mardi 9 août 2011

DANS L'AU-DELÀ SERAIENT-ILS DEVENUS AMIS ?




Il y a une quinzaine de jours, le professeur Thân Trong Son m’a fait cadeau d’un exemplaire de sa revue Aspirations, bien présentée et au contenu très riche. En constatant que le prochain numéro aura pour sujet « Été et Trinh Công Son », je suis tentée de prendre la plume, même si je ne suis pas spécialiste dans ce domaine. Permettez-moi toutefois de ne pas écrire sur la vie ou la carrière de feu ce compositeur de talent, mais sur une personne qui, pendant les dernières années de sa vie, s’est attachée silencieusement à ses chansons. Ne vous empressez pas de penser à une chanteuse ou à une muse, car celle que je vais présenter ici semble être ignorée de la plupart des lecteurs vietnamiens. Je dis bien « la plupart » et non « la totalité » car, pour la communauté des Vietnamiens francophones et amoureux de Trinh Công Son, ce nom n’est plus inconnu depuis longtemps. Oui, il s’agit de Léon Remacle, celui qui a traduit près de soixante-dix chansons dudit compositeur en « langue de l’amour » (1). Français de nationalité, il était aussi enfant de Huê ; dans ses veines coulaient le sang impérial et le sang gaulois.

Il y a plus d’un demi siècle, dans la ville romantique de Dalat, le jeune français Louis-Gabriel Remacle (dont la mère aussi était Vietnamienne) rencontra la jeune huêenne Tôn Nu Thi Bach Hiêu, une des filles aimées de Tôn Thât Bich (un chef militaire sous le règne de Bao Dai), et se laissa séduire par sa beauté douce et discrète. Cette histoire d’amour au bord du lac Xuân Huong se concrétisa enfin par un beau mariage. Le couple eut douze enfants, Léon Remacle était le quatrième. Depuis tout petit, Léon fut éduqué selon les règles de civilité et les normes de comportement traditionnel d’une famille de lignée impériale, on lui fit suivre l’école française mais aussi apprendre la langue vietnamienne, le nôm et le chinois.

En 1971, à l’âge de 19 ans, Léon partit en France faire ses études universitaires et obtint son DUT d’informatique. Il travailla alors au Crédit Industriel et Commercial et fonda son foyer sur la commune d’Asnières-sur-Seine (en région parisienne). Résidant en France et marié à une Française, il ne se permit pas pour autant d’oublier ses origines. D’une part, il communiquait régulièrement en vietnamien avec sa mère, ses frères et sœurs et, de l’autre, il lisait la littérature vietnamienne et chinoise. Dans sa bibliothèque se côtoyaient Molière, Voltaire, Hugo… et Nguyên Du, Hàn Mac Tu, Hô Xuân Huong…


Amoureux de la poésie et de la musique, imprégné du lyrisme huêen, il s’était laissé charmer sans savoir depuis quand par les chansons de Trinh Công Son. Cette émotion, cet amour, il avait préféré, au lieu de les garder pour lui seul, les partager avec les Vietnamiens nés loin du pays et ne pouvant parler vietnamien ainsi qu’avec les étrangers intéressés par la culture vietnamienne. Chaque jour, hors de ses heures de travail et du temps réservé à sa famille, il s’attaquait à traduire en vers français des chansons de Trinh. La traduction poétique, communément connue comme un travail extrêmement ardu, était pour Léon Remacle plutôt un plaisir, une passion. Quel délice que de se plonger dans les deux cultures, d’écouter la terre maternelle tout en chantant la mélodie paternelle !

Si les chansons de Trinh Công Son sont très agréables à l’écoute, il n’est pas toujours évident d’en comprendre toutes les paroles, encore moins de les transposer d’une langue à l’autre. Très prudent et responsable vis-à-vis de ses traductions, Léon pouvait passer des heures, ne fût-ce que pour trouver un mot juste. Et, voulant s’assurer de la bonne interprétation des expressions utilisées par le compositeur, il s’est procuré de nombreux dictionnaires sino-vietnamien, sino-français pour la consultation croisée. Le répertoire de ses traductions commençait par « L’oiseau solitaire », « Chanson de la lune » et puis le nombre de chansons traduites augmentait chaque jour davantage : « Belle de jadis », « La larme de l’éternité », « Été blanc », « Pluie bienfaisante », « Formons une grande ronde », « Revoir mon ancienne école »... Cependant, il n’a créé ni un site ni un blog personnel et ne s’est non plus fait publier dans un recueil. Léon a choisi de confier toutes ses traductions à un célèbre site spécialisé sur Trinh Công Son (à savoir : http://www.tcs-home.org), espérant que celles-ci seraient accessibles au plus grand nombre d’amoureux de Trinh. Par l’intermédiaire de ce site, ses traductions sont en effet parvenues à un large public. Il y a des mères Viêtkiêu qui se retrouvent tout émues en recevant une traduction envoyée par leur enfant, il y a des enfants ignorants du pays de leurs ancêtres qui, en le lisant, ont envie de partir à la recherche de leurs origines. Beaucoup de Français qui écoutaient et aimaient les chansons de Trinh de par sa musique, sont d’autant plus impressionnés par cet auteur-compositeur maintenant qu’ils les ont comprises. Je me demande si la mélancolie huêenne et la saveur pure des bouffées de vent de mer de Nha Trang étaient pour quelque chose dans sa manière si touchante de traduire les chansons de Trinh.

