mercredi 30 novembre 2022

ROBERT FROST

 


ROBERT FROST

( 1874 - 1963 )


 




Dừng chân bên rừng chiều tuyết đổ


Rừng của ai tôi nghĩ mình đã biết 

Nhà anh ấy nằm trong làng nhỏ

Anh không biết là tôi dừng lại 

Ngắm cảnh khu rừng chiều tuyết rơi.


Con ngựa nhỏ chắc nghĩ tôi kỳ cục 

Dừng chân nơi trang trại không gần

Giữa rừng cây và hồ nước đóng băng 

Vào buổi chiều tối nhất trong năm.


Con ngựa khẽ lắc vòng chuông đeo cổ 

Như hỏi xem có nhầm lẫn gì không?

Chỉ có tiếng động là lời của gió 

Bay nhẹ nhàng giữa những lọn tuyết đông.


Rừng tuyệt vời, tăm tối, thẳm sâu 

Nhưng còn đây lời hứa phải giữ 

Và bao dặm đường phải đi trước khi tôi được ngủ .

Còn bao nhiêu dặm nữa trước lúc tôi được ngủ.



Stopping by Woods on a Snowy Evening.



Whose woods these are I think I know.

His house is in the village, though;

He will not see me stopping here

To watch his woods fill up with snow.


My little horse must think it queer

To stop without a farmhouse near

Between the woods and frozen lake

The darkest evening of the year.


He gives his harness bells a shake

To ask if there is some mistake.

The only other sound's the sweep

Of easy wind and downy flake.


The woods are lovely, dark, and deep,

But I have promises to keep,

And miles to go before I sleep,

And miles to go before I sleep.

 


Robert Frost ( 1874 -  1963 ).



Bài thơ này Robert Frost cho biết ông viết ch trong mt đêm. Lúc này là năm 1922 và bài thơ được in năm 1923 trong tp  New Hamshire 

 Trong tp này có bài thơ rt dài cùng tên. Ông phi mt nhiu gi đ viết. Ông thường viết lúc đêm khuya, chú tâm vào công vic. Có lúc ông viết sut đêm. Lúc sáng sm ông bước ra ngoài ngm cnh mt tri mc. Chính lúc này ông tìm thy cm hng cho bài thơ.

Bài thơ đc qua rt d hiu. Nhưng ti sao nó li được xem là mt trong nhng bài ni tiếng nht ca Robert Frost. Đc k hơn s nghim ra:


Đây là nhng suy nghĩ ca mt người trưởng thành đang t hi ti sao anh ta dng chân và ti sao anh ta mun li gia cnh rng chiu tuyết lnh và quên đi công vic hin ti. Anh mun có mt giây phút yên tĩnh tuyt đi đ ngm cnh tuyết rơi. Anh nói anh biết ch nhân khu rng là ai và anh tin ch nhân không đ ý s hin din ca anh vì ông ta trong làng. Anh mun li đây lâu hơn nhưng s thôi thúc ca công vic khiến anh phi ri đi. Anh nói anh còn nhiu dm đường phi đi tc là anh còn nhiu nhim v phi hoàn thành. Bi thế anh phi đ ước mun sang mt bên  và tiếp tc di chuyn.


But I have promises to keep,

And miles to go before I sleep,

And miles to go before I sleep.

 


Nhưng còn đây li ha phi gi 

Và bao dm đường phi đi trước khi tôi được ng .

Còn bao nhiêu dm na trước lúc tôi được ng.



Nghĩ xa mt chút thì bài thơ nói v gii hn mi con người gp phi trong đi,  hn chế đó không cho phép con người chch hướng khi nhng con đường cn thiết phi vượt.


Nhng ni dung gi nhiu suy nghĩ như thế, hn chưa đ mang li thành công ca bài thơ. Robert Frost đã vn dng nhiu bin pháp ngh thut trong bài thơ ngn này.

Ông s dng cách gieo vn AABA, s dng vn cui các câu th 1,2,4 ca bài thơ. Dòng th 3 ca mi kh hip vn vi kh sau. ( know, though vi snow, here  vi near. )


Ông còn dùng nhiu bin pháp tu t khác.

Con nga được gán cho nhng tình cm ca con người, hiu nhu cu ca ông ch và hi li đây làm gì.

He gives his harness bells a shake

To ask if there is some mistake.


Đó là nhân hoá.

Còn bin pháp alliteration ( lp li ph âm )

Trong cùng mt dòng, hãy đ ý w/ wh/ s : watch his woods, sound’s the sway. His house.


Ri còn lp li như mt đip khúc ( refrain ):


And miles to go before I sleep,

And miles to go before I sleep.


Và bao dặm đường phải đi trước khi tôi được ngủ .

Còn bao nhiêu dặm nữa trước lúc tôi được ngủ.


Vẫn hướng về tương lai trong cái nhìn chờ đợi, vẫn lạc quan, giống như cuộc đời của tác giả. Thật khó tin rằng cuộc đời Robert Frost đã trải qua lắm bi kịch đến vậy. Cha ông qua đời  ( ho lao ) khi ông mới 11 tuổi, gia tài để lại vỏn vẹn có 9 đô la. 

Ông mất mẹ năm 1900 ( ung thư). Năm 1920, ông phải đưa em gái vào bệnh viện tâm thần, rồi cô cũng  mất 9 năm sau đó. Vợ ông là Elinor cũng thường xuyên đau ốm. Cô có vấn đề về tim mạch rồi phát triển thành ung thư và qua đời năm 1938 vì suy tim.

Hai vợ chồng có 6 người con: Elliot ( 1896-1904 ) chết vì dịch tả. Frost Ballantine ( 1899-1913 ). Carol ( 1902-1904 ), tự tử. Irma ( 1903-1967 ), Marjorie ( 1905-1934 ), chết sớm vì bệnh hậu sản. Elinor Bettina ( sinh mới 3 ngày đã chết. )

Như thế, chỉ có Leslie và Irma sống sót với cha.

