samedi 20 août 2011

CHUYỆN Ở SÂN BAY


Sau thời gian ở xứ nóng thăm con, tôi định trở về bằng xe đò như thường lệ nhưng con gái có ý muốn mua vé máy bay cho tôi đi để bớt nhọc nhằn. Thôi cũng được, chuyến bay 4 giờ chiều có nghĩa là được thêm buổi sáng thong thả. Hai giờ tôi chuẩn bị ra sân bay thì con gái gọi về nói bố chờ tí con hỏi lại, hình như chuyến bay hoãn rồi. Một lúc sau con xác nhận đúng rồi, thời tiết xấu nên hủy chuyến bay, sáng mai bố đi chuyến 8g30. Thôi cũng được, bay sớm thoải mái hơn. Tối mở TV xem, biết là suốt ngày có tới 30 chuyến bay bị hủy vì nghe có bão khẩn cấp. Cẩn thận như vậy là đúng quá. Bao nhiêu thuyền bè đã được gọi vào bờ, dân vùng nguy hiểm đã được chuyển đi lánh nạn. Sáng hôm sau lại nghe tin bão đã suy yếu và không đi vào đất liền. Đúng ra phải gọi là bão cấp tốc mới đúng, xoẹt một cái rồi biến ngay. Nhưng thôi cũng được, tôi chuẩn bị ra đi sớm và đến sân bay sau 7 giờ một tí. Vào làm thủ tục ngay và được báo ngay: chuyến bay 8g30 hoãn đến 14g30 chú ạ. Tôi ngạc nhiên: Bão tan rồi mà cháu? Dạ không, lý do kỹ thuật thôi, không phải vì thời tiết. Cháu cũng mới được báo thôi. Thế bên phòng vé không gọi cho chú à, chắc là vì chưa tới giờ hành chánh. Bây giờ chú về hay là cứ làm thủ tục rồi chờ đến chiều? Tôi tính nhanh, về nhà rồi quay lại đây, tiền taxi cũng gần bằng vé xe khứ hồi SG-ĐL, thôi đến đây thì ở lại đây, có chết ai đâu. Tôi trả lời và rất nhanh được giao lại cái thẻ lên tàu với mấy chữ viết tay nguệch ngoạc : “p/vụ ăn”. Có thế chứ, ít nhất cũng được bữa ăn miễn phí trong thời gian 7 tiếng chờ đợi.

Tại phòng chờ, tôi thong thả rảo quanh một hồi để tìm chỗ “p/vụ ăn”. À, đây rồi, Nhà hàng Hoa Mai, phục vụ hành khách bị trễ chuyến. ( không biết mình có thuộc đối tượng này không vì mình bị sớm chuyến – bất đắc dĩ – chứ có trễ đâu ). Tôi bước vào trình cái thẻ lên tàu. Cô nhân viên liếc nhìn nhanh rồi đưa cái menu, chỗ này mà cũng có bao nhiêu là món ngon, thích thật. Cô bé giúp tôi bớt băn khoăn chọn lựa : Chỉ có mì gói thôi chú ạ. Tôi đọc thấy 2 món, mì gói gà xé và mì gói bò viên, đồng giá 54 000 đồng, tôi chọn gà. Tô mì được mang ra, nhìn đã thấy mê : gói mì vàng vuông vức, xinh xắn còn nguyên sợi ( không biết loại 18g hay 20g) , 6 lát cà rốt đỏ(2x2cm) cắt tỉa răng cưa, 7 miếng thịt gà trắng ngà ( 2x3x4 cm ), cắt rất khéo chứ không phải xé, 3 lát hành tây trắng mờ, hành lá xanh xắt nhỏ rải đều trên mặt, 4 lát ớt đỏ đã bóc tách hạt, một ít tiêu đen rắc khéo lên trên, và tất nhiên có cả nước dùng, trắng trắng trong trong, không ngậy váng mỡ, không nồng bột màu. Đúng là tiền nào của nấy,ở nhà mình thường ăn mì gói Hảo Hảo 3 100 đồng, thêm thắt gì cũng chỉ tới 5 000 đ, sánh sao được với mì gói hàng không, đã được nâng tầm thành tác phẩm nghệ thuật, lắm hương vị, nhiều màu sắc!

Tám giờ, còn đến hơn sáu tiếng nữa để thể nghiệm “hạnh phúc thay những phút giây chờ đợi”, nhất là ở một nơi văn minh lịch sự như thế này. Khu vực phòng chờ là những sảnh dài rộng, từ ngoài vào trong còn mấy đường rẽ trái rẽ phải. Hàng trăm ghế ngồi bố trí thành từng dãy cố định sáu chiếc một, dẫn đến 14 cửa ra ngoài để lên máy bay. Tôi đi cửa cuối cùng nên có dịp qua hết những nơi này. Cứ một đoạn lại có một TV màn ảnh rộng, tất cả đều bật sẵn nhưng ít người xem vì chỉ thấy hình mà tiếng rất nhỏ. Điều dễ nhận thấy đầu tiên là tất cả các bảng thông báo chỉ dẫn ở đây chỉ sử dụng tiếng Anh. Cái bảng điện tử báo chuyến bay và giờ giấc chẳng hạn, sân bay quốc nội mà chỉ thấy ghi flight / destination /… may mà đoán được vì thông tin ở bên dưới ( VN 754, VN 163… , Hanoi, Vinh, Cam Ranh … ). Hai cột tiếp theo ghi giờ giấc dưới những chữ viết tắt STD, ETD, chắc ít người hiểu. Cột cuối cùng là Remarks, bên dưới hầu hết bỏ trống, vài ba dòng lại có chữ DELAYED, tôi đoán bừa nghĩa là ĐỢI ĐẤY vì thấy cùng âm. Một đôi chỗ ghi tiếng Anh và chú thêm tiếng Việt, như cái thiết bị gì ở cuối sảnh, trông giống cái tủ, đề là INDOOR HYDRANT CABINET và HỘP CHƯA CHÁY TRONG NHÀ, nhưng mấy chữ tiếng Việt có vẻ thừa vì nhìn vào là thấy hộp này còn nguyên chứ đã cháy đâu!


Chín giờ, tôi ngồi nghỉ, mắt thôi làm việc, nhường chỗ cho tai. Vài phút lại có thông báo : Xin mời hành khách T.V. Thanh hay Thành… , xin mời hành khách L.T. Đông hay Đồng… ( nhanh chóng ra cửa số … để lên máy bay… ). Thì ra máy in vé chỉ ghi tiếng Việt không dấu nên đọc tên phải đoán, có điều là ở đây hành khách chỉ nên mang tên không dấu hay dấu huyền, khách là Thạnh, Thảnh, Thánh, Đổng, Đổng, Động… có nguy cơ lỡ chuyến bay vì cứ tưởng là gọi người khác. Có những thông báo khác bắt đầu trịnh trọng hơn : Hãng hàng không quốc gia Việt Nam xin thông báo… Dần dần tôi nghiệm ra rằng khi nghe như thế thì chắc chắn đó là tin không vui cho hành khách, chắc chắn câu sau sẽ là: Chuyến bay … sẽ hoãn. Câu này tôi nghe quen tai rồi vì sáng hôm nay đã được nói nhiều lần, lần nào cũng có giải thích lý do. Vì máy bay đến chậm ( đây là ga xuất phát, không biết máy bay từ đâu đến mà chậm) , vì lý do kỹ thuật. Dù sao tôi cũng yên tâm vì hôm nay không chuyến nào hoãn vì thời tiết xấu. Tất cả những thông báo qua loa phóng thanh kế cả thông báo riêng cho ông Thanh hay Thành đều được nhắc lại bằng tiếng Anh.

Ngồi mãi cũng chán, tôi lại quanh quẩn tới lui, không xem giờ nữa cho đỡ sốt ruột. Khách phương xa chưa kịp ghé các trung tâm thương mại ở thành phố thì tận dụng thời gian chờ lên tàu để mua sắm, ở đây có bán nhiều mặt hàng lắm. Quầy hàng sạch sẽ, láng bóng, sang trọng, cứ bước thẳng vào, không cần xem bảng hiệu vì toàn viết tiếng Anh. Leather and Fashion, Fine Arts, Liquor, Tobacco, Tea&Coffee, Confectionery, Food, Fragrance, Dried Food, Accessories, Glasses, Liquor, Jewelry… Không mua hàng cũng có lợi vì được dịp ôn luyện tiếng Anh. Thấy bảng đề Fashion không biết là gì thì vô trong thấy bán toàn quần áo trẻ em may bằng thổ cẩm là hiểu ngay. Tôi ghé quầy rượu, tò mò xem bảng giá. Martell có mấy loại : XO 3 680 000 đ, VSOP 1 050 000 đ, Cordon Bleu

3 030 000 đ, Remy Martin 770 000 đ, Hennessy XO 3 299 000 đ. Chẳng biết mắc rẻ thế nào, chỉ thấy thú vị nhớ lại ai đó đã nói mấy thứ rượu này người mua không uống mà người uống thì không mua! Bước sang quầy bên cạnh thấy có bán bánh trung thu, một hộp nhãn hiệu Givral, rất đẹp, rất sang, giá chỉ có 119 000 đ. Lạ chưa, bánh tồn từ năm ngoái hay bánh sản xuất trước gần hai tháng nên bán giá rẻ thế này chăng? Tôi hỏi mua vài hộp về làm quà ( mấy khi gặp món hời thế này ) và được giải đáp thắc mắc ngay : Giá cái hộp thôi nghe chú. Còn bánh thì chú chọn bên này, mỗi chiếc 250g giá 99 000 đ.

Có đến hai quầy bán nữ trang, vàng bạc đá quý, mặt hàng phong phú, nhìn bắt mắt. Tôi không nghĩ ra hành khách nào dừng lại đây để mua những thứ này, thỉnh thoảng thấy vài người tò mò ghé xem và hỏi giá. Cô nhân viên rời màn hình vi tính tạm dừng chơi game để tiếp khách.

Đi vào cuối hành lang là cửa hàng sách Phương Nam, diện tích không rộng nhưng bày quá nhiều tủ kệ nên di chuyển hơi khó. Ở đây chủ yếu bán sách dịch và một số sách của các tác giả đang ăn khách. Cạnh đấy là Smoking Room, phụ chú tiếng Việt là Phòng hút thuốc, hành khách vào đây phần đông là giới trẻ, nam và nữ. Bên góc là một căn phòng nhỏ để bảng Foot Spa, không có tên tiếng Việt. Hiện nay có rất nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe và làm đẹp lấy tên spa, nhưng có lẽ hỏi spa là gì thì ít người trả lời chính xác. Wikipedia tiếng Việt ghi : “Có thể hiểu Spa về mặt ngữ nghĩa là suối nước khoáng, về mặt thuật ngữ được hiểu là cách trị bệnh bằng hơi nước và nước khoáng thiên nhiên. Theo cách hiểu và vận dụng thông thường ngày nay thì spa là dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp bằng nước và massage kết hợp với những sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc thiên nhiên.” Giải thích như thế là chấp nhận được, nhưng từ điển mở này lại ghi thêm “ Spa là từ viết tắt của từ La Tinh "Sanitas per aqua" , tức là sức khoẻ tốt nhờ nước.” thì e là chưa chuẩn xác! Trước hết, phải viết là per aquam mới đúng, thứ hai, đây là một acronyme ( từ cấu tạo bằng chữ cái đầu tiên của những từ khác - chứ không phải từ viết tắt ) bịa ra để giải thích cho có vẻ bác học. Kiểu giải thích này cũng tương tự như nói tên thành phố Đà Lạt là từ câu la tinh : “Dat aliis laetetiam aliis temperiem”( cho người này niềm vui, người khác sức khỏe).Gốc của Spa nguyên là địa danh, tên của một thành phố thuộc tỉnh Liège, vùng nói tiếng Pháp của nước Bỉ ( Belgique/ Belgium ), nổi tiếng nhờ những suối nước khoáng, và sau đó, nhờ phương pháp trị liệu bằng nước khoáng. Dù hiểu thế nào thì căn phòng nhỏ ở đây mà gọi là spa thì không hợp rồi, nhất là khi đọc bảng giá các dịch vụ đặt trước cửa :

Đầu và vai, 120 000đ / 20 phút, Chân, 160 000đ / 30p, Chân - Đầu - Tay, 260 000đ / 60p , Chân- Đầu, 200 000đ / 45p. Những dịch vụ này chính là massage, cứ gọi thế ai cũng hiểu, cớ gì phải làm sang đặt tên là spa? ( Hay là dùng spa cho dễ đọc, còn massage thì lắm người đọc sai vì cứ tưởng âm cuối đọc giống như từ message? ) . Hình như cơ sở này biết rõ là hành khách đi máy bay thường chờ đợi rất lâu nên mới phục vụ đến 45, 60 phút!

Gần 1 giờ trưa, tôi trở lại hàng ăn, không đưa thẻ lên tàu và bùa chú p/vụ ăn nữa để có thể thong thả chọn món. Xong việc, tôi trở lại khu vực gần cửa 14 ngồi nghỉ. Gần đó có mấy chiếc máy vi tính nối mạng internet, các hành khách nhỏ tuổi đang sử dụng. Các cháu này đi với gia đình, chuyến bay 10g đi Hà Nội. Mỏi mệt, tôi định bắt chước mấy người bên cạnh, nằm duỗi người trên hàng ghế bỏ trống nhưng sợ bị chụp hình đăng báo nên thôi. 2 giờ, 2giờ 5 phút, sao chưa thấy mời ra cửa lên máy bay. Tôi thấp thỏm chờ đợi. Ôi, cái gì thế ? Hãng hàng không quốc gia Việt Nam trân trọng thông báo… Chết thật, chuyến bay 2g30 của mình chăng? Đúng vậy, nhưng may quá, chỉ hoãn có mười phút. Có thế chứ!

Cuối cùng cũng trèo lên được cái “phương tiện giao thông” tân tiến. Cuối cùng cũng về được đến nhà.