Sa compétence en vietnamien était bien meilleure que celle de beaucoup de Vietnamiens, sa maîtrise du français aussi dépassait celle de nombreux Français. J’ai dû moi-même plus d’une fois faire appel à son aide, tantôt pour une question de vietnamien, parfois pour un problème de français. De ses amis et connaissances, personne n’a jamais remarqué qu’il se fît mousser ou se montrât prétentieux. Bien au contraire, il restait toujours modeste, disposé à apporter son concours à d’autres et, du coup, apprécié de tout le monde. Il témoignait une modération exemplaire lors des discussions, n’ayant jamais imposé son avis.

Hélas, à l’été 2007, une crise cardiaque ne lui permit pas de mener à terme son projet de traduire Trinh Công Son. Le nombre de chansons traduites s’est arrêté au chiffre 65 ; la dernière « Que dorme le soleil bien sage » était terminée le 12/06/2007, près de deux semaines avant son sommeil définitif. Son départ a laissé un regret infini à tous ses proches, collègues et amis, tout en constituant une grande perte pour les amoureux des chansons de Trinh Công Son dans la communauté francophone. En 2009, son fils aîné Guillaume Remacle est retourné au Vietnam pour enterrer une partie de ses cendres à Nha Trang, où il était né et avait vécu une partie de sa vie.

En plus de Trinh Công Son, Léon Remacle traduisit également d’autres poètes et compositeurs ; il avait surtout l’intention de retraduire Kim Vân Kiêu de Nguyên Du, n’étant pas vraiment satisfait des versions françaises existantes. Il avait réussi à collectionner presque toutes les versions françaises de Kiêu, plusieurs versions vietnamiennes et même une version en nôm avec des notes explicatives détaillées. Selon Jacqueline Remacle Tôn Nu Tuong Vân, la sœur aînée de Léon, son frère a débuté, et même avancé, une partie non négligeable du projet. Dommage qu’il n’ait jamais abouti !

Toute sa vie, il fut toujours fier de ses origines vietnamiennes. Il était retourné au pays maternel maintes fois avec sa famille, dont la dernière était lors du Têt du Chien en 2006 ; cela faisait alors cinq ans que Trinh Công Son nous avait quittés. De son vivant, Léon n’a jamais eu l’occasion de rencontrer ce célèbre compositeur mais qui sait si, dans l’au-delà, ils auront fait connaissance et seront devenus amis...

MINH PHƯƠNG

(Photo et informations fournies par la famille Remacle)

(1) En plus de Léon Remacle, d’autres aussi ont traduit et traduisent encore Trinh Công Son en français : Thanh Bach, Jean-Claude Renoux, Nguyên Tân Hung...

Pour votre plaisir de lecteur, une des traductions qu’a réalisée Léon Remacle le 14/03/2007 :

Hạ trắng

Gọi nắng

Trên vai em gầy

Đường xa áo bay

Nắng qua mắt buồn

Lòng hoa bướm say

Lối em đi về

Trời không có mây

Đường đi suốt mùa

Nắng lên thắp đầy

Gọi nắng

Cho cơn mê chiều

nhiều hoa trắng bay

Cho tay em dài

Gầy thêm nắng mai

Bước chân em về

Nào anh có hay

Gọi em cho nắng

Chết trên sông dài

Thôi xin ơn đời

Trong cơn mê này

Gọi mùa thu tới

Tôi đưa em về

Chân em bước nhẹ

Trời buồn gió cao

Đời xin có nhau

Dài cho mãi sau

Nắng không gọi sầu

Áo xưa dù nhàu

Cũng xin bạc đầu

Gọi mãi tên nhau

Gọi nắng

Cho tóc em cài

Loài hoa nắng rơi

Nắng đưa em về

Miền cao gió bay

Áo em bây giờ

Mờ xa nẻo mây

Gọi tên em mãi

Suốt cơn mê
này.

Eté blanc

J’appelle le soleil

Sur tes épaules amaigries,

Au loin sur la route flotte ton habit

Le soleil passe dans ton regard triste,

Fleurs et papillons sont enivrés

Dans le ciel sur ton chemin de retour

Les nuages sont partis

Toute la saison ta route

Est de soleil abondamment allumée

J’appelle le soleil

Pour qu’au soir

Vole une pluie de fleurs blanches dans ton sommeil

Pour qu’au soleil matinal

S’amincissent encore tes longs bras

Tu es revenue

Mais je n’ai pas entendu tes pas

Je t’appelle pour que sur le long fleuve

Se meure le soleil

Enfin je demande une grâce à la vie

Pendant que je suis endormi

Que l’automne soit appelé

Je t’ai raccompagnée

Tu marchais le pas léger

Haut dans le ciel triste le vent soufflait

Puissions-nous dans la vie être réunis

Et le rester très longtemps après

Le soleil ne dispose pas à la mélancolie

Même si les habits de jadis sont chiffonnés

Je voudrais que, nos cheveux blanchis,

Par notre nom nous ne cessions de nous appeler

J’appelle le soleil

Pour accrocher dans tes cheveux

La sorte de fleur tombée du soleil

Le soleil t’a emportée

Vers la haute région que les vents balayent

Ton habit à présent

S’est évanoui au loin là où les nuages vont

Sans cesse j’appelle ton nom

Tout au long de ce sommeil profond.


( Source : Revue ASPIRATIONS - Été /

( éd. THANH NIÊN - avril 2011 )



Ở cõi xa kia, hai người ấy có thành tri kỷ ?

Cách đây nửa tháng, tôi có được nhà giáo Thân Trọng Sơn gửi tặng “Khát vọng Mùa xuân”, tập san được in đẹp với nội dung đa dạng và phong phú. Bản thân không phải là một người chuyên về viết lách nhưng thấy chủ đề của số tới là “Khát vọng mùa hè và Trịnh Công Sơn”, tôi lại muốn tham gia một chút. Tuy nhiên tôi xin phép không viết về cuộc đời cũng như sự nghiệp của cố nhạc sĩ tài hoa này mà về một người trong những năm cuối đời đã âm thầm gắn bó với các bài hát của ông. Các bạn đừng vội nghĩ đến một ca sĩ hay một nàng thơ nào đó, người tôi muốn nhắc đến ở đây có lẽ xa lạ với phần đông độc giả Việt Nam. Tôi nói phần đông chứ không phải là tất cả, vì với cộng đồng người Việt nói tiếng Pháp và quan tâm đến nhạc Trịnh thì cái tên này dường như từ lâu đã không còn là một ẩn số. Vâng, ông là Léon Remacle, người đã chuyển ngữ gần bảy mươi bài hát của Trịnh Công Sơn sang “ngôn ngữ của tình yêu” (1). Mang quốc tịch Pháp nhưng ông cũng đồng thời là một người con của Huế, trong huyết quản của ông chảy một phần dòng máu cung đình, một phần dòng máu gô-loa.

Ngày ấy, cách đây hơn nửa thế kỉ, tại xứ sở Đà Lạt mộng mơ, chàng thanh niên Pháp Louis-Gabriel Remacle (cũng có mẹ là người Việt Nam) đã gặp và bị chinh phục bởi vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm của cô gái Huế Tôn Nữ Thị Bạch Hiếu, một trong các ái nữ của lãnh binh Tôn Thất Bích. Chuyện tình bên hồ Xuân Hương đã kết thúc bằng một đám cưới đẹp và họ có với nhau mười hai người con, trong đó cậu bé Léon Remacle là con thứ tư. Từ nhỏ, Léon đã được dạy bảo theo các phép tắc truyền thống của một gia đình hoàng tộc, được theo học trường Tây nhưng cũng được dạy tiếng Việt, chữ Nôm, chữ Hán.

Năm 1971, khi Léon 19 tuổi, ông sang Pháp theo học ngành tin học và có bằng đại học công nghệ DUT informatique. Ra trường, ông vào làm cho Ngân hàng Kỹ nghệ và Thương mại Crédit Industriel et Commercial, lập gia đình và cư trú tại Asnières-sur-Seine (vùng Île- de- France). Mặc dù sống tại Pháp và cưới một người vợ Pháp, nhưng không vì thế mà ông cho phép mình quên tiếng Việt. Ông vẫn thường xuyên nói chuyện với mẹ và các anh chị em bằng tiếng Việt, đọc sách văn thơ tiếng Việt và tiếng Hán. Trên giá sách của ông, người ta thấy bên cạnh Molière, Voltaire, Hugo… là Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử, Hồ Xuân Hương…

Yêu thích thơ, nhạc và ngấm trong mình cái chất trữ tình xứ Huế, không biết từ lúc nào ông đã cảm những bài hát của cố nhạc sĩ họ Trịnh. Cái cảm xúc ấy, tình yêu ấy ông đã không giữ cho riêng mình mà mong muốn chia sẻ với những người Việt nhưng sinh ra ở nước ngoài không nói được tiếng Việt và với cả những người nước ngoài quan tâm đến văn hoá Việt Nam. Hàng ngày, ngoài giờ làm việc và khoảng thời gian dành cho gia đình, ông bắt tay vào dịch những bài hát của Trịnh Công Sơn sang thơ tiếng Pháp. Dịch thơ là một công việc vô cùng khó khăn nhưng với Léon Remacle, nó là một thú vui, một niềm đam mê. Thật dễ chịu khi được đắm mình trong hai nền văn hoá, vừa nghe nỗi lòng đất mẹ vừa bay bổng lời quê cha.

Các bài hát của Trịnh Công Sơn nghe rất hay, song để hiểu từng từ và dịch thì không đơn giản chút nào. Bản thân Léon là người luôn cẩn trọng và rất có trách nhiệm với các bản dịch của mình. Ông có thể bỏ hàng giờ chỉ để tìm ra một từ chuẩn, và để đảm bảo không hiểu sai nghĩa câu từ của nhạc sĩ, ông còn đặt mua hàng loạt từ điển Hán Việt, Hán Pháp để tra cứu chéo. Bắt đầu là “Cánh chim cô đơn”, “Nguyệt ca” rồi số lượng bài dịch ngày một tăng dần: “Diễm xưa”, “Giọt lệ thiên thu”, “Hạ trắng”, “Mưa hồng”, “Nối vòng tay lớn”, “Về thăm mái trường xưa”... Tuy nhiên ông không lập một website hay blog riêng, cũng không cho xuất bản sách mà gửi cho một trang web nổi tiếng chuyên về Trịnh Công Sơn (http://www.tcs-home.org) với hy vọng những bản dịch của mình sẽ đến được với đông đảo người yêu nhạc Trịnh. Quả vậy, từ đây, những bản dịch của ông được nhiều người biết đến, có những bà mẹ xa quê được con gửi cho bản dịch của ông xúc động nghẹn ngào, có những người con chưa biết quê cha đất tổ đọc bản dịch của ông xong bỗng mong muốn tìm lại cội nguồn. Rất nhiều người Pháp trước đây nghe và yêu các bài hát của Trịnh Công Sơn vì nhạc điệu thì nay hiểu nội dung họ lại càng thêm ấn tượng về người nhạc sĩ này. Tôi tự hỏi phải chăng cái chất buồn man mác của xứ Huế và hương thơm trong lành của những làn gió biển Nha Trang đã giúp ông dịch những bài hát của Trịnh Công Sơn cảm xúc hơn, đi vào lòng người hơn.

Léon hiểu tiếng Việt còn hơn nhiều người Việt, hiểu tiếng Pháp cũng hơn nhiều người Pháp. Bản thân người viết bài này cũng đã hơn một lần nhờ đến sự giúp đỡ của ông, khi thì về tiếng Việt, khi thì về tiếng Pháp. Thế nhưng bạn bè và những người quen biết chưa bao giờ thấy ông khoe khoang, tự phụ. Trái lại, ông luôn khiêm tốn, tận tình chỉ bảo giúp đỡ mọi người nên ai ai cũng quí trọng. Ông cũng không bao giờ áp đặt ý kiến cá nhân, luôn ôn hoà trong tranh luận.

Thật đáng tiếc, một cơn đau tim quái ác mùa hè năm 2007 đã không cho ông dịch nốt số bài hát của Trịnh Công Sơn. Tổng những bài dịch đã dừng lại ở con số 65, “Xin mặt trời ngủ yên” là bài cuối cùng, được ông dịch vào ngày 12/06/2007, gần hai tuần trước khi ông yên nghỉ. Ông ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho vợ con, họ hàng, đồng nghiệp và bạn hữu xa gần, đồng thời cũng là một sự mất mất lớn lao đối với những người yêu nhạc Trịnh trong cộng đồng Pháp ngữ. Năm 2009, con trai cả của ông Guillaume Remacle đã trở lại Việt Nam, mang một phần tro của ông về chôn cất tại Nha Trang, nơi ông sinh ra và đã sống một phần cuộc đời.

Bên cạnh Trịnh Công Sơn, Léon Remacle còn dịch thơ và bài hát của nhiều tác giả khác nữa, đặc biệt ông có ý định dịch lại Truyện Kiều của Nguyễn Du, vì dường như chưa thật sự hài lòng với các bản dịch hiện có. Ông đã sưu tầm gần như đầy đủ các bản Kiều tiếng Pháp, tiếng Việt, cả bản chữ Nôm và những chú giải. Theo bà Jacqueline Remacle Tôn Nữ Tường Vân, chị cả của Léon, ông đã bắt tay vào thực hiện dự án này và cũng đã đi được một chặng đường đáng kể. Thật đáng tiếc là công việc đã chẳng bao giờ được kết thúc!

Cả cuộc đời, ông luôn tự hào về nguồn gốc Việt của mình và đã nhiều lần cùng gia đình về thăm quê mẹ, lần cuối là Tết Bính Tuất 2006 khi đó Trịnh Công Sơn đã mất được năm năm. Khi còn sống ông và người nhạc sĩ nổi tiếng này chưa có dịp gặp mặt, nhưng biết đâu ở cõi xa kia, họ đã gặp nhau và thành tri kỉ...

Minh Phương

(Hình ảnh và thông tin do gia đình Remacle cung cấp)

(1) Ngoài Léon Remacle, còn một số tên tuổi khác cũng đã và đang dịch Trịnh Công Sơn sang tiếng Pháp như: Thanh Bạch, Jean-Claude Renoux, Nguyễn Tấn Hưng...

Xin giới thiệu với các bạn một trong các bản dịch của Léon Remacle, được hoàn thành ngày 14/03/2007:

Hạ trắng

Gọi nắng

Trên vai em gầy

Đường xa áo bay

Nắng qua mắt buồn

Lòng hoa bướm say

Lối em đi về

Trời không có mây

Đường đi suốt mùa

Nắng lên thắp đầy

Gọi nắng

Cho cơn mê chiều

nhiều hoa trắng bay

Cho tay em dài

Gầy thêm nắng mai

Bước chân em về

Nào anh có hay

Gọi em cho nắng

Chết trên sông dài

Thôi xin ơn đời

Trong cơn mê này

Gọi mùa thu tới

Tôi đưa em về

Chân em bước nhẹ

Trời buồn gió cao

Đời xin có nhau

Dài cho mãi sau

Nắng không gọi sầu

Áo xưa dù nhàu

Cũng xin bạc đầu

Gọi mãi tên nhau

Gọi nắng

Cho tóc em cài

Loài hoa nắng rơi

Nắng đưa em về

Miền cao gió bay

Áo em bây giờ

Mờ xa nẻo mây

Gọi tên em mãi

Suốt cơn mê này.

Eté blanc

J’appelle le soleil

Sur tes épaules amaigries,

Au loin sur la route flotte ton habit

Le soleil passe dans ton regard triste,

Fleurs et papillons sont enivrés

Dans le ciel sur ton chemin de retour

Les nuages sont partis

Toute la saison ta route

Est de soleil abondamment allumée

J’appelle le soleil

Pour qu’au soir

Vole une pluie de fleurs blanches dans ton sommeil

Pour qu’au soleil matinal

S’amincissent encore tes longs bras

Tu es revenue

Mais je n’ai pas entendu tes pas

Je t’appelle pour que sur le long fleuve

Se meure le soleil

Enfin je demande une grâce à la vie

Pendant que je suis endormi

Que l’automne soit appelé

Je t’ai raccompagnée

Tu marchais le pas léger

Haut dans le ciel triste le vent soufflait

Puissions-nous dans la vie être réunis

Et le rester très longtemps après

Le soleil ne dispose pas à la mélancolie

Même si les habits de jadis sont chiffonnés

Je voudrais que, nos cheveux blanchis,

Par notre nom nous ne cessions de nous appeler

J’appelle le soleil

Pour accrocher dans tes cheveux

La sorte de fleur tombée du soleil

Le soleil t’a emportée

Vers la haute région que les vents balayent

Ton habit à présent

S’est évanoui au loin là où les nuages vont

Sans cesse j’appelle ton nom

Tout au long de ce sommeil profond.


Bản tiếng Việt đăng trên tập san KHÁT VỌNG MÙA HẠ, xuất bản tại Đà Lạt, tháng 4/2011 . Tác giả tự dịch sang tiếng Pháp.

( Bài đăng với sự đồng ý của tác giả. )




Aucun commentaire: