mardi 30 décembre 2008

CUNG ĐÀN XƯA






Có thể nói Dalat là thành phố đi ngủ sớm. Sáu tháng mùa mưa sáu tháng mùa khô, mưa thì ẩm, khô đi kèm với lạnh, nhiệt độ bình quân trên dưới 20 độ, rồi hết sương mù lại gió buốt. Những thứ này giữ chân cư dân Thành phố Hoa ở trong nhà vào ban đêm. Bảy giờ đóng cửa trong, tám giờ khóa cửa ngoài. Sinh hoạt gia đình chủ yếu diễn ra trong nhà, ít người có thói quen đi ăn ngoài. Cưới hỏi, tiệc tùng thường mời vào buổi trưa, nếu có buổi tối thì cũng đón khách 17h, nhập tiệc 18h, hơn bảy giờ là đã ai về nhà nấy. Mà không ăn uống, tiệc tùng thì làm gì, đi đâu. Đi học ( ngoại ngữ, bổ túc văn hóa ) ? trễ nhất 20h30 là tan lớp. Mua sắm ? Chợ lớn chợ nhỏ đóng cửa, thưa thớt vài cửa hàng ở khu trung tâm, còn siêu thị là một trong BA KHÔNG của thành phố theo ghi nhận của khách từ xa đến. ( Hai thứ kia là không có xe xích lô và không có tín hiệu giao thông đèn xanh đèn đỏ ). Chiếu bóng ? Chỉ còn một rạp ở Khu Hòa Bình và một hai rạp mini gì đó. Ca nhạc ? Xuân thu nhị kỳ có các đoàn nơi khác đến, biểu diễn ở … Sân Vận động.


Và như thế dân Dalat ban đêm ở trong nhà và đi ngủ sớm. Nhưng du khách thì không. Mỗi ngày hàng trăm đến hàng ngàn người từ muôn nơi đổ về, con số này có thể lên đến cả chục ngàn vào những dịp lễ lạc, hội hè, Tết nhất. Họ đến để chia sẻ với hai trăm ngàn cư dân thành phố này cái hạnh phúc được sống trong yên bình thinh lặng, trong mát lạnh dịu êm, với rừng thông đồi cỏ, với thác nước vườn hoa, với rau xanh trái ngọt. Và tất nhiên buổi tối họ không thể nhốt mình trong các phòng khách sạn chờ đến sáng hôm sau mới tiếp tục rong chơi. Nhưng xem chừng nếu không muốn làm bạn với chén rượu cốc bia, họ không có nhiều lựa chọn cho lắm. Mênh mang sương khói một chút thì có thể tản bộ dạo chơi quanh bờ hồ Xuân Hương hay lang thang trên các đường phố khu trung tâm, đi dăm phút đã về chốn cũ. Phiêu linh ngẫu hứng thì tìm một quán bar khiêu vũ, rải rác đâu đấy ở Bùi Thị Xuân, Hồ Tùng Mậu hay ngay dốc Lê Đại Hành; tuy nhiên hoạt động này chưa là ưa thích của số đông. Muốn ấm lòng đêm khuya thì trở lại Khu Chợ Đêm ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, lối dẫn vào Chợ Lầu, nơi đây khách có thể lai rai ba sợi hoặc tìm lại hương vị đậm đà quê hương ba miền đều có cả. Những người hơi khó tính lại không chịu vì ăn ngon đâu chỉ cần thức ăn mà còn phải có chỗ ngồi tốt, bát dĩa sạch, khung cảnh thích nghi và cả người cùng ăn tâm đầu ý hợp.


May ra còn một sinh hoạt có thể nhận được sự đồng thuận của nhiều người : đi hát. Đúng thế, hát và nghe hát là một nhu cầu có thật của mọi người, cho dù là người trẻ, người không còn trẻ, người sắp già, người sẽ già, người không bao giờ già. Có lẽ vì lý do này mà nơi đây các quán karaoke tiếp tục mọc như nấm sau cơn mưa. Không tập trung lại một khu vực như ở Nha Trang hay Đà Nẵng, nơi Thành Phố Mù Sương , loại hình sinh hoạt này có thể tìm thấy ở mọi nơi, giữa thênh thang đại lộ, nơi đầu đường góc phố, vào hẻm, xuống dốc, quán nhỏ, bình dân, nhà lớn, biệt thự hẳn hoi, sang trọng, tìm đâu cũng thấy, đi đâu cũng gặp. Nhưng muốn hát và nghe hát cho thật “ sướng”, cho bõ công thực hiện chuyến đi, cho hợp với nhịp sống từ tốn an hòa , với phong cách nhàn nhã lịch thiệp của Phố Núi thì phải chịu khó đi tìm các quán cà phê ca nhạc, tốt nhất là qua giới thiệu của người đã biết. Qua Hai Hà Trưng, đi chậm lại để nhìn kỹ vì mặt tiền hơi hẹp, khuất lấp giữa những nhà khác. Sang phía Dinh Bảo Đại, đường nhỏ không ánh điện, nhìn lên đồi thông. Lên dốc ga, dọc theo đường lớn rẽ vào hẻm nhỏ. Đâm vào con đường trước cổng Khách sạn Palace, tiến vào thật sâu, có đoạn tối tăm một chút, quanh co một chút, đi mãi, đi mãi sẽ thấy lối ra ở … chân đèo Prenn, đường lên Cáp Treo. Men theo khuôn viên Đài Truyền Hình, vòng vèo uốn lượn, đi giữa hàng thông lấp loáng đứng trong im, cành lá in như đã lặng chìm. Và còn nữa, còn nữa, hãy tìm, sẽ gặp. Tất cả những quán này đều giống nhau ở một điểm là không hề quảng bá thương hiệu trên đài trên báo, không tờ rơi áp phích, bảng hiệu không lớn, không giăng đèn kết hoa xanh đỏ tím vàng. Hữu xạ tự nhiên hương, ai biết thì đến.