Hành khách đi máy bay thường chỉ đến sân bay trước giờ khởi hành từ vài phút đến vài chục phút. Mấy ai may mắn như tôi có đến hơn bảy tiếng đồng hồ, thong thả, thoải mái, nhởn nhơ đi lại, đứng ngồi, nhìn ngắm, trải nghiệm buồn vui?

Đi máy bay thú vị thật. Cám ơn con gái.



















mardi 9 août 2011

DANS L'AU-DELÀ SERAIENT-ILS DEVENUS AMIS ?




Il y a une quinzaine de jours, le professeur Thân Trong Son m’a fait cadeau d’un exemplaire de sa revue Aspirations, bien présentée et au contenu très riche. En constatant que le prochain numéro aura pour sujet « Été et Trinh Công Son », je suis tentée de prendre la plume, même si je ne suis pas spécialiste dans ce domaine. Permettez-moi toutefois de ne pas écrire sur la vie ou la carrière de feu ce compositeur de talent, mais sur une personne qui, pendant les dernières années de sa vie, s’est attachée silencieusement à ses chansons. Ne vous empressez pas de penser à une chanteuse ou à une muse, car celle que je vais présenter ici semble être ignorée de la plupart des lecteurs vietnamiens. Je dis bien « la plupart » et non « la totalité » car, pour la communauté des Vietnamiens francophones et amoureux de Trinh Công Son, ce nom n’est plus inconnu depuis longtemps. Oui, il s’agit de Léon Remacle, celui qui a traduit près de soixante-dix chansons dudit compositeur en « langue de l’amour » (1). Français de nationalité, il était aussi enfant de Huê ; dans ses veines coulaient le sang impérial et le sang gaulois.

Il y a plus d’un demi siècle, dans la ville romantique de Dalat, le jeune français Louis-Gabriel Remacle (dont la mère aussi était Vietnamienne) rencontra la jeune huêenne Tôn Nu Thi Bach Hiêu, une des filles aimées de Tôn Thât Bich (un chef militaire sous le règne de Bao Dai), et se laissa séduire par sa beauté douce et discrète. Cette histoire d’amour au bord du lac Xuân Huong se concrétisa enfin par un beau mariage. Le couple eut douze enfants, Léon Remacle était le quatrième. Depuis tout petit, Léon fut éduqué selon les règles de civilité et les normes de comportement traditionnel d’une famille de lignée impériale, on lui fit suivre l’école française mais aussi apprendre la langue vietnamienne, le nôm et le chinois.

En 1971, à l’âge de 19 ans, Léon partit en France faire ses études universitaires et obtint son DUT d’informatique. Il travailla alors au Crédit Industriel et Commercial et fonda son foyer sur la commune d’Asnières-sur-Seine (en région parisienne). Résidant en France et marié à une Française, il ne se permit pas pour autant d’oublier ses origines. D’une part, il communiquait régulièrement en vietnamien avec sa mère, ses frères et sœurs et, de l’autre, il lisait la littérature vietnamienne et chinoise. Dans sa bibliothèque se côtoyaient Molière, Voltaire, Hugo… et Nguyên Du, Hàn Mac Tu, Hô Xuân Huong…


Amoureux de la poésie et de la musique, imprégné du lyrisme huêen, il s’était laissé charmer sans savoir depuis quand par les chansons de Trinh Công Son. Cette émotion, cet amour, il avait préféré, au lieu de les garder pour lui seul, les partager avec les Vietnamiens nés loin du pays et ne pouvant parler vietnamien ainsi qu’avec les étrangers intéressés par la culture vietnamienne. Chaque jour, hors de ses heures de travail et du temps réservé à sa famille, il s’attaquait à traduire en vers français des chansons de Trinh. La traduction poétique, communément connue comme un travail extrêmement ardu, était pour Léon Remacle plutôt un plaisir, une passion. Quel délice que de se plonger dans les deux cultures, d’écouter la terre maternelle tout en chantant la mélodie paternelle !

Si les chansons de Trinh Công Son sont très agréables à l’écoute, il n’est pas toujours évident d’en comprendre toutes les paroles, encore moins de les transposer d’une langue à l’autre. Très prudent et responsable vis-à-vis de ses traductions, Léon pouvait passer des heures, ne fût-ce que pour trouver un mot juste. Et, voulant s’assurer de la bonne interprétation des expressions utilisées par le compositeur, il s’est procuré de nombreux dictionnaires sino-vietnamien, sino-français pour la consultation croisée. Le répertoire de ses traductions commençait par « L’oiseau solitaire », « Chanson de la lune » et puis le nombre de chansons traduites augmentait chaque jour davantage : « Belle de jadis », « La larme de l’éternité », « Été blanc », « Pluie bienfaisante », « Formons une grande ronde », « Revoir mon ancienne école »... Cependant, il n’a créé ni un site ni un blog personnel et ne s’est non plus fait publier dans un recueil. Léon a choisi de confier toutes ses traductions à un célèbre site spécialisé sur Trinh Công Son (à savoir : http://www.tcs-home.org), espérant que celles-ci seraient accessibles au plus grand nombre d’amoureux de Trinh. Par l’intermédiaire de ce site, ses traductions sont en effet parvenues à un large public. Il y a des mères Viêtkiêu qui se retrouvent tout émues en recevant une traduction envoyée par leur enfant, il y a des enfants ignorants du pays de leurs ancêtres qui, en le lisant, ont envie de partir à la recherche de leurs origines. Beaucoup de Français qui écoutaient et aimaient les chansons de Trinh de par sa musique, sont d’autant plus impressionnés par cet auteur-compositeur maintenant qu’ils les ont comprises. Je me demande si la mélancolie huêenne et la saveur pure des bouffées de vent de mer de Nha Trang étaient pour quelque chose dans sa manière si touchante de traduire les chansons de Trinh.

Sa compétence en vietnamien était bien meilleure que celle de beaucoup de Vietnamiens, sa maîtrise du français aussi dépassait celle de nombreux Français. J’ai dû moi-même plus d’une fois faire appel à son aide, tantôt pour une question de vietnamien, parfois pour un problème de français. De ses amis et connaissances, personne n’a jamais remarqué qu’il se fît mousser ou se montrât prétentieux. Bien au contraire, il restait toujours modeste, disposé à apporter son concours à d’autres et, du coup, apprécié de tout le monde. Il témoignait une modération exemplaire lors des discussions, n’ayant jamais imposé son avis.

Hélas, à l’été 2007, une crise cardiaque ne lui permit pas de mener à terme son projet de traduire Trinh Công Son. Le nombre de chansons traduites s’est arrêté au chiffre 65 ; la dernière « Que dorme le soleil bien sage » était terminée le 12/06/2007, près de deux semaines avant son sommeil définitif. Son départ a laissé un regret infini à tous ses proches, collègues et amis, tout en constituant une grande perte pour les amoureux des chansons de Trinh Công Son dans la communauté francophone. En 2009, son fils aîné Guillaume Remacle est retourné au Vietnam pour enterrer une partie de ses cendres à Nha Trang, où il était né et avait vécu une partie de sa vie.

En plus de Trinh Công Son, Léon Remacle traduisit également d’autres poètes et compositeurs ; il avait surtout l’intention de retraduire Kim Vân Kiêu de Nguyên Du, n’étant pas vraiment satisfait des versions françaises existantes. Il avait réussi à collectionner presque toutes les versions françaises de Kiêu, plusieurs versions vietnamiennes et même une version en nôm avec des notes explicatives détaillées. Selon Jacqueline Remacle Tôn Nu Tuong Vân, la sœur aînée de Léon, son frère a débuté, et même avancé, une partie non négligeable du projet. Dommage qu’il n’ait jamais abouti !

Toute sa vie, il fut toujours fier de ses origines vietnamiennes. Il était retourné au pays maternel maintes fois avec sa famille, dont la dernière était lors du Têt du Chien en 2006 ; cela faisait alors cinq ans que Trinh Công Son nous avait quittés. De son vivant, Léon n’a jamais eu l’occasion de rencontrer ce célèbre compositeur mais qui sait si, dans l’au-delà, ils auront fait connaissance et seront devenus amis...

MINH PHƯƠNG

(Photo et informations fournies par la famille Remacle)

(1) En plus de Léon Remacle, d’autres aussi ont traduit et traduisent encore Trinh Công Son en français : Thanh Bach, Jean-Claude Renoux, Nguyên Tân Hung...

Pour votre plaisir de lecteur, une des traductions qu’a réalisée Léon Remacle le 14/03/2007 :

Hạ trắng

Gọi nắng

Trên vai em gầy

Đường xa áo bay

Nắng qua mắt buồn

Lòng hoa bướm say

Lối em đi về

Trời không có mây

Đường đi suốt mùa

Nắng lên thắp đầy

Gọi nắng

Cho cơn mê chiều

nhiều hoa trắng bay

Cho tay em dài

Gầy thêm nắng mai

Bước chân em về

Nào anh có hay

Gọi em cho nắng

Chết trên sông dài

Thôi xin ơn đời

Trong cơn mê này

Gọi mùa thu tới

Tôi đưa em về

Chân em bước nhẹ

Trời buồn gió cao

Đời xin có nhau

Dài cho mãi sau

Nắng không gọi sầu

Áo xưa dù nhàu

Cũng xin bạc đầu

Gọi mãi tên nhau

Gọi nắng

Cho tóc em cài

Loài hoa nắng rơi

Nắng đưa em về

Miền cao gió bay

Áo em bây giờ

Mờ xa nẻo mây

Gọi tên em mãi

Suốt cơn mê
này.

Eté blanc

J’appelle le soleil

Sur tes épaules amaigries,

Au loin sur la route flotte ton habit

Le soleil passe dans ton regard triste,

Fleurs et papillons sont enivrés

Dans le ciel sur ton chemin de retour

Les nuages sont partis

Toute la saison ta route

Est de soleil abondamment allumée

J’appelle le soleil

Pour qu’au soir

Vole une pluie de fleurs blanches dans ton sommeil

Pour qu’au soleil matinal

S’amincissent encore tes longs bras

Tu es revenue

Mais je n’ai pas entendu tes pas

Je t’appelle pour que sur le long fleuve

Se meure le soleil

Enfin je demande une grâce à la vie

Pendant que je suis endormi

Que l’automne soit appelé

Je t’ai raccompagnée

Tu marchais le pas léger

Haut dans le ciel triste le vent soufflait

Puissions-nous dans la vie être réunis

Et le rester très longtemps après

Le soleil ne dispose pas à la mélancolie

Même si les habits de jadis sont chiffonnés

Je voudrais que, nos cheveux blanchis,

Par notre nom nous ne cessions de nous appeler

J’appelle le soleil

Pour accrocher dans tes cheveux

La sorte de fleur tombée du soleil

Le soleil t’a emportée

Vers la haute région que les vents balayent

Ton habit à présent

S’est évanoui au loin là où les nuages vont

Sans cesse j’appelle ton nom

Tout au long de ce sommeil profond.


( Source : Revue ASPIRATIONS - Été /

( éd. THANH NIÊN - avril 2011 )



Ở cõi xa kia, hai người ấy có thành tri kỷ ?

Cách đây nửa tháng, tôi có được nhà giáo Thân Trọng Sơn gửi tặng “Khát vọng Mùa xuân”, tập san được in đẹp với nội dung đa dạng và phong phú. Bản thân không phải là một người chuyên về viết lách nhưng thấy chủ đề của số tới là “Khát vọng mùa hè và Trịnh Công Sơn”, tôi lại muốn tham gia một chút. Tuy nhiên tôi xin phép không viết về cuộc đời cũng như sự nghiệp của cố nhạc sĩ tài hoa này mà về một người trong những năm cuối đời đã âm thầm gắn bó với các bài hát của ông. Các bạn đừng vội nghĩ đến một ca sĩ hay một nàng thơ nào đó, người tôi muốn nhắc đến ở đây có lẽ xa lạ với phần đông độc giả Việt Nam. Tôi nói phần đông chứ không phải là tất cả, vì với cộng đồng người Việt nói tiếng Pháp và quan tâm đến nhạc Trịnh thì cái tên này dường như từ lâu đã không còn là một ẩn số. Vâng, ông là Léon Remacle, người đã chuyển ngữ gần bảy mươi bài hát của Trịnh Công Sơn sang “ngôn ngữ của tình yêu” (1). Mang quốc tịch Pháp nhưng ông cũng đồng thời là một người con của Huế, trong huyết quản của ông chảy một phần dòng máu cung đình, một phần dòng máu gô-loa.

Ngày ấy, cách đây hơn nửa thế kỉ, tại xứ sở Đà Lạt mộng mơ, chàng thanh niên Pháp Louis-Gabriel Remacle (cũng có mẹ là người Việt Nam) đã gặp và bị chinh phục bởi vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm của cô gái Huế Tôn Nữ Thị Bạch Hiếu, một trong các ái nữ của lãnh binh Tôn Thất Bích. Chuyện tình bên hồ Xuân Hương đã kết thúc bằng một đám cưới đẹp và họ có với nhau mười hai người con, trong đó cậu bé Léon Remacle là con thứ tư. Từ nhỏ, Léon đã được dạy bảo theo các phép tắc truyền thống của một gia đình hoàng tộc, được theo học trường Tây nhưng cũng được dạy tiếng Việt, chữ Nôm, chữ Hán.

Năm 1971, khi Léon 19 tuổi, ông sang Pháp theo học ngành tin học và có bằng đại học công nghệ DUT informatique. Ra trường, ông vào làm cho Ngân hàng Kỹ nghệ và Thương mại Crédit Industriel et Commercial, lập gia đình và cư trú tại Asnières-sur-Seine (vùng Île- de- France). Mặc dù sống tại Pháp và cưới một người vợ Pháp, nhưng không vì thế mà ông cho phép mình quên tiếng Việt. Ông vẫn thường xuyên nói chuyện với mẹ và các anh chị em bằng tiếng Việt, đọc sách văn thơ tiếng Việt và tiếng Hán. Trên giá sách của ông, người ta thấy bên cạnh Molière, Voltaire, Hugo… là Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử, Hồ Xuân Hương…

Yêu thích thơ, nhạc và ngấm trong mình cái chất trữ tình xứ Huế, không biết từ lúc nào ông đã cảm những bài hát của cố nhạc sĩ họ Trịnh. Cái cảm xúc ấy, tình yêu ấy ông đã không giữ cho riêng mình mà mong muốn chia sẻ với những người Việt nhưng sinh ra ở nước ngoài không nói được tiếng Việt và với cả những người nước ngoài quan tâm đến văn hoá Việt Nam. Hàng ngày, ngoài giờ làm việc và khoảng thời gian dành cho gia đình, ông bắt tay vào dịch những bài hát của Trịnh Công Sơn sang thơ tiếng Pháp. Dịch thơ là một công việc vô cùng khó khăn nhưng với Léon Remacle, nó là một thú vui, một niềm đam mê. Thật dễ chịu khi được đắm mình trong hai nền văn hoá, vừa nghe nỗi lòng đất mẹ vừa bay bổng lời quê cha.

Các bài hát của Trịnh Công Sơn nghe rất hay, song để hiểu từng từ và dịch thì không đơn giản chút nào. Bản thân Léon là người luôn cẩn trọng và rất có trách nhiệm với các bản dịch của mình. Ông có thể bỏ hàng giờ chỉ để tìm ra một từ chuẩn, và để đảm bảo không hiểu sai nghĩa câu từ của nhạc sĩ, ông còn đặt mua hàng loạt từ điển Hán Việt, Hán Pháp để tra cứu chéo. Bắt đầu là “Cánh chim cô đơn”, “Nguyệt ca” rồi số lượng bài dịch ngày một tăng dần: “Diễm xưa”, “Giọt lệ thiên thu”, “Hạ trắng”, “Mưa hồng”, “Nối vòng tay lớn”, “Về thăm mái trường xưa”... Tuy nhiên ông không lập một website hay blog riêng, cũng không cho xuất bản sách mà gửi cho một trang web nổi tiếng chuyên về Trịnh Công Sơn (http://www.tcs-home.org) với hy vọng những bản dịch của mình sẽ đến được với đông đảo người yêu nhạc Trịnh. Quả vậy, từ đây, những bản dịch của ông được nhiều người biết đến, có những bà mẹ xa quê được con gửi cho bản dịch của ông xúc động nghẹn ngào, có những người con chưa biết quê cha đất tổ đọc bản dịch của ông xong bỗng mong muốn tìm lại cội nguồn. Rất nhiều người Pháp trước đây nghe và yêu các bài hát của Trịnh Công Sơn vì nhạc điệu thì nay hiểu nội dung họ lại càng thêm ấn tượng về người nhạc sĩ này. Tôi tự hỏi phải chăng cái chất buồn man mác của xứ Huế và hương thơm trong lành của những làn gió biển Nha Trang đã giúp ông dịch những bài hát của Trịnh Công Sơn cảm xúc hơn, đi vào lòng người hơn.

Léon hiểu tiếng Việt còn hơn nhiều người Việt, hiểu tiếng Pháp cũng hơn nhiều người Pháp. Bản thân người viết bài này cũng đã hơn một lần nhờ đến sự giúp đỡ của ông, khi thì về tiếng Việt, khi thì về tiếng Pháp. Thế nhưng bạn bè và những người quen biết chưa bao giờ thấy ông khoe khoang, tự phụ. Trái lại, ông luôn khiêm tốn, tận tình chỉ bảo giúp đỡ mọi người nên ai ai cũng quí trọng. Ông cũng không bao giờ áp đặt ý kiến cá nhân, luôn ôn hoà trong tranh luận.

Thật đáng tiếc, một cơn đau tim quái ác mùa hè năm 2007 đã không cho ông dịch nốt số bài hát của Trịnh Công Sơn. Tổng những bài dịch đã dừng lại ở con số 65, “Xin mặt trời ngủ yên” là bài cuối cùng, được ông dịch vào ngày 12/06/2007, gần hai tuần trước khi ông yên nghỉ. Ông ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho vợ con, họ hàng, đồng nghiệp và bạn hữu xa gần, đồng thời cũng là một sự mất mất lớn lao đối với những người yêu nhạc Trịnh trong cộng đồng Pháp ngữ. Năm 2009, con trai cả của ông Guillaume Remacle đã trở lại Việt Nam, mang một phần tro của ông về chôn cất tại Nha Trang, nơi ông sinh ra và đã sống một phần cuộc đời.

Bên cạnh Trịnh Công Sơn, Léon Remacle còn dịch thơ và bài hát của nhiều tác giả khác nữa, đặc biệt ông có ý định dịch lại Truyện Kiều của Nguyễn Du, vì dường như chưa thật sự hài lòng với các bản dịch hiện có. Ông đã sưu tầm gần như đầy đủ các bản Kiều tiếng Pháp, tiếng Việt, cả bản chữ Nôm và những chú giải. Theo bà Jacqueline Remacle Tôn Nữ Tường Vân, chị cả của Léon, ông đã bắt tay vào thực hiện dự án này và cũng đã đi được một chặng đường đáng kể. Thật đáng tiếc là công việc đã chẳng bao giờ được kết thúc!

Cả cuộc đời, ông luôn tự hào về nguồn gốc Việt của mình và đã nhiều lần cùng gia đình về thăm quê mẹ, lần cuối là Tết Bính Tuất 2006 khi đó Trịnh Công Sơn đã mất được năm năm. Khi còn sống ông và người nhạc sĩ nổi tiếng này chưa có dịp gặp mặt, nhưng biết đâu ở cõi xa kia, họ đã gặp nhau và thành tri kỉ...

Minh Phương

(Hình ảnh và thông tin do gia đình Remacle cung cấp)

(1) Ngoài Léon Remacle, còn một số tên tuổi khác cũng đã và đang dịch Trịnh Công Sơn sang tiếng Pháp như: Thanh Bạch, Jean-Claude Renoux, Nguyễn Tấn Hưng...

Xin giới thiệu với các bạn một trong các bản dịch của Léon Remacle, được hoàn thành ngày 14/03/2007:

Hạ trắng

Gọi nắng

Trên vai em gầy

Đường xa áo bay

Nắng qua mắt buồn

Lòng hoa bướm say

Lối em đi về

Trời không có mây

Đường đi suốt mùa

Nắng lên thắp đầy

Gọi nắng

Cho cơn mê chiều

nhiều hoa trắng bay

Cho tay em dài

Gầy thêm nắng mai

Bước chân em về

Nào anh có hay

Gọi em cho nắng

Chết trên sông dài

Thôi xin ơn đời

Trong cơn mê này

Gọi mùa thu tới

Tôi đưa em về

Chân em bước nhẹ

Trời buồn gió cao

Đời xin có nhau

Dài cho mãi sau

Nắng không gọi sầu

Áo xưa dù nhàu

Cũng xin bạc đầu

Gọi mãi tên nhau

Gọi nắng

Cho tóc em cài

Loài hoa nắng rơi

Nắng đưa em về

Miền cao gió bay

Áo em bây giờ

Mờ xa nẻo mây

Gọi tên em mãi

Suốt cơn mê này.

Eté blanc

J’appelle le soleil

Sur tes épaules amaigries,

Au loin sur la route flotte ton habit

Le soleil passe dans ton regard triste,

Fleurs et papillons sont enivrés

Dans le ciel sur ton chemin de retour

Les nuages sont partis

Toute la saison ta route

Est de soleil abondamment allumée

J’appelle le soleil

Pour qu’au soir

Vole une pluie de fleurs blanches dans ton sommeil

Pour qu’au soleil matinal

S’amincissent encore tes longs bras

Tu es revenue

Mais je n’ai pas entendu tes pas

Je t’appelle pour que sur le long fleuve

Se meure le soleil

Enfin je demande une grâce à la vie

Pendant que je suis endormi

Que l’automne soit appelé

Je t’ai raccompagnée

Tu marchais le pas léger

Haut dans le ciel triste le vent soufflait

Puissions-nous dans la vie être réunis

Et le rester très longtemps après

Le soleil ne dispose pas à la mélancolie

Même si les habits de jadis sont chiffonnés

Je voudrais que, nos cheveux blanchis,

Par notre nom nous ne cessions de nous appeler

J’appelle le soleil

Pour accrocher dans tes cheveux

La sorte de fleur tombée du soleil

Le soleil t’a emportée

Vers la haute région que les vents balayent

Ton habit à présent

S’est évanoui au loin là où les nuages vont

Sans cesse j’appelle ton nom

Tout au long de ce sommeil profond.


Bản tiếng Việt đăng trên tập san KHÁT VỌNG MÙA HẠ, xuất bản tại Đà Lạt, tháng 4/2011 . Tác giả tự dịch sang tiếng Pháp.

( Bài đăng với sự đồng ý của tác giả. )




vendredi 5 août 2011

DES MOTS POUR MAMAN

DES MOTS POUR MAMAN

Nguyễn Ngọc Tư

Traduction française de Nguyễn Giáng Hương parue dans les Carnets du Viêt Nam, n° 17, janvier 2008.

(Carnets du Viêt Nam, revue trimestrielle, 8 rue Santos-Dumont, F-69008 Lyon, France)

Depuis le succès doublé de scandale de sa longue nouvelle Des champs à l’infini, Nguyễn Ngọc Tư est inscrite dans la lignée de Sơn Nam. Elle joint tout à la fois la spécificité de son écriture – une langue marquée par le Sud – à une profonde empathie pour ceux qui restent attachés à la terre dont elle est originaire, celle de la province de Cà Mau.

Voici Des mots pour maman[1], une sorte de "confession" faite à la page blanche par cette voix singulière.

Je ne sais plus combien il y a eu de saisons des crevettes depuis que je suis devenue une enfant-du-voisin. Ça fait combien de temps que je ne t’ai plus emboîté le pas pour partager un peu de ta peine, maman? Depuis combien de temps n’as-tu plus l’occasion de m’apprendre la valeur de la sueur qui coule…

Ma mère est paysanne. Depuis que je prends la plume, chaque fois que j’écris sur les paysans, je pense à elle. En esprit, je vois ses deux pieds courts, massifs et costauds, les ongles des orteils corrodés, épaissis et fibreux. Son visage bistré veillant dans la nuit et, quand le vent soufflait, son inquiétude que le riz qui montait dans les rizières n’ait un épi creux. Sa chevelure toute blanche – ses enfants voulaient toujours arracher les quelques cheveux frisottés qu’elle avait, mais maman n’avait jamais le temps. Avec un groupe de solides paysannes leurs paniers de légumes sur la tête marchant à pas pressés vers le marché dans la rosée du matin. Ses deux mains costaudes avec les phalanges grossières qui vannaient le riz comme on danse, en plein midi désert. Dans la fumée épaisse réduite à une ombre assise devant la marmite en terre, avec le roussi doux de la pâtée pour les cochons. La nostalgie me remue le cœur.

Elle n’a rien de différent des autres mères campagnardes: ma mère est douce, débrouillarde, très capable… Elle aussi a des enfants qui ne se souviennent jamais de son âge, de sa jeunesse. Mais elle n’en est jamais triste; elle ne l’est que quand je me plains – chaque fois que je reviens et m’assois sur le seuil de la porte – que le métier d’écrivain n’apporte que la solitude et la peine. Triste, maman reste silencieuse. Triste en pensant qu’elle ne comprend pas la littérature et qu’elle ne peut pas me guider, me soutenir sur ce chemin pénible. Mais elle ne sait pas qu’elle m’a beaucoup aidée.

Quand j’avais sept ans, ma mère m’a appris à planter les légumes, à arroser les plants. J’allais en trottinant couper du bois, chercher des roseaux pour que maman dresse des treillages de concombres, de courges et de haricots montants. Les après-midi tant qu’il y avait encore du soleil, il fallait biner la terre pour la préparer. Avec une lame grossière, j’écharpais la terre pour que mon père, à son retour, sème les semences de crucifères. Mes parents arrosaient avec de gros seaux, moi un petit; l’eau débordait et mouillait tous mes vêtements. Je savais me pencher le derrière haut sur les planches jetées sur l’étang pour laver le céleri ou la coriandre chinoise que maman mettait en bottes; son cœur était serré quand mes mains étaient blanchies de froid tandis qu’incrustés dans les crevasses de ses mains des résidus de cuisine lui faisaient mal jusqu’aux os; pourquoi n’avais-tu jamais un mot pour t’en plaindre, maman? Quand il faisait encore nuit, nous partions au marché; je portais un petit panier ne contenant que de petits tabourets et quelques sacs pour exposer les marchandises tandis que maman portait sur la tête un grand panier de coriandre. Elle me demandait d’instant en instant si j’avais froid alors que le vent rigoureux du nord-est soufflait et que depuis le panier l’eau tombait goutte à goutte sur ses épaules. Je ne savais pas lui demander si elle, elle avait froid alors qu’un simple mot aurait tellement pu la réchauffer.

Quand j’avais dix ans, tout mon hameau s’est décidé pour la culture du champignon noir. Maman a essayé d’en faire autant pendant les temps morts de la vie paysanne pour augmenter le revenu de la famille. Après les cours à l’école, mon frère et moi avec ma mère faisions des kilomètres en barque pour aller acheter des fayotiers[2]. Après que mon grand frère les avait abattus et ébranchés, ma mère et moi coltinions les troncs un par un jusqu’à la barque; de peur que ce soit trop lourd de mon côté, elle les prenait presque au milieu tandis que moi, sous la légère pression de l’autre bout je croyais être forte: combien ce tronc si grand était léger! Sur le chemin du retour, il pouvait y avoir une vanne qui barrait le passage; il nous fallait décharger les troncs sur la rive pour traîner la barque par dessus; s’il pleuvait fort, la vanne était ouverte et alors l’eau du canal s’écoulait comme un torrent; elle tendait à noyer notre barque têtue qui s’efforçait de remonter le courant. Maman résistait au bout du moteur, moi, je sautais dans l’eau, tirant l’avant pour l’entraîner; après le passage de la vanne, j’étais mouillée comme un rat; ma mère me félicitait pour mon courage mais ses yeux étaient pleins de larmes.