Những thử thách quá lớn đã xảy đến trong đời chắc hẳn đã ảnh hưởng tiêu cực đến sáng tác thơ văn của ông, thế nhưng đọc thơ ông ta vẫn thấy những hình ảnh dịu dàng yên tĩnh, như muốn đem đến niềm hy vọng cho độc giả.



Tôi sẽ kể chuyện này trong một tiếng thở dài
Rằng đâu đó ngày xưa đã lâu lắm rồi:
Con đường rẽ làm đôi giữa một khu rừng, và tôi –
Tôi đã chọn lối mòn ít có ai đi,
Và điều đó đã làm đổi thay tất cả.

( The road not taken - Con đường không chọn ).

Cuộc đời Robert Frost cũng nhiều thay đổi thăng trầm như diễn biến đổi thay trong thơ ông. Ông quê quán Devon, Anh quốc. Cha làm giáo sư rồi chuyển sang làm chủ biên một tờ báo ở San Francisco, ứng cử chức vụ thị trưởng nhưng thất bại. Sau khi ông mất ( 5/1885 ),  gia đình chuyển về Massachussets. Robert Frost tốt nghiệp trung học năm 1892. Robert lớn lên ở thành phố nhưng thơ văn của ông thường ca ngợi đời sống nông thôn. Ông đăng bài thơ đầu tiên trong tờ báo của trường. Sau khi rời trường ông giúp mẹ đi đưa báo, rồi làm việc trong một nhà máy sợi.

Năm 1894, ông bán bài thơ đầu tiên của mình ( My Butterfly, An Elegy ) in ngày 8/11/1894 trong một nhà xuất bản độc lập ở New York, với giá 15 đô la. Năm 1895 ông lấy vợ. Trong các năm 1897-1899, Frost học Đại học Havard nhưng do đau ốm nên bỏ dở. Ông nội của ông trước khi qua đời đã mua cho vợ chồng ông một trang trại ở Berry ( New Hamshire ). Ông làm ở đây trong 9 năm và mỗi ngày dành thời gian để viết. Sau đó ông đi học trở lại và trở thành giáo sư tiếng Anh suốt 5 năm ( 1906-1911 ).

Sau năm 1911, ông cùng gia đình sang sinh sống ở Anh. Nơi đây ông in cuốn thơ đầu tiên ( A Boy’s Will ) ngay năm sau. Trong Thế Chiến thứ nhất, ông trở lại Mỹ, tậu một trang trại. Đây là nơi cư ngụ mùa hè của gia đình ông cho đến 1938.

Trong những năm 1916-1920, 1923-1924, 1927-1938, Frost dạy tiếng Anh tại Massachussets. Ông qua đời năm 1963. Bị biến chứng tắc mạch máu, sau một cuộc giải phẫu ông qua đời, thọ 88 tuổi. Bia mộ ông có in lá nguyệt quế với dòng chữ: ( I had a Lover’s Quarrel with the World ) Tôi đã có một cuộc cãi vã như của tình nhân với cuộc đời. 

Đây là câu thơ cuối trong một bài thơ dài của ông: 

I hold your doctrine of Memento Mori. 

And were an epitaph to be my story

I’d have a short one ready for my own.

I would have written of me on my stone: 

I had a lover’s quarrel with the world.  


Những cống hiến to lớn cho nền thơ ca của Mỹ của ông đã được ghi nhận xứng đáng. 

Ông đã nhận được bốn giải Pulitzer.
Giải thứ nhất  (1924) dành cho tập New Hampshire đã nhắc bên trên.
Tập The Collected Poems (1930) giải Pulitzer thứ hai.


Hai tập A Further Range (1936) và A Witness Tree (1942) mang lại hai giải Pulitzer nữa.
Ngày 13/9/1960 ông được nhận Huy chương Vàng của Thượng Nghị Viện vì toàn bộ sự nghiệp thơ ca của mình.

Một vinh dự khác: Ông là người đầu tiên được mời đọc thơ tại lễ nhậm chức của Tổng Thống John F Kennedy ( năm 1961 ). Sau này năm nhà thơ khác sẽ tiếp nối tiếp truyền thống này là Maya Angelou, Miller Williams, Elizabeth Alexander, Riachard Blanco và mới đây (2021) là nhà thơ trẻ Amanda Gorman, tại lễ nhậm chức các Tổng Thống Bill Clinton ( hai lần 1993 và 1997 ). Barack Obama (2009 và 2013). Joe Biden (2021).

Cho buổi lễ nhậm chức của Tổng Thống John F Kennedy, Robert Frost đã chuẩn bị bài Dedication ( Lời  dâng ) nhưng hôm ấy ánh sáng chói loà chiếu xuống nền tuyết khiến ông không đọc được. Vì vậy, nhà thơ 86 tuổi đã đọc thay vào đó một bài thơ khác của ông mà ông đã thuộc từ trước, bài “ The Gift Outright “.

Mảnh đất là của chúng ta trước khi chúng ta là của đất
Đất nước là đất của chúng ta hơn một trăm năm Trước khi chúng ta là công dân của nó. Đất là của chúng ta.
Ở Massachussets, ở Virginia,
Nhưng bấy giờ chúng ta vẫn là thuộc địa của Anh.
Vẫn sở hữu những gì chúng ta chưa được sở hữu
Vẫn bị chiếm hữu bởi thứ ngày nay không còn chiếm hữu ta.
Cái mà chúng ta giữ lại khiến cho ta trở nên yếu đuối
Cho đến khi chúng ta phát hiện rằng đó là chính chúng ta…

The land was ours before we were the land’s
She was the land more than a hundred years.
Before we were her people. She was ours.
In Massassuchussets, in Virginia.
But we were England ‘s still colonials
Possessing whar we still impossessed by,
Possessed by what we now no more possessed.
Something we were withholding made us weak.
Until we found out that it was ourselves.