CUNG ĐÀN XƯA là một địa chỉ trong số đó. Bên ngoài, mái tranh hình chóp, đơn giản, thân thiện. Vào trong, không gian vòng tròn, mời mọc, ấm cúng. Bàn ghế được bố trí thuận tiện cho cặp đôi tâm sự, tốp nhỏ thân quen hay nhóm đông đoàn tụ , khỏi mất công di chuyển, đổi dời. Khách quen khách lạ đều được chủ nhân chào hỏi ân cần, gởi lại một tờ giấy nhỏ để khách tự ghi yêu cầu bài muốn hát hay muốn nghe. Khu vực khách ngồi này được bố trí cao hơn một chút so với nơi biểu diễn, phải chăng điều này cũng đã thể hiện thái độ tôn trọng khách ? Cà phê, nước giải khát, bia rượu, thứ gì cũng được, không có khách hàng khó tính ở đây. Họ đã đến ( từ thành phố này hay từ xa, rất xa ) và họ sẽ hát ( một bài hay nhiều bài ). Ai đó đã nói làm văn nghệ có khi lại thích hơn là xem văn nghệ. Cho nên họ sẽ hát. Không có màn hình chạy chữ nên người hát thuộc lời sẽ dễ dàng thể hiện hơn, còn không thì có sẵn tập nhạc để trên giá đỡ, vừa nhìn vừa hát cho thêm tự tin, thoải mái. Chẳng có gì ngần ngại vì ở đây không có hội đồng thẩm định, không có bình chọn xếp hạng được thua. Chỉ có tiếng vỗ tay, chỉ có lời tán thưởng, động viên, khích lệ. Nào có can chi đời hữu hạn, Sống mà gặp nhau đã đẹp vô cùng. Gặp nhau để hát cho nhau nghe như thế này thì càng tuyệt vời biết mấy.


Từ khu vực khách ngồi, không gian của giao hòa và đồng điệu, bước xuống bốn bậc cấp là khoảng trống đủ rộng để khi cần khách có thể tự nhiên mời nhau nhẹ bước nhịp nhàng theo tiếng nhạc, dìu dặt trong tiếng đàn, thả hồn mình trong tận cùng chia sẻ. Lùi thêm chút nữa là ô vuông sân khấu nhỏ, ánh sáng ấm dịu làm nổi bật phông nền bên sau là cảnh rừng thông và thấp thoáng mấy ngôi biệt thự. Thông và biệt thự, nét chấm phá vẽ nên đặc trưng của Dalat được chủ nhân nhốt vào đây, khiến khách vào thấy ngay là mình đang đến với phố trong rừng, với rừng trong phố, như Dalat đã từng là, như Dalat phải là. Và đây mới là không gian của cảm xúc và sáng tạo. Một chút bất ngờ cho khách lần đầu vào quán khi thấy chủ nhân lịch thiệp ân cần hồi nãy thong thả bước vào không gian này và biến thành ca sĩ.