La production des champignons noirs est dure en pleine saison: il faut débiter le tronc en bûches, les creuser, introduire des moisissures… Cela ne prenait pas beaucoup de temps mais suffisait pour que les épaules de ma mère soient marquées par l’écorce rainurée des troncs de fayotiers, pour que le bout de ses doigts suppure et que la main qui prenait le marteau devienne calleuse…

Jusqu’alors, à quoi que nous travaillions, nous éprouvions toujours de grandes peines, notre sueur pouvait être mesurée en pots, en jarres. Et, quel que soit le travail, c’était toujours ma mère qui souffrait le plus: mon père ne faisait que quelques travaux après ses heures au bureau. Mais maman n’était jamais triste, elle disait: il travaille pour la Révolution. À dix-sept ans, j’ai quitté l’école pour vendre riz et son avec maman. Tous les jours, maman prenait, remplissait une ou deux fois sa barque de riz depuis la décortiqueuse, la menant tout au long des canaux enjambés par les troncs de multiples passerelles pour transporter le riz chez les clients. J’étais à l’avant; sous les passerelles élevées je relançais la barque à la perche; quand les passerelles étaient trop basses pour le nez de la barque je devais les démonter pour laisser maman avancer. Grâce à maman, je sais que le riz một bụi est long, mince, chatoyant, que le riz tiên lùn est court, blanc comme le riz gluant, rondelet, que le riz nàng gáo est tout rond, très court, bombé… que plus le grain de riz est transparent plus le riz cuit est dur et sec, que le grain translucide au cœur blanc donne un riz tendre, un riz moelleux… Pour avoir traîné dans la poussière du son, j’ai l’habitude de son odeur ardente. Maman me disait que le parfum du riz au début de la saison était différent de celui du riz à la fin, celui du riz blanc de celui du riz marron; et jusqu’à maintenant, chaque fois que je prends un bol de riz, je me souviens du goût pur, légèrement gras, délicieux, du riz cru.

Vendre du riz comporte aussi ses difficultés, mais ma mère est attachée à ce métier depuis très longtemps; peut-être parce qu’il est lié au riz, aux champs où ma mère a travaillé toute sa vie de paysanne. Je me souviens très bien des étés où l’eau dans les canaux se retirait; la barque ne pouvait pas naviguer dans le chenal asséché; maman avait inventé une autre façon de transporter riz et son avec un vélo (ce qu’on était pauvre en ce temps-là!). Le sac de riz était posé le long du cadre du vélo, maman assise derrière la selle étendait le plus possible les bras pour tenir le guidon et les jambes en avant pour pédaler. Maman pédalait toute la journée sous le soleil sur le chemin raboteux. Plus tard, j’ai pu à la fois tenir d’une main le sac de riz posé sur le porte-bagage et, tandis que mes jambes pédalaient éperdument, contrôler de l’autre main le guidon qui ballottait, la roue avant ayant tendance à se soulever. Chaque fois que quelqu’un me félicitait, maman souffrait en pensant qu’elle avait laissé mes études inachevées. À ce moment-là, je ne savais pas lui dire: « Quand nous serons riches, je reprendrai mes études, ne t’inquiète pas »; cette seule phrase aurait tant pu la consoler.

Les paroles qu’il fallait dire – à cause de mon indifférence ou de mon innocence – je ne les ai pas dites, tandis que celles qu’il ne fallait pas dire ont bien été prononcées et ne pouvaient être rattrapées. Mais il reste encore des jours à venir; demain je rentrerai dire à maman – bien que ce soit un peu tard mais c’est mieux que rien – que si elle ne m’a jamais appris à écrire, tout ce que j’écris porte la respiration de la vie qu’elle m’a offerte.

Je ne sais plus combien il y a eu de saisons des crevettes depuis que maman et papa ont quitté la maison pour élever une cahute au milieu de champs déserts pour se démener avec les crevettes au-dessus des viviers sous un soleil de feu. Ça fait tant de temps que je passe mes matinées, mes après-midi à tourner autour de mon bureau, entre le café du matin et un verre pris quelque part le soir. Les mots m’échappent, les phrases me fuient. Est-ce qu’un jour je mériterai d’écrire pour maman? Les mots que j’écrirai un de ces jours, s’ils n’étaient pas dignes d’elle, à qui pourrais-je les destiner?

(avril 2002)

Traduction de Nguyễn Giáng Hương.

Nous remercions M. Nguyễn Ngọc Giao de son amical soutien.




[1] Texte recueilli dans Nước chảy mây trôi, Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.

[2] Le fayotier, dont les feuilles et les fleurs sont comestibles, est un arbre au bois tendre et léger.


Lời cho má

NGUYỄN NGỌC TƯ

Bây giờ không biết đã mấy mùa tôm rồi tôi trở thành một đứa - con - hàng - xóm. Bao lâu rồi con không còn lẽo đẽo theo gót má để chia chút dãi dầu, hả má ơi? Bao lâu rồi má không còn dịp để dạy con hiểu được ý nghĩa của giọt mồ hôi rơi xuống…

Má tôi là nông dân, suốt quãng thời gian cầm bút, mỗi khi tôi viết về người nông dân tôi lại nghĩ tới má. Trong tôi hiện lên đôi bàn chân ngắn, bè ra vững chãi, những cái móng chân khắng phèn, dày, đầy xơ. Một khuôn mặt sạm đen nữa đêm thao thức, nghe gió về lo lúa đang trổ ngoài đồng bị lem lép hạt. Một mái tóc bạc trắng, những sợi tóc sâu loăn quăn mọc trên đỉnh đầu, đám con cháu hăm he nhổ hoài mà chưa có ngày nào má thảnh thơi. Một dáng người chắc đậm tong tả đội rau đi chợ trong sương sớm. Một đôi tay cục mịch với những đốt xương thô mà sàng gạo như múa trong trưa vắng. Một bóng người sương khói ngồi tan nồi đất, cái mùi cám khét ngọt, nghe nỗi nhớ quê dậy động trong lòng.

Không có gì khác đâu, cũng như mọi bà má quê khác, má tôi cũng hiền lành, tháo vát, giỏi giang... má tôi cũng có những đứa con không bao giờ nhớ tuổi má, không bao giờ nhớ thời thanh xuân của má. Nhưng má không buồn, chỉ buồn khi tôi về, ngồi than bên bậc cửa, làm cái nghề viết văn cô độc, cực khổ quá má ơi, má tôi lặng lẽ buồn hiu. Buồn vì không hiểu văn chương, không thể dìu dắt, nâng đỡ tôi trên con đường nhọc nhằn đó, nhưng má không hay rằng má giúp tôi nhiều lắm.

Bảy tuổi, má dạy tôi trồng rau, tưới rẫy. Tôi lon ton đi chặt cây, kiếm sậy về cho má làm giàn cho dưa leo, mướp, đậu rồng. Những buổi chiều còn nắng, má xới đất, lên giồng, tôi lấy dao phay băm cho đất tơi ra để kịp lúc ba đi làm về gieo hạt cải. Ba má quẩy tưới thùng to, tôi nơ thùng nhỏ, nước sánh ra ướt đầm đìa. Tôi biết chổng mông ngồi rửa rau cần, ngò gai ở cầu ao cho má bó từng lọn nhỏ, tay tôi mới bợt bạt một chút má đã xót xa, kẽ tay má đầy những mảng nước ăn, đau nhức tới từng đốt xương sao má không than hả má. Nửa khuya ra chợ, tôi xách cái giỏ nhỏ chỉ đựng ghế ngồi với mấy cái bao trãi để bày hàng, má đội thúng ngò, má cứ hỏi có lạnh lắm hôn con, gió bấc thì cứ hiu hắt cắt da, nước từ cái thúng đội đầu cứ nhỏ long tong xuống đôi vai má. Khi đó tôi không hề biết hỏi, má ơi má có lạnh không, mà, chỉ câu nói của tôi, má ấm lòng biết chừng nào.

Năm tôi mười tuổi, cả xóm rủ nhau làm nấm mèo. Má cũng cố làm thêm lúc nông nhàn để tăng thu nhập.. Sau mỗi buổi học, mấy anh em tôi với má bơi xuồng đi hàng năm ba cây số mua so đũa. Anh tôi đốn, róc cành xong, hai má con tôi vác xuống xuồng, sợ phía tôi nặng, má gánh tới nữa thân cây, tôi chỉ te tái vịn hờ một đầu còn lại mà tưởng mình mạnh giỏi, cái cây bự chảng vầy sao mà vác nhẹ hẩng nhẹ hơ. Đường về nhà phải qua con đập, thường là quăng cây lên để kéo xuồng qua, những lúc mưa nhiều, đập xã, nước từ trong kinh tràn ra như thác, nước cứ lăm lăm nhấn chìm chiếc xuồng khẳm lừ tìm cách đi ngược vào. Má chống chỏi đằng lái, tôi nhảy ào xuống nước nắm mũi xuống kéo đi, qua đập, ướt như con chuột, má khen tôi giỏi mà sao nước mắt má rươm rướm vậy.

Làm nấm mèo cực nhất là lúc vô mùa, phải cưa cây thành khúc, đóng lổ, vô meo… cũng không lâu nhưng đủ để vai má tôi cấn hằn những cái rảnh sâu sần như vỏ cây so đũa, đủ để mấy đầu ngón tay ám mủ và bàn tay cầm búa chai rộp lên…

Coi lại, hồi nào tới giờ, nhà tôi làm nghề gì cũng cực thấu trời thấu đất, làm gì cũng nặng nhọc, cũng có thể đong mồ hôi bằng khạp, bằng lu. Mà, dù có làm gì thì má tôi cũng là người gánh chịu nhọc nhằn hơn hết thảy, ba tôi chỉ hụ hợ chút việc mỗi khi tan sở, má không buồn, má nói, ổng đi làm cách mạng mà. Tôi mười bảy tuổi, thôi học, theo má bán gạo, cám. Ngày nào má cũng bơi một hai xuồng gạo từ máy chà chở len lỏi theo dòng kinh dày những cây cầu khỉ để mang gạo bán tận nhà người ta. Tôi ngồi đằng mũi, qua cầu cao thì lấy trớn đẩy cho xuồng đi nhanh, cầu thấp lè tè không quá mũi xuồng, không đi được tôi giở cầu cho má bơi. Tôi học từ má, rằng gạo Một Bụi dài, thon, óng ả, gạo Tiên Lùn hạt ngắn, đục như nếp, bầu bĩnh, gạo Nàng Gáo tròn vo, cụt lủn, no căng… Gạo càng trong càng cứng, khô cơm, gạo đục, có ngòi là cơm mềm cơm dẻo… Lăn lóc với bụi cám, tôi nghiện luôn cái mùi thơm nồng nàn đó. Má nói rằng, mùi gạo đầu mùa khác mùi gạo cuối mùa, mùi gạo trắng khác với mùi gạo lức, và cho tới bây giờ, mỗi khi bưng chén cơm, tôi lại nhớ cái vị béo ngầy ngậy, ngọt ngào tinh khiết của gạo sống.

Bán gạo cũng có cái cực trần ai khoai củ của nghề bán gạo nhưng má tôi gắn bó với nghề rất lâu, chắc vì nó gần gủi với hạt lúa, cánh đồng, nơi cả đời nông dân má tôi dầm dãi. Tôi còn nhớ như in những mùa hạn, nước dưới kinh rút, chiếc xuồng không còn không thể chống trên lòng lạch cạn teo, má nghĩ ra cách tải gạo, cám bằng xe đạp (Ôi ! cái thuở sao nghèo quá là nghèo). Bao gạo để dài theo sườn xe, má ngồi yên sau chồm hai tay cầm lái, xoạt chân ra phía trước để đạp. Má con tôi suốt ngày dưới nắng cồng cồng đạp xe trên con đường lởm chởm đá. Sau này, tôi còn có thể một tay vịn bao gạo đặt ở yên sau, chân đạp cuống cuồng, tay kia cố kềm giữ tay lái đang lắc lia lắc lịa, cái bánh xe trước lúc nào cũng muốn chỏng lên trời. Ai khen tôi giỏi lòng má tôi cũng đau, vì đã để tôi dang dỡ con đường học tập. Lúc đó tôi chưa biết nói, "chừng nào nhà mình khá giả rồi con đi học lại, má lo gì", chỉ một câu thôi sẽ an ủi lòng má biết bao nhiêu.

Những câu đáng nói thì vì vô tâm, khờ dại nên không nói, những câu không đáng nói thì cũng vì vô tâm, dại khờ nên đã nói rồi, không lấy lại được. Vẫn còn những ngày dài phía trước, mai tôi sẽ về thưa với má, dù tôi nói câu này dù hơi trễ tràng nhưng có còn hơn không, rằng chưa có bao giờ má dạy tôi viết văn, nhưng những gì tôi viết ra đều mang hơi thở cuộc sống mà má trao tặng.

Bây giờ không biết là đã mấy mùa tôm rồi má với ba tôi xa nhà cất cái chòi giữa đồng vắng xoay xở, vật lộn với con tôm trên những cái đầm chang chang nắng. Cũng từng ấy thời gian, ngày hai buổi sáng, chiều tôi quanh quẩn bên bàn giấy, sớm uống cà phê tối ngồi quán nhậu. Những con chữ bỏ đi xa, những câu văn trốn bặt. Mai mốt đây viết tặng má còn không xứng thì viết cho ai nữa bây giờ.

Nguồn: Văn Nghệ Sông Cửu Long