samedi 23 mai 2009

ET S'IL REVENAIT UN JOUR



1)- Et s’il revenait un jour,

Que faut-il lui dire?

- “Dites-lui qu’on l’attendit

Jusqu’à s’en mourir…”


2)- Et s’il m’interroge encor

Sans me reconnaitre?

- “Parlez-lui comme une soeur,

Il souffre peut-être”


3)- Et s’il demande où vous êtes,

Que faut-il lui répondre?

- “Donnez-lui mon anneau d’or

Sans rien lui répondre…”


4)- Et s’il veut savoir pourquoi

La salle est déserte?

- “Montrez-lui la lampe éteinte

Et ouverte…”


5)-Et s’il m’interroge alors

Sur la dernière heure?

- “Dites-lui que j’ai souri

De peur qu’il ne pleure…”




MAURICE MAETERLINCK (1862 -1949)





Nếu…

1)- Nếu mai kia bỗng chàng về tới

Thì chị ơi, ăn nói làm sao?

- “Em cứ bảo: chị chờ anh mãi

Đã mỏi mòn hóa đá từ lâu”


2)- Nếu lỡ như chàng còn hỏi lại

(Giáp mặt em mà chẳng nhận ra)

- “Em hãy chuyện trò như em gái

Hẳn chàng đang buồn khổ, xót xa.”


3)-Nếu chàng muốn biết chị nay đâu

Chị khuyên em phải trả lời sao?

- “Nhẫn vàng nầy em trao giùm chị

Tận tay chàng, đã đủ nghìn câu…”


4)- Nếu chàng vẫn chưa ngừng thắc mắc:

‘Phòng ai kia trống vắng đìu hiu?’

- Em hãy chỉ ngọn đèn dầu đã tắt

Và cửa phòng để ngỏ, gió hiu hiu…”


5)- Thế rồi bỗng nếu chàng hỏi đến

Phút giây thiêng lúc chị lìa đời?

- “Em nói chị đã cười mãn nguyện

Để chàng khỏi dài ngắn sụt sùi”



Thân Trọng Thủy

phóng dịch



* SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ :

Maurice Maeterlinck (1862 – 1949)


Có thể nói vui rằng Maurice Maeterlinck là một người cầm bút “3 trong 1”, bởi vì trong ông có đủ 3 “nhà” :nhà thơ, nhà viết kịch và nhà viết văn tiểu luận. Chủ đề chính trong tác phẩm của ông là cái chết và ý nghĩa của cuộc đời. Điều đáng ngạc nhiên : ông được xếp là nhà thơ, nhưng thơ của ông để lại cho đời rất ít so với hai thể loại kia. Trong số thơ ít ỏi còn lưu lại, có lẽ chỉ có bài “Poésie” là bài duy nhất được nhiều người biết.

Ông được trao giải Nobel về văn chương năm 1911.


Maurice Maeterlinck sinh tại Ghent, nước Bỉ , trong một gia đình giàu có, nói tiếng Pháp. Sau khi tốt nghiệp trường Luật, năm 1885 ông qua ( nước Pháp) sống vài tháng. Tại đây ông gặp một số thành viên trường phái tượng trưng như Stéphane Mallarmé và Villiers de l’Isle - Adam mà ông chịu nhiều ảnh hưởng . .Năm 1895 Maeterlinck gặp Gorgette Leblanc, em gái của Maurice Leblanc, diễn viên tham gia đóng các vở kịch của ông. Ông sống với Gorgette cho đến năm 1918 trước khi ông cưới nữ diễn viên trẻ đẹp Renée Dahon mà ông đã gặp từ năm 1911.

Năm 1889 ông xuất bản vở kịch đầu tay ‘La Princesse Maleine’ (Công chúa Maleine) , được nhà phê bình văn học báo Le Figaro hết lời khen ngợi và ông nổi tiếng rất nhanh. Những năm tiếp theo ông viết một loạt những vở kịch được coi là tiêu biểu cho thuyết định mệnh và tượng trưng và sau đó là những tiểu luận, khảo luận.

Năm 1932 ông được vua Bỉ Albert Đệ nhất phong bá tước.

Ông mất tại Nice ( nước Pháp) năm 1949.

Bài “Poésie “ là một trong 12 bài của tập “Douze chansons” (xuất bản năm 1896, tái bản năm 1900 thêm 3 bài thành “Quinze chansons’).

(Nguồn :wikipedia)



Sau đây là phần chuyển ngữ qua tiếng Anh của Edward Thomas:

What shall I tell him
Should he return?
Tell him my life was spent
Waiting for him ....

Should he still question
Nor know who I am?
Speak to him sisterly,
Lest he be sad ....

And if he should ask me
Where you are gone?
Give him my golden ring
And say not a word ....

And if he asks why
I'm alone in the room?
The open door show him,
The burnt-out lamp ....

And if he then asks
About the last hour?
Say that I smiled,
Lest he should weep
....

Edward Thomas


(Nguồn : wikipedia)


4 commentaires:

NGUYEN THIEP a dit…

Thơ dịch như rứa là số một rồi đó. Lời dịch rất tự nhiên, như một bài thơ làm ra, chứ không phải thơ dịch. Mạch thơ đi song suốt, như người dịch và tác giả có cảm thông nhau, có được giao hòa tình cảm….Bài thơ dịch hay lắm.

NGUYEN VAN NGHE a dit…

Xin cùng với các bạn ngưỡng mộ sự ‘ uyên bác’ và ‘tài hoa’ của bạn TTT của chúng ta. Từ Đường thi rồi qua Tây thi, lãnh vực nào cũng giỏi cả.

HO DANG DINH a dit…

Mình hòan toàn đồng ý với Dật là bản dịch của bạn ta rất thanh thóat, nghe rất « sướng lỗ tai », không những đã diễn đạt được tòan ý của tác giả mà lại còn nói được thêm những điều tác giả chưa nói hết hay tác giả cố ý để người đọc cảm nhận ra…Có thể nói chính xác là « phóng tác » hay ‘phỏng theo’ thì đúng hơn là một bản dịch vì :
Dites-lui qu’on l’attendit
Jusqu’à s’en mourir
Mà được dịch là : « Em cứ bảo chị chờ anh mãi/Đã mỏi mòn hóa đá từ lâu . » thì hẳn là không còn là dịch mà hay hơn dịch nhiều. Tuyệt nhất là ở paragraphe thứ tư :
Et s’il veut savoir pourquoi
La salle est déserte ?
Montrez-lui la lampe éteinte
Et la porte ouverte…..
thì bạn ta phóng bút là :
Nếu chàng vẫn chưa ngừng thắc mắc
Phòng ai kia trống vắng buồn tênh ?
Hãy chỉ ngọn đèn dầu đã tắt
Và cửa phòng để ngỏ, gió lênh đênh…
Thêm chữ « ai kia » và « buồn tênh » bạn ta đã tài tình nói lên được tất cả ẩn ý và cũng là nỗi lòng của tác giả . Rồi dùng chữ « ngọn đèn dầu » cũng quá tuyệt, vừa cho thấy hình ảnh leo lét, mong manh, tan tóc của khung cảnh, ngọn đèn dầu leo lét là một hình ảnh rất Việt Nam. Cửa phòng mở thì có gió vào rồi, nhưng mà có gió « lênh đênh » như hồn ai đang còn lẩn quất đâu đây vì còn lưu luyến trần ai thì thiệt là tuyệt cú mèo….

VIET PHUONG a dit…

Anh beta gởi bài cho đặc san, rất bất ngờ là một bài thơ dịch từ tiếng Pháp. Các anh Dật, Thiệp, Định đều có lời bình theo hướng khen ngợi. Đọc bài thơ dịch nghe « sướng lỗ tai »,đọc lời bình của anh Định lại càng sướng lỗ tai hơn. Nhiều người nói thơ là thứ không thể dịch được, nhất là thơ viết bằng ngôn ngữ phương Tây. Thế nhưng thỉnh thỏang ta vẫn đọc được nhiều bài dịch hay. Trước đây Khái Hưng (hình như không hay làm thơ) phóng bút dịch bài Sonnet d’Arvers được nhắc nhở mãi. Từ thể thơ sonnet – vốn là một thể thơ luật của Pháp chuyển sang lục bát VN thật tài tình :

Lòng ta chôn một khối tình

Tình trong giây phút mà thành thiên thu…

(chắc là ai cũng thuộc).Nhắc Khái hưng không phải để so sánh nhưng để thấy nếu cảm được tình ý của tác giả thì vẫn có thể chuyển ngữ hay được.Bài của beta ở dạng đó, vẫn giữ được ý của nguyên tác, nhưng đọc lên lại thấy rất là VN, không còn chút hơi hướm nào Pháp lang sa cả…..