Chỉ cần nhìn cô nhẹ nhàng ngồi lên chiếc ghế cao, mắt hướng về người nghe, tin cậy, thân tình, tay ôm đàn ghi ta, khẽ gãy vài hợp âm của khúc dạo đầu một bản nhạc là thấy ngay được rằng cô yêu cuộc chơi này vô cùng. Yêu vô cùng nên cô mới khoan hòa nhũn nhặn, hóa giải mọi bất bình hờn dỗi của một số khách khi quán đông người mà ai cũng muốn lên hát, chờ lâu rồi sao không thấy mời. Yêu vô cùng nên cô mới kiên nhẫn dịu dàng những đêm vắng khách, dù chỉ dăm ba người nhưng chủ và khách vẫn thay nhau cùng hát đến tận nửa khuya. Yêu vô cùng nên khi cô vừa cất tiếng gởi gió cho mây ngàn bay, giọng cao vút và ngân dài, thì ngay lập tức người nghe cảm nhận được rằng cô đang gởi ai tiếng hát ngất ngây tâm hồn. Tiếng hát đó tung tăng bay nhảy từ mênh mang Đoàn Chuẩn, rạt rào Phạm Duy, qua khắc khoải Nguyễn Ánh 9, sang trọng Cung Tiến, đến tự tình Lê Uyên Phương, thanh thoát Văn Cao, và có thể len đến cả rong rêu Phú Quang. Cô không chọn dòng nhạc tủ, bài ca ruột. Có ai tắm hai lần một chỗ trên dòng sông, tùy hoàn cảnh và tâm trạng, tùy đối tượng đang nghe, cô để cho cảm xúc dẫn dắt nhưng lúc nào cũng hát với cả tâm hồn. Ngay cả khi cô lạc đường vào tình sử My heart will go on, Unchained melody hay Donna donna ( lời tiếng Anh ) thì cô vẫn giữ được những cảm xúc và sáng tạo của mình. Giờ đây, với lợi thế là cô giáo giảng dạy ngôn ngữ này, cô có thể hiểu được tình và ý của bài hát để thể hiện với cách phát âm chuẩn, không chút ngập ngừng, ngọng nghịu. Tuy thế vẫn có bài cô thích hát hơn. Đóa Hoa Vô Thường chẳng hạn. Bài này kén người hát và chọn người nghe. Người yêu nhạc đã từng nghe ĐHVT qua tiếng hát của Khánh Ly, Trịnh Vĩnh Trinh, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Cẩm Vân, Mỹ Tâm hay giọng nam của Nguyễn Hữu Thái Hòa, chàng kỹ sư ở Canada, ca sĩ chỉ hát nhạc Trịnh. Hãy thử một lần nghe Hồng, ca sĩ của Cung Đàn Xưa. Với bài này, cô sẽ rời ghế ngồi và cây đàn quen thuộc để chọn tư thế khác. Bởi cô sẽ hát không chỉ với làn hơi chất giọng mà với tất cả con người. Cô vận dụng, tận dụng cả ngôn ngữ hình thể : chân di chuyển, tay đẩy đưa, với rộn ràng của tóc, lung linh của mắt, rạo rực của môi. Có thế mới thể hiện được bài hát này, dài như một trường ca, với bốn phân đoạn xâu chuỗi như một liên khúc. Và tất nhiên là hát trên nền nhạc. Hiệp, chàng nhạc công đến từ Hải Phòng, rất điệu nghệ múa đôi tay mười ngón lướt, vuốt, trượt, chuồi, ấn, nhấn, gõ, đập trên phím đàn, lúc thì đệm cho tiếng hát, lúc thì thênh thang độc tấu ở những chuyển đoạn giữa hai phân khúc. Và cứ thế, người đàn và người hát dìu đỡ nhau, tôn vinh nhau qua những xử lý tài tình và tinh tế các chuyển đổi liên tục của âm giai, nhịp điệu, tiết tấu, từ 6/8 thong dong nhàn nhã, tìm em, tôi tìm, tìm em, tôi mời…qua 2/4 hân hoan hớn hở từ nay tôi đã có người, từ nay tôi đã có tình… Gần mười phút thăng hoa như thế cho đến đoạn kết thúc, tiếng đàn Hiệp trong khúc chuyển nhạc mạnh mẽ vừa lắng đọng thì giọng ca Hồng êm dịu khoan thai ngân lên Từ đó hoa là em/ Một sớm kia rất hồng/ nở hết trong hoàng hôn/ Đợi gió vô thường lên/ Từ đó em là sương/ Rụng mát trong bình minh/ Từ đó ta là đêm/ nở đóa hoa vô thường. Thính phòng lặng im, người nghe lâng lâng cảm xúc, chợt thấy mình đong đưa giữa hai miền hư thực, giữa hai bờ Không – Có, Có – Không.




Vâng, cà phê ca nhạc CUNG ĐÀN XƯA là như thế. Một không gian của giao hòa và đồng điệu, của cảm xúc và sáng tạo, có khi ngẫu hứng nhưng vẫn rất mực chân tình. Hồng, cô ca sĩ chủ quán, cô chủ quán ca sĩ là như thế. Đằng sau lòng tận tụy của nghề dạy học và nỗi đam mê của nghiệp ca hát là tấm lòng của một công dân lương thiện và có trách nhiệm, muốn mang đến cho mọi người một sinh hoạt giải trí thư giãn lành mạnh, đóng góp một chút gì cho hình ảnh của một thành phố văn hóa du lịch. Chỉ có điều là khung cảnh đó, con người kia không hề quảng bá thương hiệu trên đài trên báo, không tờ rơi áp phích, bảng hiệu không lớn, không giăng đèn kết hoa xanh đỏ tím vàng. Hữu xạ tự nhiên hương, ai biết thì đến. Nhưng nếu không biết, chưa biết, sao không thử tìm một lần. Lấy điểm mốc là Cây xăng Kim Cúc, chắc ai cũng biết vì ở ngay ngõ vào thành phố, đi ngược về đường Trần Hưng Đạo, chạy thẳng mãi cho đến Sở Điện Lực, rẽ phải là đường Khe Sanh, đi vào đó khoảng hơn năm trăm mét là đến Vườn Hoa – Khách sạn Minh Tâm. Cung Đàn Xưa nằm trong khuôn viên cơ sở này, ngay cổng vào.


THÂN TRỌNG SƠN

12/2008


Đã đăng báo DOANH NHÂN SAIGON CUỐI THÁNG,
số tháng 2/2009







lundi 22 décembre 2008

RECOMMANDATIONS DE LA MÈRE




Je perdis mon père à l’âge de deux ans,

Ma mère m’aimait trop pour se remarier,
Cultivant le mûrier, élevant des vers-à soie, tissant la toile,
Elle m’a nourri jusqu’à ce que je devienne grand.
Vingt années sont passées, je me le rappelle encore,
J’avais alors cinq ans,
Un jour, je mentis à ma mère,
Le lendemain je crus que je serais puni,
Mais non, ma mère ne prit qu’un air triste,
M’embrassa en me baisant les cheveux.
- Mon fils, avant de fermer les yeux,
Ton père t’a recommandé de rester
Un homme franc toute ta vie.


- Maman, qu’est-ce être franc ?
Ma mère me baisa les yeux.
Mon fils, un homme franc est celui
Qui, joyeux, rit s’il veut rire,
Et qui, triste, pleure s’il veut pleurer.
S’il aime quelqu’un, il dira qu’il aime,
S’il déteste quelqu’un, il dira qu’il déteste,
Même si on le dorlote par des flatteries,
Il ne dira pas qu’il déteste s’il aime,
Même si on le menace de mort,
Il ne dira pas qu’il aime s’il déteste.


Depuis lors, quand les grandes personnes me demandaient :
- Petit, qui aimes-tu le plus ?
Me souvenant des paroles de maman, je répondis :
- J’aime des hommes francs.
Les grandes personnes me regardaient sans croire,
Elles me prenaient pour un perroquet.
Mais non, ces recommandations – là
Sont bien inscrites dans mon esprit
Comme sur une page superbement blanche
S’imprime une tache de vermillon écarlate.


Cette année, j’ai vingt - cinq ans,
Le petit orphelin est devenu écrivain,
Mais les recommandations qu’a faites maman quand j’avais cinq ans
Conservent encore leur couleur de rouge vermillon.
Il est difficile pour un acrobate de marcher sur un fil tendu
Mais pas aussi difficile que pour un écrivain
Qui devrait marcher toute sa vie sur le chemin de la franchise.


S’il aime quelqu’un, il dira qu’il aime,
S’il déteste quelqu’un, il dira qu’il déteste,
Même si on le dorlote par des flatteries,
Il ne dira pas qu’il déteste s’il aime,
Même si on le menace de mort,
Il ne dira pas qu’il aime s’il déteste.


Je veux être un écrivain franc,
Franc toute ma vie.
Les tentations d’honneur ne sauraient adoucir ma langue,
La foudre éclatant sur ma tête ne saurait me faire trébucher
Si l’on vient ravir ma plume et mon papier
Je me servirai d’un couteau pour écrire sur la pierre.


Traduction de THÂN TRỌNG SƠN
11/2008




Lời mẹ dặn

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối Mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn
Nhưng không Mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi - Trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.


- Mẹ ơi chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.


Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không! những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vời
In lên vết son đỏ chói.
Năm nay tôi hai mươi nhăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son đỏ chói.
Người làm xiếc đi giây thật khó
Nhưng chưa khó bằng nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu


Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.


Phùng Quán
1957

mardi 2 décembre 2008

NOTE FINALE POUR UN AMOUR


Voilà tu peux rentrer
Ce soir l’orage va arriver
Pour l’instant je suis heureux
Mes mains sont affamées
Pour l’instant je suis heureux
Mes pieds sont fatigués
Le temps passé en ce lieu
J’ai une âme sauvée
J’ai l’amour pour ce pays.
Une fois qu’on a aimé
Des tempêtes pour toute une vie
Adieu adieu
Ce soir l'orage va arriver
Ô mon aimée mon aimée.
La tristesse m’envahit
Comment peux-tu te rappeler
Sur la rivière tombe la pluie
Mon doux chant retentit
Mes sentiments, les voici.

Traduction de THÂN TRỌNG SƠN
10/ 2008







CUỐI CÙNG CHO MỘT TÌNH YÊU


ừ thôi em về
chiều mưa giông tới
bây giờ anh vui
hai bàn tay đói
bây giờ anh vui
hai bàn chân mỏi
thời gian nơi đây
bây giờ anh vui
một linh hồn rỗi
tình yêu xứ này
một lần yêu thương
một đời bão nổi
giã từ giã từ
chiều mưa giông tới
em ơi, em ơi !
sầu thôi xuống đầy
làm sao em nhớ
mưa ngoài song bay
lời ca anh nhỏ
nỗi lòng anh đây

TRỊNH CUNG

TẠI CỬA HÀNG HOA



Một ông đến cửa hàng hoa

và chọn mua hoa

cô bán hoa gói lại

người đàn ông thò tay vào túi

để lấy tiền

tiền để trả tiền mua hoa

nhưng cũng đồng thời

đột nhiên

ông đặt tay tên tim

và ngã xuống.

Cùng lúc ông ngã gục

Đồng tiền lăn xuống đất

Và bó hoa cũng rớt

Cùng lúc với ông ta

Và cô hàng hoa đứng đó

Với đồng tiền đang lăn

Với bó hoa tan nát

Với người đàn ông đang chết

Dĩ nhiên chuyện đó thật buồn

Và cô phải làm gì đó

Cô hàng hoa

Nhưng cô không biết phải làm gì

Cô không biết

Phải bắt đầu từ đâu

Bao nhiêu là việc phải giải quyết

Với người đàn ông đã chết

Những bông hoa đang hư hao

Và với đồng tiền kia

Đồng tiền đang lăn

Đồng tiền không ngừng lăn.


THÂN TRỌNG SƠN dịch




CHEZ LA FLEURISTE


Un homme entre chez une fleuriste

et choisit des fleurs

la fleuriste enveloppe les fleurs

l’homme met la main à sa poche

pour chercher l’argent

l’argent pour payer les fleurs

mais il met en même temps

subitement

la main sur son cœur

et il tombe

En même temps

l’argent roule à terre

et puis les fleurs tombent

en même temps que l’homme

en même temps que l’argent

et la fleuriste reste là

avec l’argent qui roule

avec les fleurs qui s’abîment

avec l’homme qui meurt

évidemment tout cela est très triste

et il faut qu’elle fasse quelque chose

la fleuriste

mais elle ne sait pas comment s’y prendre

elle ne sait pas

par quel bout commencer

Il y a tant de choses à faire

avec cet homme qui meurt

ces fleurs qui s’abîment

et cet argent

cet argent qui roule

qui n’arrête pas de rouler.



