mardi 27 octobre 2015
BÀI CA MÙA THU
I.
Sẽ sớm chìm trong tối tăm giá buốt
Thôi giã từ ngày nắng hạ rộn ràng
Nghe đâu đây âm thanh buồn ảo não
Cành khô rơi trên sân gạch vọng vang.
Trong hồn tôi cả mùa đông trở lại
Giận, ghét, rung rinh, kinh khiếp, nhọc nhằn,
Như mặt trời trong ngục sâu địa cực
Trái tim tôi, một khối đỏ giá băng.
Tôi rùng mình nghe cành khô rơi rụng
Tiếng vọng đục khàn giàn giáo đang xây
Linh hồn tôi như ngọn tháp đổ sụp
Chịu bao đục phá dai dẳng bao ngày.
Chừng như nghe tiếng gõ đều đơn điệu
Đâu đây ai vội đóng nắp quan tài
Cho ai đấy? Hè qua rồi, thu tới
Tiếng huyền bí như điệu buồn chia tay.
II.
Tôi yêu mắt em long lanh màu biếc
Nhưng hôm nay chỉ cay đắng ngậm ngùi
Cả tình em, lẫn phòng khuê, góc lửa,
Đâu sánh bằng biển rực ánh dương soi.
Hãy yêu tôi với trái tim người mẹ
Cho dù tôi có độc ác, bạc tình,
Là chị hay người tình, cứ dịu dàng nhé
Như thu vàng hay sắc nắng lung linh.
Chẳng mấy chốc mộ sâu đang ngóng đợi
Gối chân em cho tôi tựa đầu lên
Mùa hạ nồng trôi qua đầy tiếc nuối
Phút giao mùa ngắm tia nắng vàng êm.
THÂN TRỌNG SƠN dịch.
CHANT D'AUTOMNE
I
Bientôt nous plongerons dans les froides ténèbres ;
Adieu, vive clarté de nos étés trop courts !
J'entends déjà tomber avec des chocs funèbres
Le bois retentissant sur le pavé des cours.
Tout l'hiver va rentrer dans mon être : colère,
Haine, frissons, horreur, labeur dur et forcé,
Et, comme le soleil dans son enfer polaire,
Mon coeur ne sera plus qu'un bloc rouge et glacé.
J'écoute en frémissant chaque bûche qui tombe ;
L'échafaud qu'on bâtit n'a pas d'écho plus sourd.
Mon esprit est pareil à la tour qui succombe
Sous les coups du bélier infatigable et lourd.
Il me semble, bercé par ce choc monotone,
Qu'on cloue en grande hâte un cercueil quelque part.
Pour qui ? - C'était hier l'été ; voici l'automne !
Ce bruit mystérieux sonne comme un départ.
II
J'aime de vos longs yeux la lumière verdâtre,
Douce beauté, mais tout aujourd'hui m'est amer,
Et rien, ni votre amour, ni le boudoir, ni l'âtre,
Ne me vaut le soleil rayonnant sur la mer.
Et pourtant aimez-moi, tendre coeur ! soyez mère,
Même pour un ingrat, même pour un méchant ;
Amante ou soeur, soyez la douceur éphémère
D'un glorieux automne ou d'un soleil couchant.
Courte tâche ! La tombe attend ; elle est avide !
Ah ! laissez-moi, mon front posé sur vos genoux,
Goûter, en regrettant l'été blanc et torride,
De l'arrière-saison le rayon jaune et doux !
CHARLES BAUDELAIRE.
( 1821 - 1867 )
dimanche 27 septembre 2015
QUỐC HỌC - KÝ ỨC RỜI
Ký ức rời, ký ức không liền mạch, nhớ bao nhiêu kể được bấy nhiêu. Chuyện ngày xưa, gom góp dăm ba điều, kể từ lúc tuổi mười lăm vô trường Quốc Học. Sau ba năm, thì cũng như tất cả bạn bè khác, với mảnh bằng kết thúc tuổi học trò, tôi rời trường với chút ít âu lo. Học gì đây? Tương lai nhiều lối mở. Trường dược, trường y? Con nhà nghèo đừng có với cao. Đường binh nghiệp? Uống thuốc liều cũng không dám bước vào! Thôi thì cứ theo nếp nhà mà chọn ngành sư phạm. Học bốn năm, rồi thêm bốn năm thaphương cầu thực. Hạnh phúc biết bao, lại trở về trường xưa. Lại trở về với những căn phòng quen thuộc cũ, nhưng không phải với vị trí ngước mắt nhìn lên, mà với tư thế người đứng ở bục giảng bên trên.
HỌP MẶT CỰU HỌC SINH QH tại SAIGON
Rất nhiều năm tôi đi dự họp mặt, cùng bạn bè đồng lứa đồng môn. Nhớ nhớ quên quên, ai mất ai còn, giữa Saigon sôi nổi nhớ về Huế trầm mặc. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nhớ về trường thì ai cũng giống nhau: cùng chia sẻ chung một niềm tự hào, trường của TÔI đó, trường của TA đó! Một hai ba năm, tôi còn nhớ rõ, ban đầu số cựu giáo sư đến dự không bao nhiêu, nhưng dần dần các thầy cô được mời ngày càng nhiều. Từ hàng ghế cựu học sinh, tôi nhìn lên phía trước. Có những giáo sư thời tôi đi học. Và cũng có những đồng nghiệp cùng thời ( có vị còn ít tuổi hơn tôi ). Rồi có dịp, tôi tâm sự với một bạn trong ban liên lạc, tôi là diễn viên sắm hai vai: là cựu học sinh, và tôi cũng đã từng dạy ở trường, thời gian khá dài, bảy tám năm, giai đoạn bắc cầu giữa hai chế độ. Nói thế thôi, nhưng bất ngờ ngay năm sau đó, các bạn lại mời tôi về như một cựu giáo sư, trong buổi lễ, tôi được xướng danh và được tặng hoa: Thầy dạy tại trường từ 71 cho đến 78.
NGƯỜI TỪ TRANG SÁCH BƯỚC RA.
Cơ chi tôi được về với Huế. Đó là nhan đề bài viết của tôi, đã đăng trên đặc san Quốc Học mấy năm rồi ( chính xác là hai ngàn lẻ tám ). Bài nhắc đến những kỷ niệm ba năm đi học . Tam Nhị Nhất ban C ( sinh ngữ văn chương ), nhắc đến các thầy cô đáng kính, và các bạn cùng lớp thân thương. Tên các bạn, tôi đều viết tên thật, với mong ước biết đâu có bạn sẽ đọc, và lên tiếng phản hồi cho tôi được biết tin, vì mấy mươi năm qua tôi vẫn không quên, tuổi thanh xuân, một thời hoa mộng.
Rất bất ngờ tại nhà riêng, một buổi sáng, có cuộc gọi ( không biết của ai ): S đó phải không, bạn cũ đây, đoán được mới tài, mà có nhận ra giọng ai không đó? Thôi được rồi, chịu khó chờ, một lát nữa thôi, sẽ có Nhất C 1 Quốc Học ghé chơi, không còn là tóc thề mười tám mà bà lão bảy mươi! Tin được không, Cao Thu Cúc đây rồi! ( thật ra thì bạn xưng tên mới nhận biết ).
Thấy nhắc đến mình trong bài tôi viết, bạn đã bỏ công dò hỏi, số điện thoại và cả địa chỉ nhà, để từ Saigon lên tìm cho ra. Từ bữa đó, bạn học cũ trở thành bạn văn. Không còn chuyện học hành, nay bàn chuyện văn chương. Bạn giới thiệu cho tôi những nhà văn nhà thơ khắp bốn phương. Và khuyến khích tôi đọc rồi dịch dần để đó. Từng bài từng chương gom góp cho đủ bộ. Chờ cơ duyên in ấn phát hành chơi. Bạn nói chân thành nên tôi đã nghe lời, và đã ( liều mạng ) in một cuốn.
Còn chuyện của Thu Hương cũng không kém phần lý thú. Có cô cháu tình cờ đọc được đặc san. Ôi, dì ơi, có ông nào viết nhắc tên dì đây này. Sách bên Việt Nam, không phải sách ở đây. Đúng là dì rồi, với họ tên đầy đủ. Dẫu đã mấy chục năm, nhưng chắc dì còn nhớ. Chắc chắn rồi, bạn vẫn còn nhớ. Bạn đang ở một nơi cách đây mười bảy tiếng múi giờ. Một nơi với tên gọi đẹp như thơ, Aloha, Hạ Uy Di, thiên đường du lịch. Và bạn cũng đã về, đã thăm, đã gặp.
Cũng từ trang sách bước ra còn một nhân vật, ( mà tôi viết là rất thân, rồi không thân nhau nữa ), mà tôi chỉ dám viết tên tắt T.L., hay là tên giả Tố Liên. Đó là cô gái hay nàng tiên? Mà mấy chục năm tôi tìm hoài không gặp, bỗng thấy bạn trên trang báo Sông Hương, với những bài thơ, những hồi ký dễ thương. Và, tất nhiên rồi, nối lại liên lạc. Tuy chưa phải là mặt đối mặt, mà chỉ là những cuộc đàm thoại viễn liên. Giờ ni bạn ở nơi mô, hả bạn hiền?
