une main dont le poignet était enveloppé d’un mouchoir de soie. Ne pouvant ni toucher, ni regarder les malades, ni leur parler, le médecin royal leur tâta le pouls au poignet puis prescrivit des médicaments. Alors, si compétent fût-il, il n’arrivait pas à guérir les malades : comment pouvait-on diagnostiquer exactement par le seul procédé de tâter le pouls ? C’est pourquoi, aucune de ces femmes pouvaient vivre longtemps.

On observait une stricte discipline dans la cour et ne prêtait pas attention à la vie sentimentale, les distractions manquaient sauf quelques représentations théâtrales, concerts, promenades … N’ayant rien à faire, elles s’acoquinaient, se disputaient et les scènes de jalousie et même de brouille étaient fréquentes dans les palais. On ne pouvait pas imaginer ce monde exclusivement féminin au sein de la cour et le roi Gia Long n’hésita pas à les appeler “démons”. À la tombée de la nuit, la vie dans les palais devenait plus agitée pour ces femmes qui n’étaient pas libres pendant toute la journée. Dans une atmosphère plus animée, elles devenaient plus actives, telles des chauves-souris en quête de nourriture. C’était à ce moment que se déroulaient des histoires scandaleuses, avec la connivence des eunuques, qui faisaient penser aux légendes de “ changement de seigneur“ de la dynastie chinoise des Sung.

Les femmes de la cour, du rang le plus élevé au plus bas, menaient ainsi une vie monotone et ennuyeuse, dans un espace restreint, écarté du monde extérieur jusqu’à la mort. À l’exception de quelques-unes d’une haute position, elles ressemblaient à des prisonnières enfermées dans une grande prison d’où elles ne pouvaient être relâchées pour revenir à la vie extérieure qu’en cas de catastrophes ou d’événements. Certaines allaient aux mausolées s’occuper du culte des rois défunts, heureusement elles n’étaient pas enterrées vivantes aux funérailles des rois comme la coutume de quelques dynasties féodales dans le monde.



THÂN TRỌNG SƠN
Traduit du vietnamien
Texte original :
Truyện kể về các vương phi hoàng hậu nhà Nguyễn - THI LONG