JACQUES PRÉVERT



KHI RA KHỎI TRƯỜNG


Khi bước ra khỏi trường

chúng tôi đã gặp

một con đường sắt lớn

đưa chúng tôi đi

vòng quanh trái đất

trong toa tàu ánh vàng

vòng quanh trái đất

chúng tôi đã gặp

biển cả đang dạo chơi

với mọi thứ sò ốc

các hải đảo thơm ngát

cảnh đắm tàu đẹp mắt

và cá hồi hun khói

Bên trên mặt biển

chúng tôi đã gặp

mặt trăng và muôn sao

trên một chiếc thuyền buồm

chạy về hướng Nhật Bản

và ba chàng ngự lâm

bằng năm ngón bàn tay

đang quay cái tay quay

một chiếc tàu ngầm nhỏ

lặn sâu dưới đáy biển

để đi tìm cầu gai.

Trở lại trên mặt đất

chúng tôi đã gặp

trên con đường sắt

một ngôi nhà bỏ chạy

bỏ chạy quanh trái đất

bỏ chạy quanh biển cả

bỏ chạy trốn mùa đông

đang muốn bắt nó lại

Nhưng trên con đường sắt

chúng tôi bắt đầu lăn

lăn đằng sau mùa đông

và đã cán nát nó

và ngôi nhà dừng lại

mùa xuân – người gác chắn đường

đã đón chào chúng tôi

với ngàn lời cám ơn

Và muôn hoa trên mặt đất

bỗng chốc đều mọc lên

mọc xiên xẹo ngả nghiêng

trên đường sắt xe lửa

đường không muốn tiến nữa

sợ làm hỏng hoa.

Thôi đi bộ trở lại

đi bộ quanh trái đất

đi bộ quanh biển khơi

vòng quanh cả mặt trời

vòng quanh cả trăng sao

đi bộ, đi ngựa, đi xe và đi thuyền buồm.



THÂN TRỌNG SƠN dịch




EN SORTANT DE L’ ÉCOLE

En sortant de l’école

nous avons rencontré

un grand chemin de fer

qui nous a emmenés

tout autour de la terre

dans un wagon doré

tout autour de la terre

nous avons rencontré

la mer qui se promenait

avec tous ses coquillages

ses ýles parfumées

et puis ses beaux naufrages

et ses saumons fumés

Au-dessus de la mer

nous avons rencontré

la lune et les étoiles

sur un bateau à voile

partant pour le Japon

et les trois Mousquetaires des cinq doigts de la main

tournant la manivelle d’un petit sous-marin

plongeant au fond des mers

pour chercher des oursins

Revenant sur la terre

nous avons rencontré

sur la voie de chemin de fer

une maison qui fuyait

fuyait tout autour de la terre

fuyait tout autour de la mer

fuyait devant l’hiver

qui voulait l’attraper

Mais nous, sur notre chemin de fer

on s’est mis à rouler

rouler derrière l’hiver

et on l’a écrasé

et la maison s’est arrêtée

et le printemps nous a salué

C’était lui le garde-barrière

Et il nous a bien remerciés

Et toutes les fleurs de toute la terre

soudain se sont mises à pousser

pousser à tort et à travers

sur la voie du chemin de fer

qui ne voulait pas avancer

de peur de les abýmer

Alors on est revenu à pied

à pied, tout autour de la terre

à pied, tout autour de la mer

tout autour du soleil

de la lune et des étoiles

À pied, à cheval, en voiture et en bateau à voile.

JACQUES PRÉVERT




LỄ HỘI



Và những chiếc ly đã cạn

và cái chai đã vỡ

Và cái giường mở rộng

và cánh cửa đã đóng

Và tất cả các vì sao bằng pha lê

của hạnh phúc và của vẻ đẹp

sáng ngời trong bụi bặm

của căn phòng quét dối

Và anh say như chết

và anh là ngọn lửa vui

và em say sinh động

khỏa thân hoàn toàn trong vòng tay anh.


THÂN TRỌNG SƠN dịch




FIESTA


Et les verres étaient vides

Et la bouteille brisée

Et le lit était grand ouvert

Et la porte fermée

Et toutes les étoiles de verre

Du bonheur et de la beauté

Resplendissaient dans la poussière

De la chambre mal balayée

Et j'étais ivre mort

Et j'étais feu de joie

Et toi ivre vivante

Toute nue dans mes bras.





JACQUES PRÉVERT




vendredi 28 novembre 2008

R ÊVE




En rêve soudain je m’ éveille

Je sais que tu es déjà éloignée

Au mur un rayon de soleil

Je sais que la nuit est passée.


Le jour, tout le temps occupé,

La nuit, vers toi toutes les pensées.

Le jour, dans le Nord,

Dans le Sud, la nuit.


Où que je sois, où que tu sois,

Nous deux, on est toujours proche,

Le rêve de la nuit précédente

Éclaire toutes les journées suivantes.


Traduction de THÂN TRỌNG SƠN

10/2008



CHIÊM BAO


Chiêm bao bừng tỉnh giấc
Biết là em đã đi xa
Trên tường một tia sáng
Biết là đêm đã qua.
Ban ngày công tác bận
Ban đêm dành nhớ em
Ban ngày ở miền Bắc,
Ở miền Nam ban đêm
Dầu anh đâu, em đâu
Hai ta vẫn gần nhau
Giấc chiêm bao đêm trước
Soi sáng cả ngày sau.


TẾ HANH

5/1956


LE ROI THIEU TRI

( 1840 – 1847 )


À la mort du roi Minh Mang, d’après les recommandations léguées, son fils aîné Prince Nguyen Phuc Tuyen, alias Mien Tong, né en 1807, accéda au trône avec le nom de règne de Thieu Tri. Le nouveau roi était doux, modeste et diligent, mais pas dynamique comme son père. Il continua l’administration de son prédécesseur sans aucun changement. Sous son règne, les Occidentaux, en particulier, les vaisseaux de guerre, venaient souvent harceler notre pays ou intervenir dans nos affaires intérieures, avec la progagation du catholicisme, par exemple. Ceci le poussa à décider vers ses derniers jours l’interdiction rigoureuse de cette religion . Depuis toujours il menait la vie d’un lettré confucéen respectant avant tout le Bien. Étant un bouddhiste fervent, il fit construire, devant la pagode Thien Mu, en signe de reconnaissance à l’égard de sa grand-mère – Reine Thuan Thien -, une tour à 7 étages. Cette tour, de 21,28 m de haut, en forme d’une fleur de lotus épanouie, s’appelait d’abord Tu Nhan puis Phuoc Duyen. Il fit construire cette tour pour souhaiter la longévité à sa grand-mère. Il fit bâtir aussi la pagode Dieu De sur l’emplacement de l’ancienne résidence de son arrière-grand-père pour rappeler aux habitants de faire du bien.


LE ROI POÈTE


Le roi Thieu Tri était aussi, sinon plus, compétent en littérature que son père. Ayant une âme sensible, il était souvent touché devant la nature et composait des vers partout où il allait. D’après Annales de la cour nationale et Chroniques du Dai Nam, pour se donner de l’inspiration, il fit détruire le jardin Thu Quang et confia à Ton That Nghi et Hoang Van Cuu la construction du jardin Co Ha avec les matériaux de l’ancien jardin. C’était un jardin magnifique dans la Cité Impériale. Il choisit des noms donnés à divers bâtiments du jardin. Au nord, c’était le Pavillon de Contemplation, à l’ouest, le Promenoir intime, au sud, la Résidence littéraire, à l’est, la Bibliothèque de Clairvoyance. Au milieu, c’était le Pavillon Resplendissant, il y avait aussi le Lac de Lumière, le Pont de Lionceau d’Or, le Mont de Sérénité. Le roi venait souvent prendre du frais ou composer des vers dans ce jardin. Parfois il y emmenait les princes et leur expliquait l’histoire et la littérature. Un jour, il fit venir les princes du sang et les mandarins de haut degré pour écrire des poèmes sous l’inspiration de la contemplation des paysages. Il leur dit : On est au nombre de 18 à improviser des vers, comme les 18 lettrés de la dynastie des T’ang qui avaient l’honneur de monter au Monde des Fées. Dans son poème, on pouvait lire ce distique :

Tán trị thần lâm sum hội thượng

Năng thi tử đệ bán diên trung

( Le génie littéraire intervient au milieu du festin, le frère poète occupe une demi-ligne )

Puis il fit donner à tout le monde de l’encre, du papier, un porte – plume et une soucoupe à encre.(1)


Dans ce jardin même, le roi a fait deux poèmes très difficiles à déchiffrer appelés poèmes à la fois anacycliques et concaténés. C’étaient deux poèmes en chinois classique intitulés Paysages de pluie et Soirée poétique au jardin Phuoc Vien. Tous les deux ne s’écrivaient pas comme d’ordinaire, mais présentés en cinq cercles concentriques dont chacun renfermait un nombre de mots. Chaque poème avait 56 mots, correspondant à la forme de “huit vers formés de sept mots chacun”. Les panneaux incrustés de nacre sur lesquels on inscrivit ces deux poèmes sont suspendus à présent au Temple Long An, actuellement Musée des Objets anciens. C’était un “ dédale inextricable” pour lequel il engagea un pari aux personnes cultivées. Pourtant le roi a indiqué la façon de les lire : “ lire à la forme anacyclique et concaténée, poèmes à quatre rimes, on peut compter soixante-quatre poèmes de sept mots ou cinq mots par vers. ” D’après Dr Ho Dac Duy, après plus de 150 ans, personne ne pouvait lire entièrement les deux poèmes selon les indications du roi Thieu Tri. Le musée de Hué a eu recours à des lettrés cultivés , certains ont pu lire quelques textes… un Français du nom de Pierre Daudin a déchiffré 12 poèmes de huit vers chacun et les a publiés dans la revue de la Société de Recherches Indochinoises sous le titre de “Poèmes anacycliques de l’empereur Thieu Tri”. Toujours d’après Dr. Ho Dac Duy, “ le dédale du roi Thieu Tri est grandiose comme les montagnes, comme les rivières, comme les nuages, comme la pluie, comme le soleil, comme le vent, doux et léger comme une barque de pêche, immense comme les vagues poussant le courant d’eau, resplendissant comme les fleurs embellissant les tissus, doux et poétique comme les silhouettes à travers les stores au clair de lune… ” (2) Et Dr Duy a réussi à déchiffrer, avec non seulement 64 textes comme le roi l’avait indiqué mais de 80 à 90 textes s’il était permis de changer quelques mots…


En outre, dans son recueil Ngu che thi tap ( Collection de poèmes du roi), le roi a classifié les 20 beaux sites de la capitale et les chanta en 20 poèmes. En voici les titres.

1. Tung Minh Vien chieu. ( Clair de lune au jardin Minh Vien ).

2. Vinh Thieu Phuong van. ( Contemplation des fleurs dans le jardin Thieu Phuong ).

3. Tinh Ho ha hung ( Promenade estivale au lac Tinh ).

4. Thu uyen xuan quang ( Lueur printanière dans le jardin Thu Quang)

5. Ngu Vien dac nguyet. ( Le jardin royal au clair de lune ).

6. Cao cac sinh luong ( Pavillon élevé au vent frais ).

7. Truong Minh thuy dieu ( Partie de pêche au palais Truong Minh ).

8. Thuong Mau quan canh(Spectacle de labour au jardin Thuong Mau).

9. Van Son thang tich ( Beaux paysages du mont Tuy Van ).

10. Thuan hai quy pham ( Rentrée des voiles à l’estuaire Thuan ).

11. Huong giang hieu phiem ( En barque sur la rivière des Parfums le matin ).

12. Binh lanh dang cao ( Montée au mont Ngu ).

13. Linh huu khanh huong ( Sons de gong à l’auberge Linh Huu ).

14. Thien Mu chung thanh. ( Sons de cloche à la pagode Thien Mu ).

15. Trach nguyen tieu loc ( Cris des biches à la source Trach )

16. Hai nhi quan ngu ( Vue des poissons au marais Hai nhi ).

17. Giac hoang phan ngu ( Voix des prières à la pagode Giac Hoang ).

18. Huynh vu thu thanh ( Voix de lecture à l’université nationale )

19. Dong Lam dac dieu ( Chasse matinale aux oiseaux )

20. Tay lanh thang hoang ( Eau chaude au mont d’ouest ).


Il a légué à la postérité rien d’autre que des recueils de poèmes. Il était un vrai poète, devenu roi peut-être à contre cœur. Par cette raison on pouvait constater qu’il n’avait réalisé aucun changement. Outre les affaires qu’il devait nécessairement régler, il occupait tout son temps à faire des vers. Durant son voyage dans le nord, il composait d’un trait 173 poèmes de tout genre. En regardant l’entraînement des troupes marines à l’estuaire Thuan An, il en fit aussi sept décrivant les paysages puis il les montra aux mandarins. À la nouvelle de la victoire de nos troupes, il fit aussi 129 poèmes de circonstance. De plus, pour donner des leçons aux princes et aux sujets, il a rédigé 9 textes “d’enseignements du roi “ en vers.


LE JUGEMENT DE HONG BAO


Nguyen Phuc Hong Bao était le fils aîné du roi Thieu Tri avec la concubine Dinh Thi Hanh et non avec l’épouse officielle Pham Thi Hang. Le roi ne l’aimait pas beaucoup car il se passionnait pour les jeux d’argent sans penser à l’étude.

Au 1er mois de l’année du Tigre, le roi projeta de faire un voyage dans le nord mais il hésita dans le choix d’un prince à qui il confierait le règlement des affaires. D’habitude, en l’absence du roi, le prince aîné s’occupait de toutes les affaires de la cour au nom du roi. Cependant cette fois-ci le roi ne voulait choisir Hong Bao. Il savait bien son caractère. Bien des fois il avait demandé aux professeurs de son fils, les mandarins Ta Quang Cu, Ha Duy Phien, Ton That Bach, de se montrer sévères mais ceux-ci n’arrivaient pas à ébranler le prince. Même le roi Thieu Tri lui disait souvent : “ Ton savoir est limité, il faut demander aux professeurs en tout cas. Tout le monde doit suivre les bons conseils, d’autant plus ce sont tes professeurs, pourquoi tu leur désobéis ? Sois respectueux, fais des efforts pour devenir un homme de bien”.

Il s’inquiétait beaucoup en pensant à son futur successeur. Avant de partir dans le nord, il fit appeler le mandarin Truong Dang Que et lui dit : “ La capitale est un lieu important, la responsabilité de s’occuper des affaires nationales n’est pas légère. Hong Bao, plus âgé mais inappliqué et inculte, ne pouvait pas accomplir le devoir, tandis que le second prince Hong Nham était intelligent par nature. Je veux confier à Hong Nham la garde de la capitale. Qu’en pensez-vous ?” Truong Dang Que lui répondit : “ Les parents seuls peuvent connaître leurs enfants. Que Votre Majesté prenne la décision, je n’ose pas donner mon avis”. Quand il alla présenter ses hommages à la Reine-Mère, le roi lui exposa aussi le problème mais la reine-mère se montrait mécontente. Elle dit qu’il ne fallait pas changer les règlements des rois prédécesseurs. Enfin le roi emmena le second prince dans le nord, Hong Bao restant à la capitale.

Les moments de loisir, le roi Thieu Tri réunissait souvent ses enfants pour s’amuser ensemble. Il profitait aussi de l’occasion pour mettre les talents de ses enfants à l’épreuve. Un jour, à la fête du Nouvel An, un ambassadeur de Chine vint présenter ses hommages au roi. Après, le roi réunit ses enfants et leur donna une phrase en attendant la réponse formant des sentences parallèles :

Bắc sứ lai triều

( L’ambassadeur de Chine vient à la cour ).

Sans réfléchir, le prince Hong Bao fit :

Tây Sơn phục quốc

( Les frères de Tay Son reconquièrent le pays ).

Le roi se montrait mécontent mais, comme la répartie était correcte, il sourit en disant : “ Si les Tay Son reconquièrent le pays, nous n’aurons plus de terre pour notre enterrement, comment pourras-tu monter au trône ?” Hong Bao était très inquiet d’entendre ces mots.


En 1846, Hong Bao eut un fils, le roi s’en réjouit beaucoup car la “ coexistence de cinq générations sous le même toit ” était rare. Le roi fit fêter en grande pompe cet événement. Prenant cette attitude comme une garantie pour son accès au trône, Hong Bao ne redoutait plus rien, il s’adonnait aux jeux d’argent et se montrait de plus en plus orgueilleux. Le roi était enfin au courant de tout cela.

En 1847, le roi était indisposé. Il fit inviter les mandarins Truong Dang Que, Vo Van Giai, Nguyen Tri Phuong, Lam Duy Hiep et leur dit à part : “ Je continue l’œuvre de mes ancêtres depuis 7 ans. Jour et nuit je mets du soin à remplir mon devoir sans penser aux loisirs. Ces jours-ci, je ne me sens pas bien et maintenant je suis très fatigué. L’œuvre de nos pères m’a été confiée, il me faut choisir un successeur pour préserver le royaume. Parmi mes fils, Hong Bao est l’aîné, mais il est le fils d’une concubine, d’ailleurs, il est ignorant, trop absorbé dans l’amusement. Il ne peut pas me succéder. Mon second fils, le duc Phuoc Tuy, est intelligent et diligent comme moi. Il mérite d’être roi successeur. L’autre jour j’ai signé mon testament. Il faut que vous le respectiez. Ne contrariez pas mes volontés.” (3)


Les mandarins pleurèrent en se prosternant. Ils firent appeler le second prince Hong Nham et lui remirent le sceau dynastique et l’épée. Apprenant cette nouvelle, Hong Bao se mit en colère et entra dans le palais avec des gardes de corps. Un mandarin du Ministère de l’Intérieur du nom de Pham le laissa entrer seul. Quand Hong Bao se tenait près du roi, celui-ci était déjà trop faible. Il dit à son fils : “ J’aurais dû te laisser le trône. Je t’ai si souvent donné des conseils mais tu ne te corriges pas. Tu continues à t’adonner aux jeux et aux distractions sans jamais penser à l’étude. J’étais malade ces jours-ci mais tu n’y fais même pas attention. L’administration d’un pays, c’est quelque chose de très important, je ne peux pas te la confier”. Hong Bao se prosterna en pleurant mais le roi tourna le visage. Le vice-ministre Pham The Lich et le mandarin Vu Van Giai introduisirent Hong Bao au harem et l’y retinrent. Quelques jours après, le roi mourut au palais de Can Thanh. D’après ses recommandations léguées, les princes du Sang et les grands mandarins proclamèrent son testament selon lequel, le duc Phuoc Tuy ou prince Nguyen Phuc Hong Nham fut intronisé avec le nom de règne de Tu Duc. Le nouveau roi demanda aux représentants du Conseil de la famille royale de signer la proclamation, seul Hong Bao refusa de le faire. Il se montrait fâché au point de rendre le sang par la bouche. Enfin après les explications de la cour, il consentit à donner sa signature. À partir de ce jour, l’avènement du roi Tu Duc était le motif des soupçons généraux et du refroidissement de l’affection fraternelle entre le nouveau roi et Hong Bao. Mécontent de ce détrônement, Hong Bao nourrissait toujours l’ambition de reprendre le trône. De connivence avec quelques mandarins ou membres de la famille royale qui n’aimaient pas le roi ou qui étaient reprimandés par lui, Bao prépara un renversement. Le complot révélé, Hong Bao fut emprisonné et condamné à mort. Le roi lui fit grâce de la peine de mort mais il était toujours interné. On ne sait pas pourquoi il s’est étranglé dans la prison. La mort de Hong Bao restait un procès douteux.

___________________________________

(1) Annales de la cour nationale, p. 228

(2) Dr Ho Dac Duy, revue Actualités Littéraires no 8 – 1995.

(3) Annales de la cour royale, p. 238



Traduit du vietnamien

Texte original : Nhà Nguyễn, chín chúa, mười ba vua. THI LONG




mardi 25 novembre 2008

LE POÈTE



Il longe le flanc de la colline

voulant atteindre au sommet

là-haut, au-devant de lui est la vérité

dans une époque

où toutes les forces

ont envie de le noyer.


Le jour luit et les nuages s’enfuient

le jour luit

les cris déchirent le cœur

la vie ne cesse de s’étrangler

sous les murs silencieux

Le jour luit et les nuages s’enfuient

il ne cesse de vivre

avec des illusions.


Il longe le flanc de la colline

des couleurs et des bruits

la vérité reste toujours

une obsession

Les mots qu’il écrit

se rangeront pour monter

la colline de Golgotha jusqu’au sommet


Il longe le flanc de la colline

sans voir des nuages

peser sur sa tête


L’époque crie à la folie

dans son cœur le feu s’enflamme

le cœur devient une faucille

récoltant des saisons d’illusions

le cœur ne cesse

de

saigner...




Traduction de THÂN TRỌNG SƠN




NHÀ THƠ

TẦN HOÀI DẠ VŨ


Anh đi ven sườn đồi

cứ muốn vượt lên đỉnh

sự thật ở trên cao ở phía trước anh

giữa một thời đại

mà mọi sức mạnh

đều muốn nhận chìm anh


Ngày chói sáng và mây bay đi

ngày chói sáng

những tiếng kêu xé lòng

sự sống không ngừng tự thắt cổ

dưới những bức tường câm nín

Ngày chói sáng và mây bay đi

anh không ngừng sống

với những ảo vọng


Anh đi ven sườn đồi

của sắc màu và tiếng động

sự thật cứ mãi mãi

là nỗi ám ảnh

Những chữ nghĩa của anh

sẽ xếp hàng đi lên

đỉnh Núi Sọ.


Anh đi ven sườn đồi

không nhìn thấy những áng mây

trên đầu anh nặng trĩu.


Thời đại kêu thét điên dại

trong trái tim anh lửa cháy

trái tim thành một lưỡi hái

gặt những mùa ảo vọng

trái tim không ngừng

chảy

máu...