BUỔI GIAO THỜI, CHUYỆN ÍT NGƯỜI KỂ.
Đầu tháng 3/1975, trường tạm ngừng hoạt động. Không hẹn nhau nhưng mọi người đều xuôi Nam. Điểm dừng chân là thành phố bên sông Hàn, và một lần họp ở toà nhà bưu điện. Thân ai nấy lo, khi thời cuộc chuyển biến. Trường chỉ kịp lo được một chuyện: giao hồ sơ cá nhân đến tận tay mỗi người. Đến cuối tháng, mọi việc đã ngã ngũ rồi, ít nhất là cho mảnh đất miền Trung. Kẻ trước người sau quay trở lại trường, dẹp chuyện riêng tư, lo việc chung trước đã. Ngày 16 tháng tư, thật là chuyện lạ, trường lại mở cửa đón học trò. Dọn dẹp ngổn ngang của chiến sự, sắp xếp kết thúc năm học dở dang. Ban Điều hành mới đã sẵn sàng, với một trưởng hai phó, và hai trưởng ban. Ba tháng hè khác hẳn mọi năm, nghĩa là không một ngày ngưng nghỉ. Tất bật rộn ràng, người chuyển đến, kẻ bỏ đi. Thầy cũng thế, mà học trò cũng thế. Cố tập cho quen dần với tình hình lịch sử đã sang trang. Qua năm học mới, những thầy giáo mấy chục năm trong nghề nay lại thấy ngỡ ngàng, với bao nhiêu chuyện lạ lẫm chưa từng nghe thấy. Bỏ bài soạn, để lo viết giáo án, nhắc nhở nhau phải đủ năm bước mới ngừng. Đừng có dạy ngẫu hứng lung tung, phải bám kỹ mục đích yêu cầu định trước. Thôi hướng dẫn, làm chủ nhiệm cũng được. Thôi đi dạy, hãy tập tành đứng lớp. Dăm bữa, nửa tháng, vác sổ đi dự giờ. Và cuối năm bình bầu đừng có tơ lơ mơ, chỉ nói ưu điểm mà không hề có khuyết nhược điểm! Cũng đừng quên nói là thường xuyên nghe đài đọc báo. Và luôn tuân thủ mọi ý kiến chỉ đạo. Những chuyện như thế là dấu vết của một thời. Ai cũng tặc lưỡi, bình thường thôi! Có chăng là đôi chút ngậm ngùi, khi nghe gọi là giáo viên lưu dụng. Thậm chí còn có kẻ cố tình bỏ đi dấu nặng. Dùng từ lưu dung, vô nghĩa, mà ngạo mạn khinh khi!
Chuyện này kể không phải để nhớ, mà để quên đi.
NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ
Năm học 75-76 rồi cũng qua mau. Với nhiều chuyện buồn vui của " thuở ban đầu ", với nhiều xáo trộn, đổi thay trong đội ngũ. Tạm chia tay với nhiều đồng nghiệp cũ, và đón chào nhiều người mới chuyển sang. Có nhiều vị lâu nay hoạt động trên rừng, cũng có vị nghe nói là " A chi viện " ( Nguyễn Mười, Hồ Đăng Vu, Trần Quốc Toản... ) , nhiều nhất là từ trường Kiểu Mẫu chuyển lên, vì trường giải thể sau thời gian ngắn đổi tên. Thời gian này với vai trò " phó ban ", tôi chịu trách nhiệm về công tác giáo vụ. Cả lực lượng gần một trăm người đó, cứ theo ngành đào tạo mà phân công. Ngặt một điều ( các vị còn nhớ không?), thời trước là giáo sư Lý Hoá, nay phải tách ra đôi ngã đôi đường, Lý một bên và Hoá một bên. Thôi thì cứ coi mặt đặt tên, tôi mạn phép âm thầm tách bạch. Trần Như Kiên, Lê Cảnh Em, Trần Ngọc Kỳ, Lê Quang Khanh, Lê Bá Lại, anh dạy Lý, anh dạy Hoá cũng chẳng sao. May mà các anh không phản đối tiếng nào. Tương tự như thế là các thầy cô Sử Địa, cũng từ nay mỗi vị chỉ dạy một môn. Cô Lê Liên, anh Nguyễn Ngọc Anh, cô Hồng Vân... , à, nhóm Địa còn có hai anh Trần Gia Thọ, Nguyễn Hữu Huyên, trước nghe đâu là dân Toán Lý, và còn ai nữa, xin lỗi, tôi không nhớ hết.
Còn một việc nữa, thiệt tình là rất mệt: chia thời khoá biểu cho cả trường! May mà còn mời thêm được Phan Văn Phương. Hai chúng tôi giam mình cả ngày trong phòng giám học cũ, trước tấm bảng to đùng với những quân cờ trắng xanh vàng đỏ ( mỗi một màu tượng trưng một bộ môn ), rút ra, cắm vào, tính toán thiệt hơn, miễn sao học sinh đủ giờ đủ tiết, còn giáo viên thì khỏi cần biết, từ thứ hai đến thứ bảy ngày nào cũng có giờ cũng chẳng sao, lúc này có còn ai dạy bán công, tư thục nữa đâu!
Ôi! Những người anh, người bạn năm nào, có người tôi còn gặp lại, nhưng cũng có người nay xa lắc xa lơ!
VĂN NGHỆ MÙA BỘI THU
Có một kỷ niệm đẹp như mơ, là chuyện văn nghệ học trò quý tư năm 76, nhằm lúc phong trào thi đua vừa phát động, hội diễn mấy chục trường trong cả tỉnh ( lúc này là từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân ).
Quốc Học mang dự thi ba tiết mục, cả ba đều đạt giải hạng A ( có kịch, có đàn, tất nhiên có cả hát ca ). Vở kịch ngắn mang tên "Cô lớp trưởng ", đạo diễn là thầy Nguyễn Văn Dũng tài hoa. Mục thứ hai là hoà tấu đàn dây, khó có trường nào theo kịp tiết mục này, ( kiếm đâu ra hơn hai chục tay đàn mandoline và guitare thành thục ?, nhất là chơi sao nổi " polonaise "của nhạc sĩ Chopin! ). Tất cả nhờ tài của thầy giáo đàn anh: Trương Huệ Mẫn dày công tập luyện. Tiết mục thứ ba là một màn hợp xướng, gồm đến một trăm hai mươi em tuyển từ nhiều lớp, giọng nữ giọng nam giọng bổng giọng trầm, hát đủ bốn bè bài hát dài bốn chương: " Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ " của nhạc sĩ Tô Hải.
Chốn đây biên thuỳ có ta ngày đêm,
Súng cầm chắc tay cho núi rừng ngủ yên...
Chiều chiều dừng chân đỉnh cao sườn núi,
Ai đi xa xôi nhưng lòng vẫn vui.
Ngó trông xa xa tận phía chân trời
Quê hương yêu dấu bao người chờ trông...
Rừng biên cương bao mến yêu đã ngăn chặn quân thù
Núi biếc nương đèo ta đứng trông thêm thiết tha tình yêu
Vì quê hương bao mến yêu ta đã đi nơi xa vời
Chiến sĩ biên thuỳ ta ca hát vang muôn lời ca yêu đời...
Mỗi chương bài đổi thay qua nhiều tiết tấu, trầm mặc dịu dàng hào hùng sôi động. Chúng tôi phụ trách mỗi người một giọng, Trương Công Quy, Lê Cảnh Em, Phan Minh Trị và tôi. Đến lúc bài hát tập gần xong rồi, ba bạn giao cho tôi việc chỉ huy khi ra trình diễn. Góp phần vào thành công là phần lĩnh xướng điêu luyện, của em Tôn Thất Quỳnh Án với giọng tenor vút cao.
Nhắc lại chuyện thời nào để nhớ!
NỘI QUY TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI.
Có một dạo nói chuyện với người nước ngoài là điều cấm kỵ. Lỡ gặp tình cờ cứ đường ai nấy đi. Họ có hỏi thì giả lơ, không nói gì ( làm bộ như mình không hề nghe hiểu ). Còn nếu muốn chứng tỏ xứ này người tài giỏi không hề thiếu, tiếng Tây tiếng Mỹ khối người nói làu làu, dừng chân lại trao đổi vài câu, thì chắc chắn sau đó không lâu, sẽ được mời và cố mà giải thích. Anh có biết đó là ta hay địch, mà khoa môi múa mép ba hoa? Ôi trời ơi, đến giờ này thì địch ở đâu ra! Làm khó nhau thế này là hết nước nói rồi. Ngậm miệng ăn tiền từ nay xin hứa, tôi chỉ lỡ một lần này thôi.
Đó là nói chuyện bàn dân thiên hạ. Vô trong trường học có gì khác hơn? Nhất là đối với trường Quốc Học, nơi khách nước ngoài tới thăm luôn? Khỏi phải nói, cứ giữ đúng trật tự kỷ cương. Chỉ có hiệu trưởng mới là người tiếp xúc, còn ai khác muốn nói gì phải đúng nơi đúng lúc, và phải qua phiên dịch thông ngôn. Dù có nói giỏi tiếng Anh như tổng thống Clinton. Hay thạo tiếng Pháp như tổng thống Chirac. Nói rõ như thế, cứ thi hành, đừng có thắc mắc. Vậy mà có người vi phạm, thế mới đau. Chuyện đơn giản, chẳng có gì đâu. Một buổi sáng đẹp trời đầu năm 78. Có mấy ông khách Hung Gia Lợi ghé thăm. Làm việc với trường xong, buồn tình mấy ổng dạo bước ngoài sân, ngang chỗ thầy giáo trẻ Bùi Truyền và đám học trò đang đứng. Mấy ông ni có biết tiếng Anh không thầy? Mà có biết cũng không giỏi bằng thầy, thầy hí? Dân Đông Âu biết chi Anh với Mỹ. Để thầy hỏi thử cho chúng bây coi. Và thầy lên tiếng hello, how are you? rạch ròi. Rứa mà họ cũng trả lời được. Rồi hai bên vui vẻ chuyện trò, lời tuôn như nước. Lời sếp dặn, thầy giáo tiếng Anh đã vội quên. Chỉ khi nào cái ghế hiệu trưởng các đồng chí đã ngồi lên, thì khách khứa phương xa tha hồ tiếp. Còn bây giờ, nói gần nói xa chẳng qua nói thiệt: nội quy tiếp khách là... không được tiếp ai! Mời viết cho tôi bản kiểm điểm đủ dài, nói cho hết động cơ nào thúc đẩy. Có chi mô, tại mấy đứa học trò xúi bẫy, nói khích tôi khiến tôi phạm lỗi lầm! Thôi tôi xin chịu án phạt: cuối năm, mất danh hiệu lao động tiên tiến.
DẠY NGOẠI NGỮ KIỂU LỒNG GHÉP
Còn một chuyện
" có yếu tố nước ngoài "
nữa. Xin
kể tiếp ra đây cho vui cửa vui
nhà. Lần này thì là khách Pháp lang sa. Chắc cũng là người trong ngành giáo dục,
vì tới trường họ đòi thăm lớp dự giờ. Hiệu trưởng Đặng Xuân Trừng ưu ái chọn tôi. " Có anh thì tôi yên chí lắm rồi, cố gắng dạy sao
cho thật tốt, đừng để trường phải ốt dột, danh tiếng lẫy lừng, truyền thống trường ta!"
Đi với khách, tôi đã nhận ra, có anh Bửu Ý đóng vai phiên dịch. Tôi xác định được ngay mục đích: 12 C5 là lớp khá của trường, học sinh đều ngoan ngoãn, dễ thương, và nhất là lâu nay vẫn hăng say phát biểu. Có một điều không nói ra ngay là thiếu: sách giáo khoa thời này phải bảo đảm được yêu cầu, lồng chính trị vô nội dung bài giảng. Không có ngoại lệ cho sách dạy ngoại văn. Dân tộc ta yêu nước nồng nàn, chống ngoại xâm, nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ, kháng chiến thần kỳ, đánh thắng đế quốc to... Bài giảng hôm nay, thật tình cờ, rơi đúng vào chủ đề như thế. Chuyện về anh hùng Nguyễn Trung Trực với câu nói thuộc lòng của bao thế hệ: Bao giờ cỏ còn mọc trên nước Nam... Tên bài tôi còn nhớ, dù đã mấy chục năm: " Tant que l'herbe poussera sur cette terre". Tôi cố vận dụng theo giáo học pháp, qua văn phạm, giảng từ vựng để giúp học sinh hiểu được bản văn. Cũng gợi mở, phát triển tư duy, phát vấn. Giờ học sinh động như tôi mong muốn, mà không dùng tiếng mẹ đẻ xen vào. Hết nội dung bài, tôi kết luận một câu: Học lịch sử, các em nên nhớ, kẻ thù của ta là chủ nghĩa thực dân, còn người Pháp, nhân dân Pháp, muôn đời là bạn quý.
Hiệu trưởng mời về phòng họp góp ý. Các giáo sư người Pháp nhấn mạnh một điều: cũng từng dạy ngoại ngữ đã nhiều, hôm nay chúng tôi mới ngộ ra cái mới: dạy ngôn ngữ vẫn có thể lồng ghép giáo dục tư tưởng vào, hèn gì mà học sinh Việt Nam nổi tiếng khắp bốn biển năm châu! Hiệu trưởng nghe, có vẻ rất khoái. Tôi nhìn anh Bửu Ý và thầm nói: Anh dạy đại học có kiểu ni không?!
Thôi chỉ kể chừng đó, không dám dài dòng. Sợ mất thì giờ người đọc với những chuyện tào lao. Làm sao cũng chẳng làm sao, dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi. Bạn xưa gặp gỡ mấy khi, trường xưa hồi tưởng, vội ghi mấy dòng. Lời tâm sự tận đáy lòng, chuyện đời có có không không, cũng đành!
THÂN TRỌNG SƠN
CHS ( 60-63 )
CGV ( 71-78 )
samedi 8 août 2015
Thơ TOSHIKO HIRATA
Thơ TOSHIKO HIRATA
Nhà thơ Nhật Bản
( 1955 - )
Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, Toshiko Hirata đã được nhắc đến như một khuôn mặt nổi bật trong trào lưu " bùng nổ các nhà thơ nữ " của nền thi ca Nhật Bản đương đại. Thơ Toshiko Hirata thường có vẻ hài hước đen, đề cập những vấn đề cá nhân trong những tình huống khác thường, dẫn đến những khắc khoải về nếp sống gia đình truyền thống và vị trí của mỗi người theo phân công của xã hội.
Các bài thơ dưới đây ( trừ bài cuối cùng - Đừng rung chuyển - là cảm tác sau trận động đất kinh hoàng ngày 11/3/2011 tàn phá miền đông bắc nước Nhật ) trích từ tuyển tập Taminaru ( Cuối cùng ), được giải thưởng Bansui năm 1997.
Thơ Toshiko Hirata đã được dịch sang tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Ý và tiếng Nga.
Hiện nay, Toshiko Hirata vẫn tiếp tục làm thơ, ngoài ra còn viết tiểu thuyết, kịch và tiểu luận.
LỜI
THAN PHIỀN CỦA CƯ DÂN
Ai
đang trèo lên
tường nhà đấy?
Tường
có phải
để trèo
đâu
Tường
để vẽ hình
lên mà
Ai
đang nói trên
mái nhà đấy?
Mái
nhà có phải
là nơi
trò chuyện
đâu
Mái
nhà để khiêu
vũ dưới
mưa mà.
Ai
đang đánh bóng
cửa sổ đấy?
Cửa
sổ có phải
để đánh
bóng đâu
Cửa
sổ để rộn
ràng va đập nhau mà.
Ai
đang khóc dưới
những tấm ván
sàn đấy?
Khoảng
không bên dưới
chẳng phải để khóc
Mà để những
tên trộm ẩn
nấp và uống đến say mèm.
Ai
đang rơi từ những
cầu thang đấy?
Cầu
thang chẳng phải để rơi
Mà để giăng
dây phơi khô mực
ống.
Ai
đang gõ cửa đấy?
Cánh
cửa chẳng phải
để gõ vào
Cửa
ở đó,
dựng đứng lên,
Để ngăn
cách bạn và tôi.
KỲ QUẶC
Gia
đình kia có vẻ hơi
kỳ quặc
phải không?
Chiếc
anten truyền hình vẫn
nằm ở chỗ nó rơi
xuống
Tấm
biển hiệu trước
cửa nhà là gỗ rẻ tiền
Họ chỉ giặt
giũ mỗi
tháng một lần
Họ có một
tượng Phật lớn
trước sân.
(
Tôi thấy vậy
khi trộm nhìn qua hàng
rào )
Gia
đình kia có vẻ hơi
kỳ quặc
phải không?
Ông chồng đến
đêm dắt bò về nhà
Bà vợ mỗi
sáng đi khiêu
vũ
Lũ trẻ trần
truồng đi học
Cả nhà nuôi
trồng nấm dưới
tấm thảm
(
Tôi thấy vậy
khi trộm nhìn qua cửa
sổ phòng
tắm )
Gia
đình kia có vẻ hơi
kỳ quặc
phải không?
Ông chồng đang
chế tạo
tên lửa
Bà vợ đang
mài dao
Lũ trẻ đọc
sách về bệnh tật người
lớn
Họ ăn
cơm bên dưới
chiếc bàn
(
Tôi nhận ra vậy
khi trộm nhìn qua nhà bếp
)
Gia
đình kia có vẻ hơi
kỳ quặc
phải không?
Họ chuyển
đến đây tròn
một năm rồi
Họ không
mang theo quà cáp
cuối năm
Họ không
đến để luận bàn mọi
chuyện
Họ du hành
như một
gia đình đi dịp
năm mới
Họ đang
trù tính
một kế hoạch nào đó
(
Tôi nghe nó đang bò dưới
sàn ).
NGƯỜI
VỚI NGƯỜI
Xin
cho tôi nghe giọng
nói của bạn
Xin
hãy lắng nghe giọng
nói của tôi
Xin
vẽ chiếc
cửa sổ bạn thích
Xin
hãy để tôi vẽ sắc màu tôi
ưa.
Xin
cho tôi mượn cái
hồ của
bạn
Cứ thoải
mái trèo lên
ngọn núi của
tôi.
Xin
cho tôi xem xương đòn
của bạn
Hãy
đổi một mẩu
xương của bạn
cho tôi.
Xin
cho tôi xem đường chỉ tay may mắn
của bạn
Tôi
sẽ cho bạn
một phần đường
sinh mệnh của tôi.
Xin
để tôi
tiếp cận tường
thuật của bạn
Xin
nghe trọn câu chuyện
của tôi.
Xin
cho tôi xem thương tích
của bạn
Xin
hãy nhìn vết
sẹo của tôi.
Xin
để tôi
thấy bạn ra sao khi mắt
đẫm lệ
Tôi
cũng sẽ khóc bởi muốn
bạn ở cạnh tôi.
Xin
vẽ cho tôi
bản đồ
Của
thành phố nơi bạn sinh trưởng
Sẽ có ngày
tôi muốn cùng
bạn đi đến
đó.
Xin
cho tôi xem chiếc
bóng của bạn
Tôi
sẽ xếp
nó cạnh
bóng của tôi
Hẳn
là cả hai sẽ giống
hệt nhau
Xin
cho tôi biết tên
bạn
Và cũng
xin hãy hỏi tên
tôi.
NGƯỜI
KHÔNG CÓ CÁNH TAY
Có người
không có cánh tay đang đứng
đó
Hắn
với tôi đối
mặt nhau ở lối băng qua đường
Như có chiếc
cầu dây thừng
treo giữa hai chúng tôi
Hắn
không có cánh tay nào
Hắn
đi lối này
khi đèn xanh bật
Tôi
vừa đi vừa
nhìn xuống đôi
giày
Ra
vẻ đang
lo lắng
Tôi
bước đi bên
hắn
Khi
đã tới
phía bên kia
Khi
đã vượt
qua cầu tôi quay lại
nhìn
Tôi
nhìn chiếc áo
choàng cũ kỹ của
hắn
Tôi
quan sát hai ống tay trống
không
Nơi
áo choàng của
hắn đang phất
phơ trong gió.
Tôi
là người
đã chặt
hai cánh tay của hắn
Tôi
dùng cưa cắt
rời chúng
Như cách
vứt bỏ hai cành cây thừa
thãi
Để hắn
không thể cầm bánh lái
Để hắn
không thể gõ phím
đàn
Để hắn
không thể mở cửa
đi ra
Để hắn
không thể đến nơi
nàng ở
Để hắn
không thể túm lấy ngực
nàng
Để hắn
không thể bóp cổ nàng
Tôi
đã cưa
với tất cả sức
lực
Tôi
thực hiện hoàn
hảo, xem đấy là lần
đầu tiên
Dẫu
hắn đã khen tôi thành
thạo
Thân
thể của
người không cánh
tay
Vẫn
sạch sẽ như cái
cây vào mùa
đông
Nhưng
Những
cánh tay mọc lại,
mọc lại nữa
Khi
hắn tới được
phòng nàng
Hai
ống tay rỗng của
chiếc áo choàng
Sẽ đầy
đặn lại như những
cành cây
Ngay
cả khi tôi
đã tách
gọn làm hai
Những
cánh tay mọc lại,
mọc lại mãi.
GIA
ĐÌNH NGỘ NGHĨNH CỦA TÔI
Những
con quạ tháng
tám
Nhìn
chằm chặp chúng
tôi.
Từ sáng
tinh mơ trở đi
Cha
không thể tới cơ quan chính phủ
Mẹ không
thể đi
thương thuyết với
hãng bảo hiểm
Con
gái không thể đi
làm ở công ty thiết
kế
Con
trai không thể dạy khoa học xã hội.
Những
con quạ tháng
tám
Nhìn
chằm chặp chúng
tôi
Ngay
cả vào
buổi chiều
Cha
không thể tới lớp học
khiêu vũ
Mẹ không
thể gặp
huấn luyện viên
quần vợt
Con
gái không thể lặn
với bình hơi
Con
trai nhún nhảy một
điệu nhạt
nhoà trong phòng
khách.
Những
con quạ tháng
tám
Nhìn
chằm chặp chúng
tôi
Ngay
cả khi đêm
đã xuống
Cha
không thể thiêu huỷ nhà kho
Mẹ không
thể lừa
gạt tình nhân
Con
gái không thể cướp
taxi
Con
trai không thể bắt cóc trẻ nít.
LỜI
CHÀO HỎI LÀ QUAN TRỌNG
Khi
bạn sắp qua cầu
Hãy
chào hỏi " Xin cho tôi
đi qua "
Nếu
không nói, chiếc
cầu sẽ gãy đôi
Khi
bạn mới đi
nửa đường.
Khi
bạn sắp bước
vào xe
Hãy
chào hòi " Xin cho tôi
vào "
Nếu
không nói, bánh
xe sẽ nổ
Khi
bạn ngồi xuống
ghế.
Khi
bạn sắp bơi
trong hồ
Hãy
chào hỏi " Xin cho tôi
bơi "
Nếu
không nói, hồ nước
sẽ biến
thành cát
Khi
bạn nhúng chân
vào.
Khi
bạn sắp lau mặt
Hãy
chào hỏi " Xin để tôi
cùng lau với bạn
"
Nếu
không nói nói,
chiếc khăn sẽ thấy
đau
Khi
bạn đắp vào
mặt.
Khi
bạn sắp lên
giường ngủ
Hãy
chào hỏi " Xin cho tôi
ngủ đây
"
Nếu
không nói, chiếc
giường sẽ biến thành quan tài
Khi
bạn mới thiếp
ngủ.
PHÒNG
NGỦ CỦA
VAN GOGH NHƯ TÔI
NHÌN THẤY
Trong
phòng này có hai cái
ghế
Cả hai đều
giản dị, chẳng
cầu kỳ,
Thứ loại
không rõ,
Tuổi
tác cũng không
rõ,
Cả hai đều
giản dị nhưng
Ghế bên
trái hơi trưởng
thành hơn
Cái
ghế bên
phải
Có thể nó là anh trai
Còn
cái ghế bên trái là em gái.
Giữa
hai cái ghế là một
cái bàn
Choán
gần hết nửa
căn phòng
Kích
thước cái giường
còn lớn hơn
Cái
bàn và hai cái ghế đặt sát
nhau
Có điều
cái giường chẳng
chút xấu hổ
Về kích
thước quá cỡ của
mình.
Bàn
và ghế đều
đứng
Trong
khi giường thì nằm
Mấy
ngày nay nó không ổn lắm
"
Khoẻ hơn
nhé, cha ơi "
"
Khoẻ hơn
nhé, cưng ơi
"
Người
vợ và hai đứa
con
Nhìn
cảnh đó, lòng
lo lắng, bồn chồn.
Người
chồng không cầm
cự được
lâu
Máu
chảy ra từ cơ thể ông
Nhuộm
sàn nhà một sắc màu
u tối
Người
vợ cầm
cái bình với
cái cốc
Sẵn
sàng đem nước
tới cho người chồng
đang hấp hối.
Mảnh
vải lớn treo trên
tường
Để bọc
cơ thể người
cha khi ông chết
Người
anh lớn đã âm thầm
quyết định
Tự mình
làm việc đó khi đến
lúc cần.
Không
hay biết chuyện gì đang
xảy ra
Em
gái nhỏ đến gần
bên cha
Nhưng
không thốt được
nên lời.
|
( Bedroom in
Arles, tranh Van Gogh - Nguồn
: Wikipedia )
Người
nghệ sĩ đã vẽ cảnh
này
Lúc
cuối đời đã tự bắn
vào mình trên
đồng lúa mì
Người
nghệ sĩ đã vẽ cảnh
này
Thuở sinh thời
sống với gia đình không
hạnh phúc.
Màu
sắc cái giường
ở trong phòng
Giống
vô cùng
với màu sắc
đồng lúa mì
Trong
khi các bức tường
của gian phòng
Giống
vô cùng
với màu sắc
bầu trời
Che
phủ cánh
đồng lúa mì.
ĐỪNG RUNG CHUYỂN
Nó rung chuyển
Hôm
nay nó lại
rung chuyển nữa
Tôi
không biết rằng
trái đất
Là một
cái nôi ngỗ ngược
Một
cái nôi ác
nghiệt khiến cho
Không
ai ngủ được,
cả người
lớn lẫn trẻ con.
Bây
giờ là tháng
ba, là mùa
xuân,
Lẽ ra phải
là một
mùa hiền lành
với giấc xuân
êm,
Khi
ngủ sâu
ta chẳng thấy trời
đã sáng,
Nhưng
mùa xuân năm
nay
Rung
lắc ta và không để ta
Yên
ngủ giấc
nồng.
Hỡi
trái đất, chỉ cần
Nhà ngươi
cứ thản
nhiên
Vui
vẻ quay tròn
mãi
Dành
sự rung chuyển
Cho
hoa phất phơ trong gió,
Cho
quần áo giặt
xong phơi phóng cả năm
Lẽ ra ngươi
chỉ cần
thản nhiên quay tròn
Vô hại,
vô tâm.
Hỡi
những sức mạnh
đang xô lắc trái đất
Hãy
biến thành bong bóng
và tan biến
đi
Đừng rung chuyển
Đừng rung chu
Đừng run
Đừng
Đừng
Không!
(
Dịch từ bản tiếng Anh của
Jeffroy Angles.
THÂN
TRỌNG SƠN
dịch
và giới
thiệu
Inscription à :
Articles (Atom)