lundi 16 mars 2009

NÓI LÁI MÀ CHƠI, NGHE LÁI CHƠI.



Đúng bọi rồi, dừng chân ơm căn đi thôi.

Nếu anh không ngại, tôi sẽ mời anh đến quán mộc tồn gần đây, quán lão Điền đó.

Điền nào, Điền đô người Bắc phải không ?


Trong mỗi câu của đoạn hội thoại trên đều có nói lái, một hình thức sử dụng ngôn ngữ khá phổ biến, người quen dùng, nghe nói là hiểu ngay. Đơn giản như đang giỡn, nói lái chỉ là cách hoán đổi phụ âm đầu của hai từ (đói bụng > đúng bọi ) , ai cũng thực hành được, chẳng những trong đời thường mà còn đưa vào tác phẩm văn chương như là một biện pháp chơi chữ khá thú vị.

Nếu chưa quen nói xin mời bạn nghe lái trước đã.


NÓI LÁI TRONG ĐỜI THƯỜNG .


Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá “ hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng” , người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì , dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm…


Ngoài những lúc vô tình như vậy, mọi người đều cố ý nói lái nhiều lắm. Từ nhỏ, ai cũng biết nghịch ngợm trêu chọc bạn với những cái tên. Thái thì Thái dúi, Thái giếng, Thọ thì Thọ lỗi, Điền thì Điền đô, Đức thì Đức cống … Còn những tên như Thu, Tốn, Bắc … sẽ có rất nhiều cách gán ghép để nói lái lại nghe không thanh nhã chút nào. Chưa kể những người có tên bắt đầu bằng chữ Đ, trẻ đến mấy cũng bị gọi bằng Cụ ! Học giả Vương Hồng Sển, lớn tuổi còn dạy học, sinh viên có khi gọi Thầy, có khi gọi Cụ để tỏ lòng kính trọng. Thầy dặn : Gọi tôi bằng họ Cụ Vương hay bằng tên Cụ Sển đều được, nhưng với thầy Vi Huyền Đắc thì nhớ chỉ được gọi là Cụ Vi.


Có khi các văn nghệ sĩ nói lái tên mình để đặt bút danh. Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, Lê Đức Vượng biến thành bút danh Vương Đức Lệ. Và, bạn có tin không, văn hào VOLTAIRE của Pháp ( 1694-1778 ), tên thật là François Marie AROUET, lấy tên thành phố quê hương là Airvault ( thuộc vùng Deux Sèvres ) nói lái là Vault – Air để có bút danh Voltaire đó !


Tuổi nhỏ nghịch ngợm trêu chọc nhau bằng những câu như “ Mi là cái đồ ức căn bồng sơ chuối đỏ lọ cháy hoặc Ai đi đó ? và trả lời “ O đi ……”


Có khi nói lái chỉ để đùa chơi, không có hậu ý gì ( Ôm nhiều thì yếu, yêu nhiều thì ốm , chà đồ nhôm chôm đồ nhà… ) nhưng cũng có lúc nói lái có ý nghĩa phê phán chỉ trích ( đấu tranh thì tránh đâu , thủ tục đầu tiên là tiền đâu , Nguyễn Y Vân , vẫn y nguyên, Vũ Như Cẩn , vẫn như cũ, Bùi Lan , bàn lui… ).


Có thể nói lái bằng cách dùng cả chữ Hán rồi dịch ra. Mộc tồn là cây còn tức là con cầy, vậy quán mộc tồn là quán thịt chó ! ( Nhiều nơi cũng gọi là Cờ tây, dễ hiểu hơn ). Còn nói đại phong để chỉ lọ tương thì phải đi lòng vòng một chút : đại phong là gió to, gió to thì chùa đổ, chùa đổ thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ! Mấy ông bạn nhậu thường hay nói : Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Cả câu chữ Hán chèn vào chỗ nói lái : bôi thiểu > biểu thôi – ( biểu = bảo ) : Uống rượu gặp bạn hiền có Trời mới biểu thôi ! Nhắc đến mấy ông này phải nói đến tài nói lái, nhất là mấy ông trong hội “hoàng gia”,nhậu món mực mấy ông hỏi có mực ngò không, món lươn thì hỏi lươn sao không có rau dền, gọi dưa leo thì dặn nhớ thái dọc đừng thái ngang, ăn món lẩu thì đòi phải đun bằng cồn lỏng, tốt nhất là cồn nhập từ bên Lào ! Lúc uống trà thì dặn đừng lấy trà Thái đức.


Có kiểu nói lái tưng tửng, có mà không, không mà có, ai hiểu thì cười, không hiểu cũng chẳng sao. Con gái thời nay thích nhất những chàng trai có chỗ đứng./ Đừng nói tui hay đánh vợ. Tui có đánh thiệt đâu, chẳng qua là đánh mẹo thôi !


Một ứng dụng độc đáo là dùng nói lái như một thứ mật mã , chỉ người nói người nghe hiểu với nhau. “ Lôi thi lừng đì lói ní lữa nĩ , lụi tị lỏ nhỉ lô vi lìa kì “ . Nói kiểu này, người ta dùng quy ước chọn một từ và thêm dấu thanh - sắc huyền hỏi ngã …- đặt trước từ muốn nói và nói lái lại; trường hợp này từ được chọn là li và thêm dấu thành lí, lì, lỉ lĩ, lị ... . Vậy giải mã câu trên là : (Lôi thi) li thôi ( lừng đì) đừngnóinữa lị tụi lỉ nhỏ li kìa = Thôi đừng nói nữa, tụi nhỏ vô kìa.


NÓI LÁI TRONG DÂN GIAN


Trong dân gian, hầu như ở miền nào cũng có nghe truyền tụng những sản phẩm nói lái, hoặc câu đố, câu đối, hò vè, thơ ca không rõ tác giả …


Câu đố : Những câu đố sử dụng nói lái không khó giải vì thường lời giải đã có sẵn :

- Khoan mũi, khoan lái, khoan kh, khoan lai

Bò la, bò liệt đ ai biết gì? - (đáp: khoai lang).

- Con gì ở cnh b sông,

Cái mui thì nát cái cong thì còn - (đáp: con còng - cong còn nói lái thành con còng)

- Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng - (đáp: ngón chưn cái)

- Khi đi cưa ngọn, khi v cũng cưa ngọn - (đáp: con nga)

- Miệng bà ký ln, bà ký banh

Tay ông cai dài, ông cai khoanh - (đáp: canh bí, canh khoai)

- Ông cố ngoài Huế ông cố ai. (đáp : cái ô )

- Ông đánh cái chen, bà bảo đừng. (đáp : cái chưn đèn - chen đừng ) .


Câu đối :


Phần lớn câu đối có sử dụng nói lái đều không đạt những yêu cầu nghiêm ngặt

(đối ý, đối nghĩa, đối thanh … ) của loại hình này, chỉ thể hiện sự dụng công nói lái thôi .

Nhiều câu ai cũng biết :

- Kia mấy cây mía.

Có vài cái vò.

- Con cá đối nằm trên cối đá.

Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.

Thời kỳ đời sống khó khăn, hình ảnh người thầy giáo phải tháo giày, giáo chức phải dứt cháo là cảm hứng cho nhiều câu đối :

- Kỹ sư đôi lúc làm cư sĩ

Thầy giáo lm phen cũng tháo giày.

- Thầy giáo tháo giày đi dép lốp

Nhà trường nhường trà ung nước trong

- Thầy giáo tháo giầy, tháo c ng, thng c áo, ly giáo án dán áo;

Nhà trường nhường trà, nhường c hoa, nhòa c hương, dùng lương hưu lưu hương.

Một câu khác, cũng nói lái liên tiếp như vậy :

- Chê số đời, chơi số đề, cu gii s, c gii su, càng c càng su;

Cầm cái đuốc, cuc cái đầm, soi đầy c, xc đầy oi, càng soi càng xc.

Rất ngắn gọn, mà không kém thú vị :

- Chả lo gì, ch lo già.

Nỏ mun chi, ch mun no.


Thơ ca, hò vè :


Trong loại hình thơ ca, hò vè cũng có thể tìm thấy nhiều câu nói lái :

- Mắm nêm ăn với qu

Vắng anh T Trc đâu mà biết ngon.

( Không kể chuyện Lục vân Tiên đâu ! Chơi chữ đó : ăn mắm nêm với cà mà thiếu quả ớt

thì không ngon. Ớt ? Thì tử là con, trực là ngay , con ngay > cay ngon, là ớt chứ gì nữa ! )

- Bụi ring trng b ao

Chú Mộc Tn qun quít ngày nào cũng xin.

( mộc tồn : cây còn, con cầy, đã nói ở đoạn trên )

- Bài hò đối đáp sau đây phát triển từ cách nói lái cá đối cối đá :


Nữ :

Hát tình hát nghĩa đã qua

Bây giờ hát lái mi biết là hơn thua

Mẹ mua con cá đối lúc trưa

Để trên ci đá sao bây giờ mt tiêu

Chàng chỉ giùm con cá đối đâu

Hay mèo tha dấu ngoài rào sau mt ri!


Nam :

Cá mắm chuyn ca n nhi

Bậu còn vô ý thì chuyn gì cho nên

Con mèo đuôi cụt nhà bên

Biết m đi mua cá nó leo lên mút đuôi kèo

Mẹ xách con cá đối nó nhìn theo

Thấy để trên ci đá nó khều lin tay

Lần sau nh ly ln này

Thấy m mua cá đem ngay cất lin.


- Bài khác : xin để ý từng cặp nói lái ngay trong mỗi câu :

Cá có đâu mà anh ngồi câu đó

Biết có không mà công khó anh ơi ?

Anh ra đây em vẽ cho một nơi cá nhiều.

Anh ngồi đây ngày đôi ba lượt

Biết mất công mong cất con cá diếc lên

Để anh về làm giống nhân trên ruộng đồng.


- Một câu hò ở Nam bộ , giải rõ ra thì tục, nhưng mới nghe qua khó nhận thấy :


Thằn lằn đeo cột thằn lằn trốn

Cá nằm trong đăng, cá mắc kẹt đăng

Anh với em nhân ngãi đồng bằng

Dù xa duyên nợ nhưng cột lằn đừng xa.


Có những bài không rõ tác giả ; trong bài sau đây, cách nói méo trời méo đất thật là tài tình :

Yêu em từ độ méo tri

Khi nào méo đất mi ri em ra .


Bài này đọc lên nghe rất tục :


Ban ngày lặt c ti công phu

Đậu lâu ngày hóa đậu lu

Ngày ta địa ch, đêm tu đạo

Đạo chi l ra: "Đạo ù ù".


Từ thập niên 50 của thế kỷ trước bài sau đây đ ược nhắc đến nhiều, hẳn là phản ảnh thời cuộc :


Chú phỉnh tôi ri chính ph ơi

Chiến khu thu ct chú khiêng ri

Thi đua thắng li thua đi mãi

Kháng chiến lâu ngày khiến chán thôi.


NÓI LÁI TRONG VĂN HỌC


Tác giả đầu tiên phải nhắc đến tất nhiên là HỒ XUÂN HƯƠNG.


...Thuyền t cũng mun v Tây Trúc,

Trái gió cho nên phải ln lèo. (Kiếp Tu Hành)


...Quán sứ sao mà cảnh vng teo

Hỏi thăm Sư cụ đáo nơi neo.

Chày kình, tiểu để suông không đấm,

Tràng hạt, vi ln đếm li đeo. (Chùa Quán Sứ)


...Đang cơn nắng cc cha mưa hè,

Rủ ch em ra tát nước khe. ( Tát nước )


...Thú vui quên cả nim lo cũ

Kìa cái diều ai nó ln lèo. ( Quán Khách )


THẢO AM NGUYỄN KHOA VY ( 1881-1968 ) nhà thơ miền Sông Hương Núi Ngự cũng rất nổi tiếng với những bài thơ nói lái :


Lũ quỷ nay lại về lũy cũ

Thầy tu mô phật cũng thù tây.