Sau lễ nhậm chức này, bài thơ càng nổi tiếng hơn.
Nhưng buổi lễ đã qua. Các danh hiệu, các giải thưởng, các vinh quang ông đã đón nhận trong suốt cuộc đời và sau khi ông mất… tất cả đều đã qua. Duy chỉ còn tên tuổi ông, Robert Frost, vẫn sừng sững như một tượng đài trên vòm trời văn học thế giới.


THÂN TRỌNG SƠN.
dịch và giới thiệu
Tháng 12/2022.

















mercredi 16 novembre 2022

Léopold- Sédar Senghor

 


Léopold- Sédar Senghor 


 (1906-2001)

 


Poème à mon frère blanc                                            

Cher frère blanc
Quand je suis né, j’étais noir,
Quand j’ai grandi, j’étais noir,
Quand je suis au soleil, je suis noir,
Quand je suis malade, je suis noir,
Quand je mourrai, je serai noir.

Tandis que toi, homme blanc,
Quand tu es né, tu étais rose,
Quand tu as grandi, tu étais blanc,
Quand tu vas au soleil, tu es rouge,
Quand tu as froid, tu es bleu,
Quand tu as peur, tu es vert,
Quand tu es malade, tu es jaune,
Quand tu mourras, tu seras gris.

Alors, de nous deux,
Qui est l’homme de couleur ?


Thơ gởi người anh em da trắng.


Hỡi người anh em da trắng,

Khi sinh ra, tôi đen,

Khi lớn lên, tôi đen,

Khi ra nắng, tôi đen,

Khi đau ốm, tôi đen,

Và khi chết, tôi sẽ đen.



Còn anh, người da trắng,

Khi sinh ra, anh hồng

Khi lớn lên, anh trắng,

Khi ra nắng, anh đỏ,

Khi thấm lạnh, anh xanh.

Khi lo sợ, anh tái,

Khi đau ốm, anh vàng

Và khi chết, anh xám.

Vậy thì, trong hai chúng ta,

Ai mới là người DA MÀU ??



Bài thơ ngắn, lời giản dị dễ hiểu nhưng nội dung nêu lên một vấn đề lớn, gây sự chú ý ngay khi được phổ biến. Tên tác giả cũng gây bất ngờ lớn.



Léopold-Sédar Senghor là ai ?

 

pastedGraphic.png


Sinh năm 1906 tại Joal, nước Sénégal, L.S. Senghor được biết đến như một nhà thơ đã xuất bản trên 10 tác phẩm liên tục từ 1945, tất cả đều gắn với nền văn hóa da đen. Từ thời sinh viên, Ông đã cùng các bạn chủ trương tờ báo « Sinh viên da đen »(Étudiant noir) và đưa ra khái niệm « négritude »(thân phận da đen), mà Ông định nghĩa là tổng thể các giá trị văn hóa của thế giới da đen, như chúng được diễn đạt trong cuộc sống, trong những định chế và những tác phẩm của người da đen ». Năm 1983, Ông là người châu Phi đầu tiên được bầu vào Viện Hàn Lâm Pháp (Académie française).


Léopold-Sédar Senghor cũng là một nhà chính trị. Ông tham gia chính trường từ năm 1945 khi được bầu làm đại biểu của (thuộc địa) Sénégal tại Quốc hội lập hiến Pháp. Dưới thời tướng de Gaulle, Ông tham gia chính phủ Pháp, năm 1955-1956 Ông là thứ trưởng tại Phủ Thủ tướng, năm 1959 là bộ trưởng.Ông từng là thành viên Ủy ban soạn thảo hiến pháp Cộng hòa Pháp thứ V (1958). Ngày 20/8/1960, Sénégal giành lại chủ quyền, Léopold-Sédar Senghor trở thành Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa non trẻ này và giữ cương vị đó trong năm nhiệm kỳ liên tiếp cho đến khi tự nguyện từ chức vào ngày 31/12/1980. Chính Tổng thống đã sáng tác bài Le Lion rouge (Sư tử đỏ) , quốc ca của nước mình :

 

…Cho dù kẻ thù đốt cháy biên thùy của chúng ta

Chúng ta đều đồng lòng đứng lên, vũ khí trong tay,

Một dân tộc vững niềm tin thách thức mọi gian khó,

Hết thảy mọi người, già trẻ, gái trai,

Cùng cất cao lời : Chết chứ không tủi hổ !

 

-Sédar Senghor còn là một nhà văn hóa hoạt động không mệt mỏi cho sự « đối thoại của các nền văn minh nhân loại » thông qua việc xiển dương ngôn ngữ Pháp giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau để cùng phát triển. Ông là một trong những sáng lập viên của "Tổ chức hợp tác văn hoá và kỹ thuật" (ACCT), thành lập ngày 20/3/1970 tại Niamey (Niger), tiền thân của Tổ chức Quốc Tế Pháp ngữ (OIF) ngày nay.


Có lúc trên mạng lan truyền bài thơ tiếng Anh nhan đề là “ Who is colored” như sau:



WHO IS COLORED ?

 

When I born, I black.
When I grow up, I black.
When I go in sun, I black.
When I cold, I black.
When I scared, I black.
When I sick, I black.
And when I die, I still black.

And you white fellow

When you born, you pink.
When you grow up, you white.
When you go in sun, you red.
When you cold, you blue.
When you scared, you yellow.
When you sick, you green.
And when you die, you gray.
And you calling me C O L O R E D ??



Bài thơ tự nó xứng đáng với những lời khen ngợi vì nội dung của nó nêu lên một vấn đề nhiều người quan tâm.


Và những chú thích kèm theo lại khiến nó nổi tiếng hơn :


Written by an African Kid

Nominated by UN as the best Poem of 2006

( Do một Em bé châu Phi viết

Được tổ chức Liên Hiệp Quốc bình chọn là Bài thơ hay nhất năm 2006. )

 

 Tuy nhiên, thay vì vinh danh bài thơ, hai dòng chú thích trên khiến người đọc tỉnh táo đâm ra nghi ngờ vì những thông tin mơ hồ và phi lý chứa đựng trong đó.

 

- Em bé này tên họ là gì, mấy tuổi, là người nước nào trong số 54 quốc gia của châu Phi ? Hay chí ít là trong số 20/54 quốc gia có sử dụng tiếng Anh của châu Phi ? Sao không nói cụ thể ? Và có phải vì tác giả là một em bé nên bài thơ đã sử dụng một thứ tiếng Anh sai cả mẹo luật với những câu không có hoặc dùng sai động từ ? ( I black, you red, you blue…, I/you cold, I/you sick, I/you born, you calling me … ).

 

- Tổ chức Liên Hiệp Quốc sao lại làm cái việc bình chọn thơ hay ? Cho dù không phải là một trong 6 cơ quan chính ( trong đó có Đại Hội Đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng Kinh tế - Xã hội … ) mà chỉ là một tổ chức chuyên môn trực thuộc ( như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa – UNESCO- chẳng hạn ) thì cũng chưa hề nghe nói đến việc bình chọn thơ hay bao giờ.

 

- Dựa vào tiêu chí nào mà chọn được Bài thơ hay nhất ( của thế giới ) cho dù giới hạn ở chủ đề và ngôn ngữ ? Và sao chỉ có năm 2006, trước đó và sau đó là bài thơ nào ?

 

Những nghi ngờ nêu trên tất phải dẫn đến việc đi tìm văn bản gốc và tác giả thực của bài thơ.

 

Soi sáng bởi chủ đề tư tưởng của bài thơ và con số 2006 rất có ý nghĩa, cuộc tìm kiếm dẫn đến kết quả : văn bản gốc không phải là tiếng Anh mà là một bài thơ TIẾNG PHÁP, không phải của một em bé châu Phi vô danh mà của một nhà thơ của lục địa đen mà tên tuổi đã vang lừng khắp năm châu bốn biển : Léopold-Sédar Senghor


Đó chính là bài thơ tiếng Pháp ghi bên trên.



THÂN TRỌNG SƠN 

dịch và giới thiệu 

( Tháng 11/2022 )

vendredi 11 novembre 2022

UYỂN NGỮ

 


UYỂN NGỮ 



Tôi báo cho bạn: HVU đã ra đi. Ông biết chưa? - Chưa, mà đi đâu?

Tôi ngỡ ngàng. Bạn hiểu nghĩa đen, còn tôi muốn nói ý khác. Tôi thêm: Đi xa, về bên kia thế giới. Với người khác, tôi nói: U. mất rồi. Họ hỏi lại: Mất gì?

Đây chỉ là cách nói nhẹ đi, thay cho lối nói có thể bị coi là sỗ sàng, làm khó chịu, xúc phạm. Tôi chỉ muốn nói từ CHẾT. 


CHẾT là một từ có sắc thái tiêu cực, gợi lên cảm giác đau buồn, mất mát cho người nghe. Từ này cần được thay thế bằng từ khác có ý nghĩa tương tự.

Có thể dùng: qua đời, khuất núi, trút hơi thở cuối cùng, lên đường theo tổ tiên, về nơi tiên cảnh, nhắm mắt xuôi tay, an giấc ngàn thu, quy tiên, rời cõi tạm, thác, ra đi mãi mãi, về nơi chín suối, trở về với cát bụi, đi gặp ông bà ông vải, trở thành người thiên cổ, về cõi thiên thai, ăn xôi nghe kèn. Trong ngữ cảnh nhất định, còn có thể nói: không qua khỏi ( bệnh tình quá nặng, chúng tôi đã làm hết sức nhưng ông ấy không qua khỏi. Anh ấy đã hy sinh, đã không bao giờ trở về nữa.


Đó là những lối nói trong đời thường. Trong văn thơ cũng gặp không ít.

Truyện Kiều chẳng hạn: 

  •   ( Kiếp hồng nhan có mong manh ) , Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. Nói về cái chết của Kiều.
  • ( Thuyền tình vừa ghé tới nơi). Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ. ( nói về cái chết của người kỹ nữ )
  • ( Rỉ rằng nhân quả dở dang) Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao ). ( khi báo mộng cho Kiều trong mơ lúc nàng tự tử, Đạm Tiên nói..
  • Khi Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường : Rõ ràng hoa rụng hương bay.


Một nhà thơ khác:

Bác Dương thôi đã thôi rồi 

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. 

Và : 

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở.


Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê đó. 


Nhà thơ Đinh Hùng có bài “ Gửi người dưới mộ “ đầy không khí chết khóc:


Trời cuối thu rồi em ở đâu

Nằm bên đất lạnh chắc em sầu

Thu ơi đánh thức hồn ma dậy 

Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu.


Trong ngôn ngữ học, cách diễn đạt như thế gọi là UYỂN NGỮ, thường được định nghĩa là “ phương thức nói giảm bằng cách không dùng những lối diễn đạt trực tiếp mà dưới hình thức nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn do những nguyên nhân về mặt phong cách. Cách nói như vậy là do nhu cầu kiêng kị, nhu cầu lịch sự, nhu cầu che đậy.


Đến đây, ta có thể thấy rất nhiều trường hợp đã dùng, rất tự nhiên, có khi chẳng cần biết nó gọi là gì.


Sau chết chóc, ốm đau bệnh tật cũng là đề tài cần dùng uyển ngữ. Trẻ bị sốt chỉ nói ấm đầu, lúc đau thì nói nhác chơi.


Người có H là người nhiễm HIV, người bệnh K là người bị ung thư. ( cancer ).


Nói về việc bài tiết, thường dùng đi ngoài, đi cầu, đi đồng, và nơi đó gọi là nhà xí. Tiếng Anh gọi là restroom. ( không phải nhà nghỉ).


Bộ phận sinh dục của nam nữ thì gọi là cậu bé, cô bé, còn quan hệ tình dục ít ai gọi thẳng những từ tục mà chỉ nói ngủ, ăn nằm, lên giường. Tuỳ theo ngữ cảnh mà dùng. Bà vợ ghen chồng: Ông đã ngủ với bao nhiêu đứa rồi. Mẹ mắng con gái: Con đã ăn nằm với nó chưa?

Còn trai gái chưa cưới hỏi gì mà đã có bầu thì nói là “ ăn cơm trước kẻng “ 

Còn vợ chồng hợp pháp khi vợ có bầu thì nói “ có tin vui “. Khi sinh đẻ thì dùng “ nằm ổ “.

Chỉ những cô gái mại dâm nói là gái bán hoa, gái bán phấn buôn hương, gái dứng đường. Có lối nói nữa là gái ngành.


Về ngoại hình, không nên chê phụ nữ béo, mập, mà nói “ mũm mĩm “, “ đầy đặn “,

đàn ông thì “ phát tướng “. Tóc bạc gọi là “ tóc muối tiêu “, “ hai thứ tóc trên đầu “


Tất nhiên còn nhiều trường hợp khác nữa không liệt kê hết được. 

Điều cần ghi nhận là uyển ngữ không chỉ có trong tiếng Việt. Tiếng Anh cũng có nữa. Nói về chết chóc, tiếng Anh không thiếu:

Pass away, be gone, go to the Heavens, go to meet the maker, be departed, be with the Jesus, to breathe one’s last, to go to his reward, to go over the other side, gone to a better place, come to the end of the road, go to the wrong way, getting a one-way ticket, sleep away, bit the dust.


Tình trạng thất nghiệp ( unemployment ) nói trại đi là “ between jobs “, người già, old person là  “ senior citizen “, không nhà, vô gia cư  homeless là “ on the streets “ , quan hệ tình dục ( have sex ) nói là “ the birds and the bees “, “ contact with somebody “, “ sleep together “, “ hide the sausage “, “ go all the way”.


Tiếng Anh còn một biện pháp rất hay nữa là sử dụng từ viết tắt ( acronym ):

WMD ( weapons of mass destruction), vũ khí giết người hàng loạt, HIPC ( heavily indepted poor countries) những nước nghèo đói. 


Và trong ngôn ngữ học, biện pháp uyển ngữ trong tiếng Anh gọi là EUPHEMISM.

Từ nguyên là euphemia tiếng Hy lạp, có nghĩa là điềm lành, đây là từ ghép giữa eu ( tốt, hay ), và pheme ( lời nói).


Tiếng Pháp cũng dùng từ đó, với chút khác biệt về chính tả: EUPHÉMISME. 

Đến đây ta trở lại với khái niệm CHẾT để thấy tiếng Pháp nhiều cách nói giống tiếng Việt:

N’être plus, rendre le dernier soupir, s’ éteindre, rejoimdre l’autre monde, passer l’arme à gauche, s’en aller, disparaître, partir dans un autre monde, prendre congé de la vie.


Nghĩa địa được gọi là “ le boulevard des allongés “, “ la demeure d’éternité “. 

Người vô gia cư là “ clochard “, “ sans abri “, “ SDF “ ( sans domicile fixe).

Tuổi già ( vieillesse ) là “ troisième âge “

Người mù ( aveugle ) là non- voyant.

Sự phá thai ( avortement ) gọi là “ interruption volontaire de grossesse “


***


Nói tóm lại, trong giao tiếp hàng ngày, hoặc trong sách báo, thường có lối nói nhẹ nhàng, có khi văn vẻ, để diễn đạt những khái niệm khác nhau, thường dễ hiểu, nhưng cũng có lúc cần có kinh nghiệm hoặc hiểu biết về văn hoá, xã hội mới biết hết ý nghĩa. Và khi hiểu được thì thật là thú vị.


Thêm một điều nữa cần ghi nhận là uyển ngữ có khi gần giống với ẩn dụ.

Ca dao có

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền.


để nói nỗi niềm cô gái nhớ người yêu.


Truyện Kiều cũng có:

Tiếc thay một đoá trà mi

Con ong đã tỏ đường đi lối về.


Dùng đoá trà mi để chỉ thân phận nàng Kiều.


Còn euphémisme tiếng Pháp lại gần giống một biện pháp tu từ khác là litote.

Trong Le Cid, khi Chimène muốn ngỏ ý với Rodrigue rằng cô vẫn còn yêu chàng, cô nói:


« Va, je ne te hais point. »


Nghĩ cho cùng, văn chương chữ nghĩa thật muôn màu muôn vẻ. Vậy nên mới hấp dẫn bao nhiêu người.




THÂN TRỌNG SƠN 

( tháng 11/2022 ).


mardi 1 novembre 2022

BAUDELAIRE

 

CHARLES BAUDELAIRE


( 1821-1867) 





A UNE PASSANTE.



GỞI MỘT NGƯỜI QUA ĐƯỜNG

Hay “ Lời tỏ tình gởi người phụ nữ không quen.”



Câu chuyện được xác định rõ không gian. Một đường phố của Paris. Hẳn là Baudelaire không thích thành phố này nên ông chọn một nơi ồn ào, hỗn tạp, con đường như đang gào thét ( hurlait). Chuyện cũng được xác định cả thời gian: chiều tối. Đêm xuống nhanh, nhưng cũng đủ để nhìn thấy khuôn mặt đẹp của người phụ nữ, nhân vật chính của câu chuyện. Trong bối cảnh ồn ào náo nhiệt đó bỗng nàng đi lướt qua ( une femme passa ). Người kể chuyện hẳn phải nhìn kỹ lắm mới khắc hoạ chân dung nàng rõ đến vậy:  Mảnh khảnh u sầu, y phục đại tang… 

Bàn tay kiêu hãnh 

Hất nhẹ đong đưa viền áo cao sang.

Nhanh nhẹn quí phái, đôi chân tuyệt mỹ. 


Người kể chuyện ( narrateur ) biến thành nhân vật ( personnage ) để thổ lộ cảm xúc. Chàng thấy trong mắt nàng một bầu trời nhạt nhoà với mầm mống một cơn dông, nơi nàng toát ra một nét dịu dàng làm mê mẩn, nhưng nàng cũng là hiện thân của khoái lạc làm chết người. ( je buvais 

Dans son œil, ciel livide où germe l’ouragan,

La douceur qui fascine et le plaisir qui tue. ).


Đến lúc này thì nhân vật lại biến thành tác giả ( auteur ). Chàng lên tiếng ngay: Tuy anh không hề biết em sẽ về đâu, và em cũng không biết anh sẽ đi đâu, nhưng hỡi em, người đáng lẽ anh đã yêu, và em, em đã biết điều đó. (Car j’ignore où tu fuis, tu ne sais où je vais,

Ô toi que j’eusse aimé, ô toi qui le savais! ) 


Hãy để ý, trong nguyên tác, nhà thơ dùng j’eusse aimé, một dạng thức của động từ chỉ có trong tiếng Pháp  ( conditionnel passé 2è forme ) để chỉ một việc đáng lẽ đã xảy ra nhưng không có, dùng như thế để nói lên một mong ước, vừa mới hiện ra đã tan biến ngay.


Bài thơ với nhan đề giản dị ( À une passante - gởi người qua đường ) với lời lẽ thân tình, đọc nhiều lần sẽ thấy hoá ra đây là Lời tỏ tình gởi người phụ nữ không quen biết. Nàng chỉ đi lướt qua trên đường phố đông người mà sao thấy yêu rồi và quả quyết là nàng biết điều đó. 

Sau Baudelaire, Bùi Minh Quốc cũng xao xuyến vì người phụ nữ gặp trên đường như thế.


Có khi nào trên đường đời tấp nập . 

Ta vô tình đã đi lướt qua nhau .

Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất .

Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu . 


 Câu đầu tiên của bài thơ chẳng có gì thơ mộng cả ( Phố xá xung quanh ầm ĩ thét gào ) nhưng đến câu cuối lại là chuyện tình yêu. Và bài thơ, làm theo thể thơ sonnet gồm 14 câu, 2 khổ bốn câu ( quatrain ) và 2 khổ ba câu ( tercet ), suy cho cùng vẫn là một bài thơ tình. 


Tưởng chẳng có gì là thơ cả nhưng thật ra đó là thơ.


Thật là rất khó

Để kiếm ra chút tin tức nào trong những bài thơ 

Thế mà người ta lại chết đau đớn từng ngày từng giờ 

Vì thiếu

Những điều được tìm thấy trong đó.


It is difficult 

To get some news from poems

Yet men miserably die everyday 

For lack

Of what is found there.

            William Carlos Williams.

 

Người phụ nữ qua đường thể hiện cái nhìn lý tưởng về sắc đẹp của tác giả. Ông giới thiệu ngay không gian: thành phố Paris hiện đại, ồn ào, bận rộn, một khung cảnh không thân thiện. Con đường được nhân hoá ( hurlait, gào thét ), rồi thêm tính từ “ ầm ĩ, assourdissante “, vẽ ra thứ âm thanh hỗn độn. Trong bối cảnh đó, bỗng xuất hiện một người phụ nữ và xoá hết cái hỗn độn đó. Hình ảnh nàng rạng rỡ, tạo ra tình cảm hoàn hảo nơi nhà thơ. Ông mô tả tỉ mỉ từ vóc dáng, trang phục, rồi đôi chân. Bước đi khoan thai của nàng được khắc hoạ bằng nhịp điệu đều đặn của câu 4: ( soulevant/ balançant/ le feston/ et l’ourlet ).


Tác giả xuất hiện đột ngột ở câu 6: “ Moi je buvais, crispé… “ Crispé, ngây dại, đúng là thái độ sững sờ của ông trước người phụ nữ mới gặp. Tuy nhiên người phụ nữ hiện ra nhanh chóng rồi biến mất ngay. Nhà thơ ít có hy vọng gặp lại nàng, câu thơ đầy cảm thán nói rõ điều đó ( Ailleurs, bien loin d’ici! Trop tard! jamais peut-être! ). Thứ tình cảm mà ông tưởng là tình yêu thật ra hoàn toàn không thật.




A UNE PASSANTE.



La rue assourdissante autour de moi hurlait 

Longue, mince, en grand deuil, douleur majestueuse,

Une femme passa, d’une main fastueuse 

Soulevant, balançant le feston et l’ourlet.


Agile et noble, avec sa jambe de statue

Moi, je buvais, crispé comme un extravagant,

Dans son œil, ciel livide où germe l’ouragan,

La douceur qui fascine et le plaisir qui tue.


Un éclair…puis la nuit! - Fugitive beauté

Dont le regard m’a fait soudainement renaître,

Ne te verrais-je plus que dans l’éternité?


Ailleurs, bien loin d’ici! trop tard! jamais peut-être?

Car j’ignore où tu fuis, tu ne sais où je vais,

Ô toi que j’eusse aimé, ô toi qui le savais!




GỞI NGƯỜI PHỤ NỮ QUA ĐƯỜNG



Phố xá xung quanh ầm ĩ thét gào 

Mảnh khảnh u sầu, y phục đại tang

Cô nàng đi qua, bàn tay kiêu hãnh 

Hất nhẹ đong đưa viền áo cao sang.


Nhanh nhẹn quí phái, đôi chân tuyệt mỹ 

Tôi ngây dại, say mê như kẻ dị thường 

Uống trong mắt nàng bầu trời báo bão

Êm dịu mê hồn, lạc thú sát nhân.


Một tia chớp, rồi đêm đen. Ôi sắc đẹp thoáng qua 

Mà tia nhìn bỗng làm tôi sống lại

Gặp nàng nữa, hẳn phải chờ đến thiên thu?


Nơi nào khác, xa xôi, quá trễ hay chẳng bao giờ 

Tôi không biết nơi nàng đi, nàng không biết nơi tôi đến 

Nàng lẽ ra tôi đã yêu, nàng cũng biết rồi đấy.




Bài này được trích từ thi phẩm LES FLEURS DU MAL, nhan đề gợi ra nhiều ý nghĩa bởi nó dựa trên một “ nghịch hợp “ ( oxymore ) tức là sự kết hợp giữa hai khái niệm đối lập nhau. 


Fleurs bao hàm ý nghĩa vẻ đẹp.

Mal bao hàm ý nghĩa đau đớn, khổ sở, tội lỗi.

Cả hai nối với nhau bằng giới từ “ de “ chỉ sự lệ thuộc giữa hai khái niệm đó: bông hoa sinh ra từ tội lỗi ( trong rất nhiều nghĩa của từ mal, người viết chọn nghĩa này ), bông hoa là vẻ đẹp chiết xuất từ tội lỗi. NHỮNG BÔNG HOA CỦA TỘI LỖI.


LES FLEURS DU MAL là tập thơ được viết trong những năm từ 1840 đến 1857, là năm xuất bản.  Ban đầu nhan đề là les Lesbiennes, ( Những kẻ đồng tính luyến ái)

rồi đổi thành les Limbes,    ( Lãng quên ) cuối cùng mới mang tên như hiện nay.

Tập thơ tiêu biểu cho trường thơ hiện đại. 168 bài thể hiện sự chấm dứt lối thơ cổ điển khắt khe trước đó. Nhiều hình thức diễn đạt nêu bật tầm vóc biểu cảm và nhiều sắc màu, những hình ảnh mới hiện ra trước mắt người đọc. Lần đầu tiên xuất hiện khái niêm “ spleen” hoà lẫn sự chán chường và lo âu, cũng lần đầu tiên bộc lộ sự tìm kiếm Cái Đẹp và lý tưởng. ( Baudelaire mượn từ tiếng Anh spleen để diễn tả ý niệm về tình trạng trầm cảm tận cùng này. Trong tiếng Anh, spleen là “ lá lách”, có liên quan đến thuyết của Hippocrates về sự thay đổi tâm trạng bắt nguồn từ các dịch của cơ thể. Lá lách của con người bài tiết một chất lỏng được gọi là mật đen, black bile, nếu được sản xuất quá mức, chất này gây ra tâm trạng u sầu.)


Giữa hình thức thể thơ sonnet và thơ mới, bộc lộ hiện tượng hoà hợp cảm giác, sự tương ứng ( correspondance) giữa hương thơm, sắc màu và âm thanh.

Thi phẩm vừa xuất bản đã gặp phản ứng mãnh liệt, một bài báo lên tiếng chỉ trích. Và ngay lúc đó, tổng kiểm soát trưởng của Đệ nhị đế chế ra lệnh thu hồi tập thơ. Một tháng sau, Baudelaire phải ra hầu toà vì tập thơ bị cho là “ vi phạm đạo lý chung và thuần phong mỹ tục. Ông bị phạt 300 francs, tác phẩm được xuất bản nhưng phải loại bỏ 6 bài. Những người ủng hộ ông cố tìm cách đề xuất xét lại vụ án. Cuối cùng tập thơ được tuyên án vô tội, Baudelaire được phục hồi danh dự ( tiếc thay án tuyên ngày 31/5/1949, nghĩa là 80 năm kể từ ngày ông qua đời.


Toàn bài thơ gồm 126 bài được sắp xếp thành sáu phần, mở đầu là bài Au lecteur, ( Gởi độc giả ) như một lời tựa. Nhiều chủ đề khác nhau nói rõ trong nhan đề mỗi phần. Baudelaire đã gởi gắm tâm sự qua nhiều bài, rõ nhất là bài L’albatros ( Chim hải âu ), vai trò và số phận của nhà thơ trong xã hội.


Le Poète est semblable au prince des nuées

Qui hante la tempête et se rit de l’ archer,

Exilé sur le sol au milieu des huées,

Ses ailes de géant l’empêchent de marcher.


Người thi sĩ khác nào đế vương trên chín tầng mây

Bay trong bão táp sá gì người giương cung bắn

Bị đày xuống mặt đất giữa tiếng hò hét

Đôi cánh khổng lồ ngăn trở bước chân đi.


Baudelaire chính là người bị đày xuống trần gian với cuộc sống đầy gian truân sóng gió.


Ông chào đời (1821) khi cha ông đã 62 tuổi và mẹ mới 27. Cha vốn là linh mục có tuyên thệ, nhưng chuyển sang làm hoạ sĩ rồi chánh văn phòng quốc hội. Mẹ là nội trợ, lấy cha khi vợ ông vừa mất. Sáu năm sau Baudelaire mồ côi cha. Năm sau, mẹ đi bước nữa với một sĩ quan. Chỉ mấy năm ở bên cha, Baudelaire vẫn kịp nhận ở cha những điều quý giá, nhất là tình yêu nghệ thuật. Ông đã được cha dẫn đi thăm các viện bảo tàng mỹ thuật. Nhờ đó mà ông sớm chiêm nghiệm về nhân tình thế thái, nhận thức được vai trò của văn chương nghệ thuật. Và từ đó sớm xuất hiện nhà phê bình nghệ thuật Baudelaire trước khi có nhà thơ Baudelaire.

Baudelaire rất thương mẹ và không tán đồng việc tái giá của bà nên rất ghét cha dượng, ông trách mẹ đã làm mờ đi những kỷ niệm về người cha. Tuy nhiên cha dượng không phải là người độc ác. Có điều là ông ham thích địa vị và ao ước con riêng của vợ sẽ có cuộc sống nề nếp, một nghề vẻ vang. Từ đó Baudelaire căm ghét lý tưởng của giới tư sản. 

Năm 1839, ông bị đuổi khỏi trường vì không chịu tố cáo một người bạn. Năm này ông đỗ tú tài. Đủ tuổi trưởng thành, ông được trao phần gia tài cha để lại. Ông liền chạy theo thời thượng, ăn diện ngất trời, mua sắm hàng hiệu. Thậm chí ông còn đi lại chơi bời với các cô gái điếm hạ cấp đến mắc bệnh giang mai. Tiêu xài quá mức nên có nhiều món nợ lớn. Từ điều kiện sống khá giả ông biến thành con nợ và cuộc sống chật vật hết mức. Năm 1841, cha dượng muốn uốn nắn ông, cho ông đi một chuyến dài trên biển từ Pháp đến Ấn độ, để ông thấy ngư dân và thủy thủ phải lao động nhọc nhằn mới có miếng ăn. Chỉ một năm sau ông trở về Paris. Trên đường về, ông gặp Jeanne Duval, người phụ nữ lai, gốc từ một hòn đảo nhiệt đới nào đó thuộc địa của Pháp. Ông đã sống với mối tình đầy sóng gió trong 23 năm với người mà ông gọi là “ Vệ nữ đen  “ vì màu da của nàng. Bà là nguồn cảm hứng cho nhà thơ. Dù sau này Baudelaire còn gặp gỡ và đem lòng yêu một số phụ nữ khác như Mme Sabatier và Marie Daubrun nhưng trong suốt cuộc đời, ông vẫn giữ quan hệ gắn bó với Jeanne. 


Tiền cạn dần ông phải làm việc cật lực mới đủ sống. Công việc của ông là viết báo và dịch thuật. Ông chọn dịch một tác giả đồng điệu, nhà văn Mỹ Edgar Allen Poe ( 1809-1849 ). Ông dành 17 năm để dịch  gần như toàn bộ tác phẩm của người ông quý chuộng và công bố tác phẩm dịch Truyện lạ thường ( Histoires extraordinaires ). Nhờ ông mà Edgar A. Poe gần như vô danh ở Mỹ đã chói loà từ Pháp ra toàn thế giới.

Nhưng Baudelaire vẫn không ngừng sáng tác, từ 1852 đến 1864 là thời kỳ sáng tạo dồi dào nhất. Les Fleurs du Mal ra đời trong thời gian này. Ngoài ra, ông còn cho ra mắt một tiểu luận về hậu quả của ma tuý, gây được tiếng vang lớn. Ông chuyển sang loạt bài  phê bình về hội họa, âm nhạc và mỹ học. Không dừng ở đó, ông làm những bài thơ văn xuôi, xuất bản với nhan đề le Spleen de Paris- Petits Poèmes en prose” ( Tâm trạng spleen ở Paris- Những bài thơ nhỏ bằng văn xuôi ).

Ông có làm đơn xin vào Viện Hàn Lâm Pháp nhưng không được ủng hộ nên ông rút đơn.


Những thất bại liên tiếp khiến ông chán chường, quyết định sang Bỉ thực hiện những buổi nói chuyện và thương lượng việc xuất bản tác phẩm. Lại thất bại nữa, ông viết bài chỉ trích nước Bỉ nhưng lại nhất định chỉ trở về trong sự vẻ vang. 


Năm 1866, còn đang ở Bỉ, ông bị chứng bệnh giang mai hành, gây nên những cơn đau đầu và đau dây thần kinh. Ông ngất xỉu tại Namur và bị bại liệt. Được đưa về Paris, Baudelaire qua đời ngày 31-8-1867, lúc chỉ bốn mươi sáu tuổi. Cuộc đời một người tài hoa đã kết thúc đau buồn như thế.


Khác với Victor Hugo với rất nhiều tác phẩm để lại, Baudelaire, ngoài các lĩnh vực phê bình và dịch thuật, riêng nói về thơ thì có thể nói rằng Les Fleurs du Mal là tác phẩm duy nhất của ông. Và Baudelaire vẫn là một khuôn mặt lớn, người đã đưa thi ca Pháp ra khỏi trường phái lãng mạn, và được xem là người mở đường cho trường phái biểu tượng, cho nền thi ca hiện đại của Pháp. Tuy cuộc đời ngắn ngủi, tác phẩm để lại không nhiều, Baudelaire vẫn có tầm cỡ lớn khiến ông trở thành một tên tuổi lớn của văn học thế giới. Hiện nay, Baudelaire là đề tài của nhiều luận án tiến sĩ. Năm 2002, Claude Pichois cho ra mắt cuốn Dictionnaire Baudelaire.

Tại Việt Nam nhiều nhà thơ trẻ của nhóm thơ mới cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nhà thơ Pháp.



THÂN TRỌNG SƠN

dịch và giới thiệu.

Tháng 10/2022.