Prenez le temps de jouer, c'est le secret de l'éternelle jeunesse.
Prenez le temps de lire, c'est la source du savoir.
Prenez le temps d'aimer et d'être aimé, c'est une grâce de Dieu.
Prenez le temps de vous faire des amis, c'est la voie du bonheur.
THÂN TRỌNG SƠN
(Tác giả bài viết xin thành thật cám ơn chị Quỳnh Chi đã giúp giải thích những từ tiếng Nhật trong bài).
Trước khi Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc cho ấn hành cuốn “Nguyễn Phúc tộc Thế phả” (nhà xuất bản Thuận Hóa, 1995) thì khi đề cập đến bốn người con gái của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, hầu hết các tài liệu lịch sử vì không biết tiểu sử của hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa (hoặc cóthể vì lý do khác)nên chỉ ghi là “khuyết truyện”.
Tạp chí BAVH (1) ghi như sau:
1)-Ngọc Liên: [Mẹ là hoàng hậu(2)] Vợ của Nguyễn Phúc Vinh,con trưởng của Mạc Cảnh Huống,phó tướng, trấn thủ Trấn Biên,về sau đổi là Nguyễn Hữu Vinh.(3)
2)-Ngọc Vạn: (Mẹ là hoàng hậu) Không để lại dấu tích.
3)-Ngọc Khoa:(Mẹ là hoàng hậu) Không để lại dấu tích.
4)-Ngọc Đỉnh:(không rõ mẹ là ai) Lấy Nguyễn Cửu Kiều,Nghĩa Quận công,con của Lê Quảng, tước Quận công(3)Bà mất năm Giáp Tý (1684).
Từ khi “Nguyễn Phúc tộc Thế phả” được xuất bản tại Huế (1995)thì tiểu sử hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa mới được công bố rõ ràng :
-Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (con gái thứ hai của Sãi vương) Năm Canh Thân(1620)bà được Đức Hy Tông (Sãi vương) gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II.Về sau nể tình bà,vua Chân Lạp cho người Việt lập một dinh điền tại Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay).
-Nguyễn Phúc Ngọc Khoa (con gái thứ bacủa Sãi vương) Năm Tân Mùi (1631)bà được Đức Hy Tông gả cho vua Chiêm Thành là PôRôMê. Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước Việt Chiêm được tốt đẹp.
Sách “Dân tộc Chàm lược sử” cũng có ghi chép về cuộc hôn phối Việt Chiêm nầy.
Sau khi “Nguyễn Phúc tộcThế phả”được phát hành và sau khi đài truyền hình VTV ở Sài Gòn chiếu phim “Thời gian vĩnh cửu”(1996) - phim do đài truyền hình CV21 của Nhật và đài VTV của Việt Nam phối hợp thực hiện – thì năm 1997 ,trong sách Hội An do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành ,ở chương 3 mục 1”Hai người đàn bà Hội An ở Nhật Bản”,tác giả Nguyễn Văn Xuân viết:”Sotaro,âm là Mộc Thôn Tông Thái Lang.Dòng họ nầy rất giàu có và đã sang ở Hôi An rất sớm,bằng cớ còn lưulại là một bức thư ngắn bằng chữ nôm gởi cho chúa Nguyễn.Mộc Thôn là chủ một chiếc tàu riêng.Ông cư trú tại đây làm ăn và gây nhiều cảm tình mật thiết với chúa Nguyễn Phúc Nguyên.Ông được chúa Nguyễn tin cậy,giao cho nhiều trọng trách ở Hội An.Vào năm 1619 chúa Nguyễn lập cho ông một tờ thư xác nhận ông đã tự nguyện ở dưới gối(tức là làm chức quan trung thành với chúa ) Sau đó chúa cho ông lấy họ Nguyễntên Đại Lương,cự danh Hiển Hùng.Chúa cũng mưu sự giao thông lâu dài ,tốt đẹp với Nhật Bản nên gả con gái là Ngọc Khoa cho ông.(cf Trần Gia Phụng/Ai đưa công chúa sang ngang)
Trên “Đặc san Quảng Đà”năm Mậu Dần 1998 do nhà xuất bản Sông Thu ở Los Angeles, California,Hoa Kỳ xuất bản tháng 6/1998,trong bài”Những nét đại cương về thành phố Hội An, mục”Hội An và giai thọai công chúa Ngọc Khoa”đưa ra cả hai thuyết về công chúa Ngọc Khoa như sau:
1.-Công chúa đã kết hôn với vua ChămPa là Po Ro Mê.
2.-Công chúa kết hôn với một thương khách người Nhật Bản đến buôn bán nhiều năm tại Hôi An (1603 – 1619)tên là Araki Sotaro,tên Việt là Nguyễn Đại Lương.Bà đã theo chồng về Nhật năm 1620,gặp lúc Nhật cấm tàu buôn xuất dương,đành ở lại Nagasaki, lấy
tên Nhật là Okakutome,gọi thân mật là Anio .Họ sinh hạ được một người con gái,đặt tên là Yasu.Sotaro qua đới năm 1636 và công chúa Ngọc Khoa cũng mất vào năm 1645;ngôi mộ của hai người đươc chôn cất trong khuôn viên chùa Daionji,nơi họ đã bỏ công sức xây cất và trùng tu.(Trần Gia Phụng/Ai đưa công chúa sang ngang).
Trong bài viết trích dẫn trên, tác giả Trần Gia Phụng,bằng lập luận vững vàng của mình,đã chứng minh rằng bà vợ của thương nhân Sotaro chắc chắn không thể là công nữ Ngọc Khoa.Nhưng tác giả Trần Gia Phụng không xác định bà vợ đó là ai.Ông chỉ phỏng đoán rằng:
1.-Vì muốn tăng giá trị của người đàn bà ông yêu mến, Sataro có thể nói với gia đình hoặc với bà con rằng vợ của ông là công chúa hay gì đi nữa, làm sao ai biết được?
2.-Bà vợ của Sataro có thể là một người bà con trong dòng họ Nguyễn Phúc,có thể đã được Nguyễn Phúc Nguyên , khi ông còn là hoàng tử trấn nhậm ở Quảng Nam,tác thành cho hai bên lập gia đình với nhau.Biết đâu Nguyễn Phúc Nguyên nhận người đàn bà nầy làm con nuôi trong gia đình để làm tăng giá trị của cuộc hôn nhân?Dù thế nào đây cũng là một điều lý thú có thể nghiên cứu thêm bằng những tài liệu về phía Nhật Bản (Trần Gia Phụng/bài đã dẫn).
Nhận xét:
1)- Về phiên âm tên Araki Sotaro: taro âm Hán Việt là thái lang.Theo phong tục Nhật Bản,thái lang là tên đặt cho người con trai trưởng.(Có vài tài liệu ghi là Sataro Araki ,đó là ghi theo kiểu người Âu, tên trước, họ sau).Tên Việt Nam của Sataro là Nguyễn Thái Lang, có lẽ là dựa theo chữ taro .Có vài tác giả gọi là Nguyễn Đại Lương, chắc là do nhầm lẫn vì chữ Thái và chữ Đại (Hán tự) chỉ khác nhau cái dấu chấm, còn chữ Lương là phần bên trái của chữ Lang.Araki Sotaro đọc theo âm Hán Việt là Hoang Mộc Tông Thái Lang.Tác giả Nguyễn Văn Xuân phiên âm là Mộc Thôn Tông Thái Lang e không đúng (Mộc thôn = Kimura)
2.- Như trên đã nói,tác giả Trần Gia Phụng phỏng đoán vợ của Sotaro có thể là một người con nuôi và ông gợi ý phải nghiên cứu thêm những tài liệu về phía Nhật Bản.Có lẽ ông muốn nói đến bản dịch bộ sách”Hòa văn ngọai thiên thông thư”(trong đó ghi chép những liên hệ của người Nhật đến buôn bán ở Hội An từ năm1559 đến 1674,kể cả câuchuyện của Sataro)mà ta chưa có.
Trong một bài viết của một cựu du học sinh ở Nhật Bản nhan đề là “Người ViệtNam đầu tiên ở Nhật Bản”tác giả có nhắc đến cuốn”Những Samurai của biển”(Umi no Samuraitachi)do Ichiro Shiaishi viết có ghi chép về cuộc hôn nhân Nhật Việt nầy.Chúng ta chờ đợi những phát hiện mới từ phía những tài liệu Nhật Bản nầy.
3)-Cũng trong bài viết”Người Việt Nam đầu tiên ở Nhật Bản”,tác giả ghi rõ ràng….”Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Hoa ,còn có tên là Vương Gia Cửu là người Việt đầu tiên đến định cư ở Nhật Bản.
Một tác giả khác, ông Mai Thanh Hải, trong cuốn”Chuyện kín cấm thành”(nhà xuất bản Văn Hóa Thông TinVN, 2008),trong chương”Lấy chồng ngọai quốc”,trang 16 viết rằng : “…Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có 5 con gái,cô lớn tên là Ngọc Liên,…..cô út là Ngọc Đỉnh….còn lại ba con gái nữa…..công nữ Ngọc Vạn gả cho vua Chân Lạp,…công nữ Ngọc Khoa gả cho vua Chăm Pa là PôRôMê,và công nữ Ngọc Hoa gả cho một thân vương Nhật Bản đứng đầu các doanh nhân sang làm ăn buôn bán ở cửa biển Hội An.(Bà Ngọc Hoa không để lại tư liệu, hồi ức nào)”
Còn nữa, Việt Sử Giai Thọai có dẫn lời của cụ Đào Trinh Nhất(4),cho biết Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có 5 con gái theo thứ tự là Ngọc Liên,Ngọc Vạn,Ngọc Khoa, Ngọc Đỉnh và Ngọc Hoa.
Không ai trong 3 tác giả trên cho biết xuất xứ của thông tin trên cho nên ta không biết cái tên Ngọc Hoa lấy ở đâu ra.
Thế còn BAVH thì sao?
BAVH năm 1933, cuốn 4 trang 268, trong bài “Carnet d’un collectionneur”(sổ tay của một nhà sưu tập), đoạn nói về những vùng có kiều dân Nhật bản xưa ở Đông Dương(Anciennes colonies japonaises en Indochine) chép như sau:
Parmi les armateurs japonais qui commerçaient avec l’Indochine, au XVIIe siècle, il convient plus spécialement de retenir les noms de deux d’entre eux qui commerçaient avec l’Annam : Araki Sôtarô et Shichirôbei Eikechi.
Sôtarô avait épousé en 1620, une jeune fille de la famille royale de Cochinchine. Elle s’appelait Amô et suivit son mari au Japon.
Lorsque l’édit du Shogun interdit, en 1636, toute sortie du Japon des sujets japonais, ou toute entrée de ceux qui s’étaient expatriés, elle était encore dans ce pays.
Elle mourut en 1645. Elle est enterrée au temple Daion-ji à Nagasaki, et les descendants de son mari conservent un miroir qu’elle avait apporté d’Annam (1).
(Trong số chủ tàu buôn Nhật Bản giao thương với Đông Dươngvào thế kỷ 17, đặc biệt ghi nhận hai người trong số họ đã buôn bán với An Nam:Araki Sotaro và Shichirôbei Eikechi. )
Vào năm 1620, Sotaro kết hôn với một tiểu thư thuộc hoàng gia….
BAVH không hề nhắc đến cái tên Ngọc Hoa, cũng không khẳng định tiểu thư đó là con gái của Chúa Nguyễn, mà chỉ nói chung chung :thuộc hoàng gia….
Trở lại thông tin của tác giả Mai Thanh Hải “Bà Ngọc Hoa không để lại tư liệu, hồi ứcnào”nếu ta hiểu ý ông muốn nói là “bà vợ VN của Sotaro không để lại tư liệu, hồi ức nào.” thì e không đúng. Bởi vì qua những tài liệu đã phổ biến, ta đã nghe nói đôi điều về bà:
- Bà là con của chúa Sãi, năm 1619 được gả cho một thương nhân Nhật Bản tên làAraki Sotaro.
-Bà có tên Nhật là Wakaku, tên thân mật là Anio.
-Bà theo chồng về Nhật năm 1620,định cư ở Nagasaki.
-Bà mất năm 1645, sống lâu hơn chồng 10(hay 9?)năm và- thật hi hữu – bà chết cùng ngày cùng tháng với chồng.
-Bia mộ chung của hai ông bà được chôn ở chùa Đại Âm Tự(Daionji), Nagasaki.
-Hai người có một con gái tên là Yasu (Gia Tu).
-Viện Bảo tàng Nghệ thuật Nagasaki còn lưu trữ chiếc gương soi của bà.
-Hằng năm từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 10, trong lễ hội Okunchi ở Nagasaki có một màn đám rước do hai em bé đóng vai Sotaro và Wakaku đứng trên mũi một chiếc thuyền buôn. (Okunchi là một lễ lớn, là niềm tự hào của Nagasaki).
Nhữngđiều nghe nói đó, may mắn thay,đã được tác giả Trương Văn Tân làm sáng tỏ thêm qua một bài ký sự viết sau lần trở lại thăm viếng Nhật Bản gần đây. Thiên ký sự (với hình ảnh minh họa)có tên là:”Một thoáng Phù tang”được đăng ở trang web www.erct.com. Trong đọan nói về “Nàng công nương họ Nguyễn”tác giả viết như sau:
”…Tôi đi xe điện tìm đến con đường lịch sử Teramachi-dori(đường Xóm Chùa).Ở giữa con đường Xóm Chùa là Đại Âm Tự(Daionji)Ngôi chùa nầy có ít nhiều liên hệ đến Việt Nam.Phía sau ngôi chùa là một nghĩa trang lâu đời dọc theo triền núi,có hàng ngàn,hàng chục ngàn ngôi mộ chôn hài cốt của giai cấp quí tộc và giai cấp võ sĩ “samurai” vài trăm năm trước.
…..Tôi đến thăm chùa với mục đích tìm ngôi mộ của một vị công nương Việt Nam,con của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên được gả về Nagasaki năm 1619,kết hôn với Araki Sotaro(Hoang Mộc Tông Thái Lang)một thương nhân nổi tiếng đương thời và cũng là nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi samurai.
……Trước cổng mộ thành phố Nagasaki có dựng một bảng tóm tắt tiểu sử của ông Araki Sotaro và và người vợ, một công nương Việt Nam với cái tên Nhật Wakaku(Vương Gia Cửu)…..Tôi tìm hiểu thêm về mộ phần của Araki Sotaro qua thông tin trên trang sao chụp từ sách tài liệu của nhà chùa.Được biết, Araki Sotaro sau khi thành hôn với công nương Wakaku đã tự đặt thêm một cái tên Việt Nam là Nguyễn Thái Lang.Công nương Wakaku nổi tiếng và được người dân Nagasaki gọi bằng cái tên thân mật là Anio-san……Công nương mất năm 1645, như vậy bà sống ở Nhật 26 năm, được ban pháp danh là Diệu Tâm, một pháp danh rất Việt Nam.cũng theo trang thông tin nầy,hơn hai trăm năm sau, vào thời Minh Trị, mộ phần của Araki Sotaro và Anio-san đã được con cháu đời thứ 13 cải táng và mộ phần hiện tại chỉ có đời thứ 3,thứ 12, 13 và 14(Araki Sotaro là đời thứ 1)
(hết trích)
(Độc giả có thể xem toàn bài ký sự “Một thoáng phù tang”của Trương Văn Tân trên www.erct.com hoặc trên diendan.org)
Bảng tiểu sử ông Araki Sotaro và vị công nương Việt Nam do thành phố Nagasaki
dựng lên (hình của Trương Văn Tân)
Đọc bảng tiểu sử và tìm hiểu phần tiếng Nhật trên đó tôi có nhận xét sau:
-Phần tiếng Nhật: về lai lịch,bảng tiểu sử ghi:”Vương Gia Cửu, một người con gái bà con bên ngọai của Quốc vương An Nam. Chính quyền Nagasaki đã dùng chữ musume =người con gái (thường)chứ không dùng chữ hime(chữ nầy dùng để chỉ con gái của tướng quân Nhật,vợ tướng quân Nhật hoặc dùng để dịch chữ “Princess”).
-Phần tiếng Anh: Ở đọan viết bằng tiếng Anh, chữ relative được dùng để chỉ liênhệ giữa công nương Wakaku và quốc vương An Nam , chứ không phải dùng chữ daughter (During a trip to An Nam (Viet Nam) in 1619 Araki Sotaro was betrothed to Wakaku, a relative of the King of An Nam).
Tôi bắt đầu tin rằng công nữ Wakaku chỉ là con nuôi của Chúa Sãi. Đến khi tôi tìm được tài liệu của Hội Hữu Nghị Nagasaki – Việt Nam (Nagasaki-Việt Nam Frienship Association)thì sự thật đã sáng tỏ.
Trong bài Sotaro Araki and Princess Anio có đọan sau:
There was a man in Nagasaki, Sotaro ARAKI, who lived from the late 16th century to the early 17th century. At first he was a samurai in Kumamoto not far south of Nagasaki, and moved to Nagasaki in 1588 and started living there on an estate. Japanese were quite active in those days, going down south and building many Japanese towns in Southeast Asia.
Sotaro, getting aboard a goshuin-sen (officially-licensed trading ship), went to visit the Philippines, Vietnam, Thailand, Cambodia and was said to have acquired a vast fortune from trade. In 1619 in what is now Hue, he met and married Wakaku, a woman of maternal bloodline of the Vietnamese King who adoptedher as a daughter. Sotaro went home with his new bride, and built an emporium (trading house) in Motoshikkui-machi in Nagasaki. He was surely the first Japanese to have an international marriage and came back to Japan with a King’s daughter, albeit an adopted one. Princess Wakaku, while living in Nagasaki, was called Ani-o-san and was well-liked by the Nagasaki citizens.
Xin tạm dịch đọan cần thiết:….“ Năm 1619 tại nơi mà hiện nay gọi là Huế, ông gặp gỡ và kết hôn với một người con gái thuộc dòng bên ngọai được Vua AnNam nhận làm con nuôi. Sotaro trở về nước với cô dâu mới,và gầy dựng một trung tâm thương mại tại Motoshikkui-machi,ở Nagasaki.Có lẽ ông là người Nhật đầu tiên kết hôn với người nước ngoài và trở về Nhật với một công nữ con Vua,cho dù chỉ là con nuôi….”
Đến đây có thể tạm kết luận như sau:
Chúa Sãi có 4 người con gái được ghi vào sử sáchvà tiểu sử cũng khá rõ ràng.Ngoài 4 công nữ đó,Chúa còn một người con nuôi gả cho một thương nhân Nhật Bản thuộc dòng dõi võ sĩ đạo, giàu có và có thế lực.Bà theo chồng qua sinh sống ở Nhật trong 26năm,được người Nhật ở Nagasaki quí mến.Khi bà chết, mộ bà được chôn cạnh mộ chồng ở bên trong một ngôi chùa tại Nagasaki,sau nầy con cháu đời thứ 13 đã cải táng đi đâu không rõ.
Riêng về câu “thuộc dòng bên ngọai của vua An Nam” theo thông tintừ tài liệu Nhật bản thì nếu hiểu vua An Nam tức là ám chỉ Chúa Sãi thì bên ngọai đây là chỉ họ Mạc. (Thương nhân các nước khi ghé Đàng Trong, họ xem chúa Nguyễn là vua An Nam,hơn nữa “tại nơi mà nay gọi là Huế”giúp ta hiểu vua An Nam chính là Chúa Sãi).
Chuyện của bà là một chuyện có thật và tên thật của bà là gì không còn cần thiết nữa. Đã có người gọi bàlà Công nữ Ngọc Hoa, thôi thì ta hãy cứ tạm gọi bà bằng tên đó cũng được.
Chú thích:
(1)BAVH:Bulletin des Amis du vieux Hué=Tập san của Hội Đô Thành Hiếu cổ.(cf Généalogie des Nguyen avant Gia Long, năm 1920,trang 324).
(2)Hiếu Văn hoàng hậu,tức là bà MạcThị Giai,con gái của Mạc Kính Điển, bà gọi Mạc Cảnh Huống là chú ruột. Con gái bàlà Ngọc Liên lại lấy Nguyễn PhúcVinh( tức Mạc Kính Vinh,con của Mạc CảnhHuống) Vậy Ngọc Liên vừa gọiMạc Cảnh Huống làông chú vừa gọi là cha chồng.
Chưa hết!Bà MạcThịGiai là chắt nội, cháu nội, cháu gọi bằng bác, là chị, là em của tất cả vua nhà Mạc trị vì từ 1527 đến 1625.
(3)Haiphó tướng nầy được cảihọ,cho mang quốc tính.
(4)Cụ Đào Trinh Nhất sinh năm 1899,con cụ ĐàoNguyênPhổ,rể cụ Lương Ngọc Quyến. Cụ Đào Trinh Nhất là học giả,và là nhà báo lỗi lạc. Cụ là tác giả cuốn “Nước Nhựt Bổn-30 năm duy tân”.
Le pays natal, c’est quoi, maman,
La maîtresse dit qu’il faut l’aimer
Le pays natal, c’est quoi, maman,
On y pense bienune fois parti au loin.
Le pays natal, c’est la grappe de caramboles sucrées
Que tu cueilles en grimpant l’arbre chaque jour
Le pays natal, c’est le chemin de l’école familier
Ombragé de papillons jaunes à ton retour.
Le pays natal, c’est le beau cerf-volant
Qu’à ton enfance tu fais voler au champ
Le pays natal, c’est la petite barque
Qui agite doucement l’eau du courant.
Le pays natal, c’est le petit pont de bambou
Que traverse maman voilée d’un chapeau
C’est le parfum des fleurs de la prairie
Qui embaume le sommeil des nuits d’été.
Le pays natal, c’est le jaune des fleurs de courge
C’est le mauve de la haie de baselles
C’est le rouge des rangées d’hibiscus
C’est le blanc pur des fleurs de lotus.
Le pays natal, on n’en a qu’un seul,
Comme on a chacun une seule mère
Le pays natal, si on n’y pense pas ...
Traduction de THÂN TRỌNG SƠN
( Pour PTAN )
BÀI HỌC ĐẦU CHO CON
Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
ĐỖ TRUNG QUÂN
Ghi chú của người dịch :
Bài này theo thể thơ 6 chữ, mỗi khổ bốn câu. Khổ thơ cuối,sau câu “ Quê hương nếu ai không nhớ…” tác giả bỏ lửng. Bài thơ lúc đầu được làm đề tặng bé Quỳnh Anh (con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi đó mới một tuổi), đăng lần đầu năm 1986 ở báo "Khăn quàng đỏ". Khi đăng bài này thì người biên tập (Việt Nga, con của nhà thơ Lê Giang) có bỏ một vài đoạn và thêm một câu "Sẽ không lớn nổi thành người" ở cuối cùng.
Trong tập thơ "Cỏ hoa cần gặp" (1991), tác giả đã đăng lại nguyên bản.
Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc theo bài đăng năm 1986 và đổi tên là Quê hương.
Nếu anh không ngại, tôi sẽ mời anh đến quán mộc tồn gần đây, quán lão Điền đó.
Điền nào, Điền đô người Bắc phải không ?
Trong mỗi câu của đoạn hội thoại trên đều có nói lái, một hình thức sử dụng ngôn ngữ khá phổ biến, người quen dùng, nghe nói là hiểu ngay. Đơn giản như đang giỡn, nói lái chỉ là cách hoán đổi phụ âm đầu của hai từ (đói bụng > đúng bọi ) , ai cũng thực hành được, chẳng những trong đời thường mà còn đưa vào tác phẩm văn chương như là một biện pháp chơi chữ khá thú vị.
Nếu chưa quen nói xin mời bạn nghe lái trước đã.
NÓI LÁI TRONG ĐỜI THƯỜNG .
Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá “ hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng” , người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì , dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm…
Ngoài những lúc vô tình như vậy, mọi người đều cố ý nói lái nhiều lắm. Từ nhỏ, ai cũng biết nghịch ngợm trêu chọc bạn với những cái tên. Thái thì Thái dúi, Thái giếng, Thọ thì Thọ lỗi, Điền thì Điền đô, Đức thì Đức cống … Còn những tên như Thu, Tốn, Bắc … sẽ có rất nhiều cách gán ghép để nói lái lại nghe không thanh nhã chút nào. Chưa kể những người có tên bắt đầu bằng chữ Đ, trẻ đến mấy cũng bị gọi bằng Cụ ! Học giả Vương Hồng Sển, lớn tuổi còn dạy học, sinh viên có khi gọi Thầy, có khi gọi Cụ để tỏ lòng kính trọng. Thầy dặn : Gọi tôi bằng họ Cụ Vương hay bằng tên Cụ Sển đều được, nhưng với thầy Vi Huyền Đắc thì nhớ chỉ được gọi là Cụ Vi.
Có khi các văn nghệ sĩ nói lái tên mình để đặt bút danh. Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, Lê Đức Vượng biến thành bút danh Vương Đức Lệ. Và, bạn có tin không, văn hào VOLTAIRE của Pháp ( 1694-1778 ), tên thật là François Marie AROUET, lấy tên thành phố quê hương là Airvault ( thuộc vùng Deux Sèvres ) nói lái là Vault – Air để có bút danh Voltaire đó !
Tuổi nhỏ nghịch ngợm trêu chọc nhau bằng những câu như “ Mi là cái đồ ức căn bồng sơ chuối đỏ lọ cháy “hoặc“ Ai đi đó ?”và trả lời“ O đi ……”
Có khi nói lái chỉ để đùa chơi, không có hậu ý gì(Ôm nhiều thì yếu, yêu nhiều thì ốm , chà đồ nhôm chôm đồ nhà… ) nhưng cũng có lúc nói láicó ý nghĩa phê phán chỉ trích (đấu tranh thì tránh đâu , thủ tục đầu tiên là tiền đâu , Nguyễn Y Vân , vẫn y nguyên, Vũ Như Cẩn , vẫn như cũ, Bùi Lan , bàn lui… ).
Có thể nói lái bằng cách dùng cả chữ Hán rồi dịch ra. Mộc tồn là cây còn tức là con cầy, vậy quán mộc tồn là quán thịt chó ! ( Nhiều nơi cũng gọi là Cờ tây, dễ hiểu hơn ). Còn nói đại phong để chỉ lọ tương thì phải đi lòng vòng một chút : đại phong là gió to, gió to thì chùa đổ, chùa đổ thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ! Mấy ông bạn nhậu thường hay nói : Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Cả câu chữ Hán chèn vào chỗ nói lái : bôi thiểu > biểu thôi – ( biểu = bảo ) : Uống rượu gặp bạn hiền có Trời mới biểu thôi !Nhắc đến mấy ông này phải nói đến tài nói lái, nhất là mấy ông trong hội “hoàng gia”,nhậu món mực mấy ông hỏi có mực ngò không, món lươn thì hỏi lươn sao không có rau dền, gọi dưa leo thì dặn nhớ thái dọc đừng thái ngang, ăn món lẩu thì đòi phải đun bằng cồn lỏng, tốt nhất là cồn nhập từ bên Lào ! Lúc uống trà thì dặn đừng lấy trà Thái đức.
Có kiểu nói lái tưng tửng, có mà không, không mà có, ai hiểu thì cười, không hiểu cũng chẳng sao. Con gái thời nay thích nhất những chàng trai có chỗ đứng./ Đừng nói tui hay đánh vợ. Tui có đánh thiệt đâu, chẳng qua là đánh mẹo thôi !
Một ứng dụng độc đáo là dùng nói lái như một thứ mật mã , chỉ người nói người nghe hiểu với nhau. “ Lôi thi lừng đì lói ní lữa nĩ , lụi tị lỏ nhỉ lô vi lìa kì “ . Nói kiểu này, người ta dùng quy ước chọn một từ và thêm dấu thanh - sắc huyền hỏi ngã …- đặt trước từ muốn nói và nói lái lại; trường hợp này từ được chọn là li và thêm dấu thành lí, lì, lỉ lĩ, lị ... . Vậy giải mã câu trên là : (Lôi thi) li thôi( lừng đì) lì đừng lí nói lĩ nữa lị tụi lỉ nhỏ li vô lì kìa =Thôi đừng nói nữa, tụi nhỏ vô kìa.
NÓI LÁI TRONG DÂN GIAN
Trong dân gian, hầu như ở miền nào cũng có nghe truyền tụng những sản phẩm nói lái, hoặc câu đố, câu đối, hò vè, thơ ca không rõ tác giả …
Câu đố :Những câu đố sử dụng nói lái không khó giải vì thường lời giải đã có sẵn :
-Khoan mũi, khoan lái, khoan khứ, khoan lai
Bò la, bò liệt đố ai biết gì? - (đáp: khoai lang).
- Con gì ở cạnh bờ sông,
Cái mui thì nát cái cong thì còn - (đáp: con còng - cong còn nói lái thành con còng)
- Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng - (đáp: ngón chưn cái)
- Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn - (đáp: con ngựa)
- Miệng bà ký lớn, bà ký banh
Tay ông cai dài, ông cai khoanh - (đáp: canh bí, canh khoai)
Phần lớn câu đối có sử dụng nói lái đều không đạt những yêu cầu nghiêm ngặt
(đối ý, đối nghĩa, đối thanh … ) của loại hình này, chỉ thể hiện sự dụng công nói lái thôi .
Nhiều câu ai cũng biết :
- Kia mấy cây mía.
Có vài cái vò.
-Con cá đối nằm trên cối đá.
Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
Thời kỳ đời sống khó khăn, hình ảnh ngườithầy giáo phải tháo giày, giáo chức phải dứt cháo là cảm hứng cho nhiều câu đối :
-Kỹ sư đôi lúc làm cư sĩ
Thầy giáo lắm phen cũng tháo giày.
- Thầy giáo tháo giày đi dép lốp
Nhà trường nhường trà uống nước trong
- Thầy giáo tháo giầy, tháo cảủng, thủng cả áo, lấy giáo án dán áo;
Nhà trường nhường trà, nhường cả hoa, nhòa cả hương, dùng lương hưu lưu hương.
Một câu khác, cũng nói lái liên tiếp như vậy :
-Chê sốđời, chơi sốđề, cầu giải số, cố giải sầu, càng cố càng sầu;
Cầm cái đuốc, cuốc cái đầm, soi đầy ốc, xốc đầy oi, càng soi càng xốc.
Rất ngắn gọn, mà không kém thú vị :
-Chả lo gì, chỉ lo già.
Nỏ muốn chi, chỉ muốn no.
Thơ ca, hò vè :
Trong loại hình thơ ca, hò vè cũng có thể tìm thấy nhiều câu nói lái :
- Mắm nêm ăn với quả cà
Vắng anh Tử Trực đâu mà biết ngon.
(Không kể chuyện Lục vân Tiên đâu ! Chơi chữ đó : ăn mắm nêm với cà mà thiếu quả ớt
thì không ngon.Ớt ? Thì tử là con, trực là ngay , con ngay> cay ngon, là ớt chứ gì nữa ! )
- Bụi riềng trồng ở bờ ao
Chú Mộc Tồn quấn quít ngày nào cũng xin.
( mộc tồn : cây còn, con cầy, đã nói ở đoạn trên )
- Bài hò đối đáp sau đây phát triển từ cách nói lái cá đối cối đá :
Nữ :
Hát tình hát nghĩa đã qua
Bây giờ hát lái mới biết là hơn thua
Mẹ mua con cá đối lúc trưa
Để trên cốiđá sao bây giờ mất tiêu
Chàng chỉ giùm con cá đối ởđâu
Hay mèo tha dấu ngoài rào sau mất rồi!
Nam :
Cá mắm chuyện của nữ nhi
Bậu còn vô ý thì chuyện gì cho nên
Con mèo đuôi cụt nhà bên
Biết mẹđi mua cá nó leo lên mút đuôi kèo
Mẹ xách con cá đối nó nhìn theo
Thấy để trên cối đá nó khều liền tay
Lần sau nhớ lấy lần này
Thấy mẹ mua cá đem ngay cất liền.
-Bài khác : xin để ý từng cặp nói lái ngay trong mỗi câu :
Cá có đâu mà anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi ?
Anh ra đây em vẽ cho một nơi cá nhiều.
Anh ngồi đây ngày đôi ba lượt
Biết mất công mong cất con cá diếc lên
Để anh về làm giống nhân trên ruộng đồng.
- Một câu hò ở Nam bộ , giải rõ ra thì tục, nhưng mới nghe qua khó nhận thấy :
Thằn lằn đeo cột thằn lằn trốn
Cá nằm trong đăng, cá mắc kẹt đăng
Anh với em nhân ngãi đồng bằng
Dù xa duyên nợ nhưng cột lằn đừng xa.
Có những bài không rõ tác giả ; trong bài sau đây, cách nói méo trời méo đất thật là tài tình :
Yêu em từđộ méo trời
Khi nào méo đất mới rời em ra .
Bài này đọc lên nghe rất tục :
Ban ngày lặt cỏ tối công phu
Đậu ủ lâu ngày hóa đậu lu
Ngày ta địa chủ, đêm tu đạo
Đạo chi lạ rứa: "Đạo ù ù".
Từ thập niên 50 của thế kỷ trước bài sau đây đ ược nhắc đến nhiều, hẳn là phản ảnh thời cuộc :
Chú phỉnh tôi rồi chính phủơi
Chiến khu thu cất chú khiêng rồi
Thi đua thắng lợi thua đi mãi
Kháng chiến lâu ngày khiến chán thôi.
NÓI LÁI TRONG VĂN HỌC
Tác giả đầu tiên phải nhắc đến tất nhiên là HỒ XUÂN HƯƠNG.
...Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
Trái gió cho nên phải lộn lèo. (Kiếp Tu Hành)
...Quán sứsao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm Sư cụđáo nơi neo.
Chày kình, tiểu để suông không đấm,
Tràng hạt, vải lần đếm lại đeo.(Chùa Quán Sứ)
...Đang cơn nắng cực chửa mưa hè,
Rủ chị em ra tát nước khe.( Tát nước )
...Thú vui quên cả niềm lo cũ
Kìa cái diều ai nó lộn lèo. ( Quán Khách )
THẢO AM NGUYỄN KHOA VY ( 1881-1968 ) nhà thơ miền Sông Hương Núi Ngự cũng rất nổi tiếng với những bài thơ nói lái :
Lũ quỷ nay lại về lũy cũ
Thầy tu mô phật cũng thù tây.
Trông khống vô phòng thấy trống không
Chứa chan sầu lệ chán chưa chồng
Dòng châu lai láng dầu chong đợi
Bóng nhạn lưng chừng, bạn nhóng trông
Nhòm ngó đã cùng nơi ngã đó
Mơ mồng bên cạnh gối mền bông
Đêm thâu mưa gió đâu thêm mãi,
Xông lướt đi tìm phải xước lông.
Còn BÙI GIÁNG , có người gọi là nhà thơ Bán Dùi vì là Ông ưa nói lái. Kiểu nói lái của Bùi Giáng thật khác người, không cần người đọc có hiểu hay không. Ông thường dùng những từ như: tồn lưu, lưu tồn, tồn liên, liên tồn, tồn lí tí ngọ, tồn lập tập trung, tồn lập tập họp…
Lọt cồn trận gió đi hoang
Tồn liên ở lại xin làn dồn ra
(Mưa nguồn)
Bài Trong bàn chân đi đầy dẫy những chỗ nói lái nhưng thật khó mà hiểu được :
Có mấy ngón
Năm ngón
Mười ngón
Món người
Non ngắm
Nắm ngon
Hoặc là năm ngón nón ngăm
Màu đi trên nước cá tăm chưyên cần
Nón ngăm dặm bóng xoay vần
Đọng nơi góp tụ và chần chờ đưa.
( … )
Tóm lại, nói lái là một hình thức sử dụng ngôn ngữ khá thú vị nhưng phải lưu ý một điều là, cũng như chuyện tiếu lâm, nói láithường có yếu tố tục. Vấn đề là phải nói sao cho đúng nơi, đúng lúc, đúng liều lượng, nhẹ nhàng dí dỏm. Nói lái thể hiện tính khôi hài, óc châm biếm, đôi khi rất thông minh, sáng tạo bởi có nhiều cáchnói lái. Nói lái nhiều lần liên tiếp theo kiểu Thầy giáo tháo giầy, tháo cảủng, thủng cả áo, lấy giáo án dán áo là lái dồn. Nói lái mà gây phản cảm, làm khó chịu người nghe là lái dở.Còn lái giỏi là nói kín đáo, bất ngờ, có khi không nhận ra được ngay. Chẳng hạn khi ăn thịt chồn, bạn chỉ cần nói con chồn có cái lạ là không bao giờđi tới trước (để cho mọi người suy ra là chồn đi lùi ! ) . Chẳng hạn khi đứng trước nhiều giống hoa lạ, có ai hỏi tên bạn cứ trả lời đây là hoa “ khiết bông “ chứ đừng vội thú nhận là bạn không biết, thế nào người ta cũng nói cái hoa lạ quá mà tên nghe cũng lạ. Cũng là hoa, nhưng nên nhớ đừng nói với bạn gái là “ em rạng rỡ như hoa dã quỳ ” . Trong một truyện ngắn, nhà văn Y BAN kể chuyện một bà vợ chạy chữa bệnh liệt dương cho chồng bằng đủ loại thực phẩm, thuốc men đều không hiệu quả, nên mới nghĩ tới một bài thuốc dân gian. “ Bài thuốc này gồm 3 vị : Hà thủ ô, cỏ thiên, và trứng vịt lộn “. Người đọc cứ thắc mắc, hà thủ ô với trứng vịt lộn thì ai cũng biết, nhưng cỏ thiên là cỏ gì ? Tác giả bật mí :Ba vị thuốc đó gọi tắt là HÀ THIÊN LỘN, có thể do tâm lý ông chồng không thấy hứng thú khi gần vợ, cho ông đi tìm … , may ra hết bệnh ! Nói lái kiểu đó chắc phải gọi là lái ( bóng ) gió !
Vậy thì, bạn cứ thử nói lái đi, nhiều kiểu lắm và kiểu nào cũng có luật của nó. Nếu bạn không ngại luật nói thếtức là bạn đã biết nghệ thuật nói láirồi đó.