Trông khống vô phòng thấy trống không

Chứa chan sầu lệ chán chưa chồng

Dòng châu lai láng dầu chong đợi

Bóng nhạn lưng chừng, bạn nhóng trông

Nhòm ngó đã cùng nơi ngã đó

Mơ mồng bên cạnh gối mền bông

Đêm thâu mưa gió đâu thêm mãi,

Xông lướt đi tìm phải xước lông.


Còn BÙI GIÁNG , có người gọi là nhà thơ Bán Dùi vì là Ông ưa nói lái. Kiểu nói lái của Bùi Giáng thật khác người, không cần người đọc có hiểu hay không. Ông thường dùng nhng t như: tồn lưu, lưu tồn, tn liên, liên tn, tn lí tí ng, tồn lập tp trung, tn lp tp hp…


Lọt cn trn gió đi hoang

Tồn liên li xin làn dn ra

(Mưa nguồn)


Bài Trong bàn chân đi đầy dẫy những chỗ nói lái nhưng thật khó mà hiểu được :


Có mấy ngón

Năm ngón

Mười ngón

Món người

Non ngắm

Nắm ngon

Hoặc là năm ngón nón ngăm

Màu đi trên nước cá tăm chưyên cần

Nón ngăm dặm bóng xoay vần

Đọng nơi góp tụ và chần chờ đưa.

( … )


Tóm lại, nói lái là một hình thức sử dụng ngôn ngữ khá thú vị nhưng phải lưu ý một điều là, cũng như chuyện tiếu lâm, nói lái thường có yếu tố tục. Vấn đề là phải nói sao cho đúng nơi, đúng lúc, đúng liều lượng, nhẹ nhàng dí dỏm. Nói lái thể hiện tính khôi hài, óc châm biếm, đôi khi rất thông minh, sáng tạo bởi có nhiều cách nói lái. Nói lái nhiều lần liên tiếp theo kiểu Thầy giáo tháo giầy, tháo c ng, thng c áo, ly giáo án dán áo lái dồn. Nói lái mà gây phản cảm, làm khó chịu người nghe là lái dở. Còn lái giỏi là nói kín đáo, bất ngờ, có khi không nhận ra được ngay. Chẳng hạn khi ăn thịt chồn, bạn chỉ cần nói con chồn có cái lạ là không bao giờ đi tới trước (để cho mọi người suy ra là chồn đi lùi ! ) . Chẳng hạn khi đứng trước nhiều giống hoa lạ, có ai hỏi tên bạn cứ trả lời đây là hoa “ khiết bông “ chứ đừng vội thú nhận là bạn không biết, thế nào người ta cũng nói cái hoa lạ quá mà tên nghe cũng lạ. Cũng là hoa, nhưng nên nhớ đừng nói với bạn gái là “ em rạng rỡ như hoa dã quỳ ” . Trong một truyện ngắn, nhà văn Y BAN kể chuyện một bà vợ chạy chữa bệnh liệt dương cho chồng bằng đủ loại thực phẩm, thuốc men đều không hiệu quả, nên mới nghĩ tới một bài thuốc dân gian. “ Bài thuốc này gồm 3 vị : Hà thủ ô, cỏ thiên, và trứng vịt lộn “. Người đọc cứ thắc mắc, hà thủ ô với trứng vịt lộn thì ai cũng biết, nhưng cỏ thiên là cỏ gì ? Tác giả bật mí : Ba vị thuốc đó gọi tắt là HÀ THIÊN LỘN, có thể do tâm lý ông chồng không thấy hứng thú khi gần vợ, cho ông đi tìm … , may ra hết bệnh ! Nói lái kiểu đó chắc phải gọi là lái ( bóng ) gió !

Vậy thì, bạn cứ thử nói lái đi, nhiều kiểu lắm và kiểu nào cũng có luật của nó. Nếu bạn không ngại luật nói thế tức là bạn đã biết nghệ thuật nói lái rồi đó.



THÂN TRỌNG SƠN




Aucun commentaire: